Giấy phép kinh doanh mắt kính là gì? Thủ tục xin giấy phép kinh doanh mắt kính như thế nào? Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin bổ ích và rõ ràng về hình thức đăng kí giấy phép kinh doanh mắt kính (thủ tục mới nhất). Vì các quy định của pháp luật luôn thay đổi cho phù hợp với thực tế, để được hổ trợ thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ Công ty Luật .
1. Đăng ký kinh doanh mắt kính khi mở công ty kinh doanh
Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP cá nhân hoạt động thương mại không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh và không gọi là thương nhân theo quy định của Luật thương mại bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
- Buôn bán rong (buôn bán dạo): các hoạt động mua bán không có địa điểm cố định , gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm để bán rong;
- Buôn bán vặt: các hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ;
- Bán quà vặt: bán quà bánh, đồ ăn, nước uống có hoặc không có địa điểm cố định;
- Buôn chuyến : mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn/người bán lẻ;
- Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, chữa khóa, bán vé số, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, vẽ tranh, cắt tóc, chụp ảnh và các dịch vụ khác;
- Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Như vậy, nếu cá nhân thuộc một trong các trường hợp trên thì không phải đăng ký kinh doanh. Do bạn mở cửa hàng kinh doanh mắt kiếng thì sẽ phải tiến hành đăng ký giấy phép kinh doanh mắt kính theo quy định của pháp luật.
2. Xin Giấy phép đủ điều kiện hoạt động kinh doanh cơ sở dịch vụ kính thuốc
Cơ sở vật chất
- Địa điểm cố định, có đủ ánh sáng, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;
- Cơ sở có diện tích ít nhất là 15 m2;
- Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện vệ sinh khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
Thiết bị y tế
Có đủ dụng cụ, thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đã đăng ký.
Nhân sự
- Người hành nghề tại cơ sở dịch vụ kính thuốc phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phạm vi hành nghề chuyên khoa mắt hoặc đo kiểm, chẩn đoán tật khúc xạ mắt và được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ kính thuốc:
- Trình độ trung cấp y trở lên được cấp chứng chỉ hành nghề về chuyên khoa mắt hoặc đo kiểm, chẩn đoán tật khúc xạ mắt;
- Có thời gian hành nghề chuyên khoa mắt tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc đo kiểm, chẩn đoán tật khúc xạ mắt tại cơ sở dịch vụ kính thuốc ít nhất là 36 tháng.
- Là người hành nghề cơ hữu tại cơ sở dịch vụ kính thuốc.
Sau khi chuẩn bị đủ điều kiện trên, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ nộp lên cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 42 Nghị định 109/2016/NĐ-CP:
Điều 42. Thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật khám bