Nhờ vào hoạt động xuất nhập khẩu chúng ta có thể kết hợp những nguồn lực của chính đất nước, những tiềm năng như tài nguyên, lao động cùng những thiếu hụt như vốn, ký thuật để mở cửa nền kinh tế. Do đó, việc tư vấn làm rõ cho Quý khách hàng về luật xuất nhập khẩu được Công ty luật ACC nêu rõ ở các nội dung chính sau đây.
1. Luật xuất nhập khẩu là gì?
Xuất nhập khẩu là thuật ngữ chỉ các hoạt động mua bán hàng hóa giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ với nhau. Khi doanh nghiệp hoặc cá nhân mua hàng hóa dịch vụ của đối tác nước ngoài thì đó là nhập khẩu. Ngược lại, khi bán cho phía nước ngoài thì đó là xuất khẩu. Cả 2 hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu gọi chung với nhau thì người ta thường dùng cụm từ xuất nhập khẩu.
Như vậy, Luật xuất nhập khẩu được hiểu là các hoạt động mua bán hàng hóa đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của Luật xuất nhập khẩu và các quy định liên quan khác.
>>> Để tìm hiểu thêm về Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài, mời bạn tham khảo bài viết: Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài.
2. Các văn bản pháp luật liên quan về hoạt động xuất nhập khẩu
- Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016
- Luật số 106/2016/QH13 ngày 6/4/2016 của Quốc hội Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế Giá trị gia tăng, Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế.
- Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Nghị định 100/2020/NĐ-CP ngày 28/8/2020 của Chính phủ về kinh doanh hàng miễn thuế
- Thông tư số 06/2021/TT-BTC ngày 22/01/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13/6/2019 về quản lý thuế đối với hàng hóa XK, NK
- Thông tư số 09/2019/TT-BTC ngày 15/02/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính v/v sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại các Phụ lục của Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam
3. Luật xuất nhập khẩu điều chỉnh những gì?
Khoản 1, 2 Điều 28, Luật thương mại năm 2005 quy định:
- Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
- Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Đối tượng điều chỉnh của Luật xuất nhập khẩu chủ yếu liên quan đến hàng hóa, được quy định tại Luật Thuế xuất nhập khẩu năm 2016, bao gồm:
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
- Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
- Cần chú ý rằng, Luật xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp/ mặt hàng quy định sau:
- Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
- Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
- Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.
>>> Để hiểu thêm về Thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, mời các bạn xem thêm bài viết tại đây: Thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài.
4. Nội dung tư vấn về Luật xuất nhập khẩu
- Tư vấn về mua bán hàng hóa quốc tế, bao gồm:
- Mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.
- Mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
- Tư vấn về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép.
- Tư vấn về tạm nhập, tái xuất, tạm xuất và tái nhập hàng hóa như:
- Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.
- Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam.
- Tư vấn về hoạt động chuyển khẩu hàng hóa, bao gồm:
- Việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
- Các hình thức chuyển khẩu hàng hóa
- Tư vấn về Nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và quyền, nghĩa vụ của các bên trong xuất, nhập khẩu hàng hóa.
- Tư vấn về thuế xuất nhập khẩu
>>> Để tìm hiểu thêm về Đầu tư nước ngoài là gì?, mời các bạn tham khảo tiếp thông tin dưới đây: Đầu tư nước ngoài là gì?
5. Trường hợp nào doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên tìm đến dịch vụ tư vấn?
- Trường hợp các Doanh nghiệp không xem xét kỹ nội dung của hợp đồng không chặt chẽ, thiếu những điều khoản quan trọng bảo vệ mình khi có tranh chấp xảy ra.
- Chưa xin được giấy phép đã tiến hàng xuất nhập hàng, dẫn đến bị xử phạt, và mất chi phí phát sinh
Nguyên nhân thì có nhiều. Trong đó phải kể tới việc nhiều chủ hàng thiếu kinh nghiệm, không thông thạo tiếng Anh, và không biết cách giao dịch với đối tác nước ngoài.
Nếu Qúy khách rơi vào hoàn cảnh đó, thì cũng nên cẩn trọng. Có thể nhờ người quen có kinh nghiệm trong lĩnh vực XNK giúp đỡ. Nhưng không phải lúc nào cũng biết đúng người để hỏi.
Rõ ràng trong những trường hợp như vậy, thì tìm đơn vị tư vấn có kinh nghiệm và uy tín là giải pháp tốt nhất trong trường hợp này.
Ngoài dịch vụ tư vấn để doanh nghiệp bớt rủi ro, chúng tôi còn có những tư vấn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí và tăng lợi nhuận cho Qúy khách hàng.
>>> Để tìm hiểu thêm về Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, mời bạn tham khảo bài viết: Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
6. Dịch vụ tư vấn pháp Luật xuất nhập khẩu của Công ty Luật ACC
Công ty luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn, luôn mong muốn đưa đến dịch vụ tốt nhất, giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến xuất nhập khẩu đáp ứng mong muốn và nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy, để thuận tiện cho việc sử dụng dịch vụ phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của từng đối tượng, ACC chúng tôi cung cấp đến khách hàng dịch vụ luật sư tư vấn tất cả các vấn đề pháp lý và hỗ trợ giải quyết các tranh chấp có liên quan đến pháp luật về luật xuất nhập khẩu, đảm bảo hài lòng, tối đa lợi ích của quý khách hàng.
Các lợi ích quý khách nhận được khi đến với ACC bao gồm:
- ACC có đội ngũ nhân sự đông đảo, có kinh nghiệm sẽ đưa đến dịch vụ tư vấn cho quý khách hàng một cách tận tình, chu đáo nhất.
- ACC có uy tín trong thời hạn giải quyết hồ sơ, thái độ làm việc chuyên nghiệp và môi trường hòa đồng luôn hết mình sẽ tạo được niềm tin từ quý khách hàng.
- ACC có chi phí làm việc hợp lý và linh hoạt trong mọi tình huống, tùy từng đối tượng sẽ có chi phí khác nhau nhưng cơ bản phù hợp với chi phí mặt bằng chung, cạnh tranh nhất.
- ACC làm việc hầu hết vào giờ hành chính nhưng nếu như cần tư vấn vào khoảng thời gian này, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp đầy đủ những yêu cầu về pháp luật xuất nhập khẩu
Khi có nhu cầu, , hãy liên hệ với chúng tôi để nhận dịch vụ tốt nhất qua:
- Tư vấn pháp lý: 1900.3330
- Zalo: 084.696.7979
- Mail: [email protected]
7. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ tư vấn Luật xuất nhập khẩu của Luật ACC
ACC chuyên dịch vụ đầu tư nước ngoài Liên hệ 19003330 hoặc 0846967979 (zalo) để được tư vấn, báo phí ngay! |
Chúng tôi là doanh nghiệp được cấp phép theo quy định của pháp luật
· Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, đặc biệt cung cấp dịch vụ tư vấn Luật xuất nhập khẩu
· Cam kết xử lý hồ sơ nhanh chóng, chính xác với giá cả hợp lý.
· Luôn thông báo, cập nhật tiến độ cho khách hàng nhằm giúp khách hàng nắm bắt tình hình của doanh nghiệp.
· Cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sai sót.
8. Câu hỏi thường gặp
Doanh nghiệp chế xuất có hạn chế người ra vào không?
Căn cứ khoản 2 Điều 29 Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về tạm trú trong doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp chế xuất chỉ cho phép nhà đầu tư, người làm việc trong doanh nghiệp chế xuất và những người có quan hệ công tác với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong doanh nghiệp chế xuất được ra vào thôi.
Doanh nghiệp chế xuất mua bán hàng hóa với công ty nước ngoài có phải nộp thuế giá trị gia tăng không?
Tại khoản 20 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, doanh nghiệp chế xuất đang ở trong khu phi thuế quan nên khi trao đổi, mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp này với công ty ở nước ngoài sẽ không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng nên không phải nộp thuế giá trị gia tăng.
Thủ tục khấu trừ thuế GTGT đầu vào như thế nào?
Doanh nghiệp muốn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Có hóa đơn VAT của hàng hóa – dịch vụ mua vào.
– Có chứng từ thanh toán thông qua ngân hàng với hàng hóa – dịch vụ mua vào.
– Với hàng hóa – dịch vụ xuất khẩu, ngoài 2 điều kiện trên còn cần phải có hợp đồng bán – gia công hàng hóa xuất khẩu cùng với chứng từ thanh toán tiền hàng qua ngân hàng.
Quy định về hàng hoá miễn trừ thuế nhập khẩu thông thường và nhập khẩu ưu đãi?
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam trong định mức phù hợp với Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; hàng hóa trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.
Nội dung bài viết:
Bình luận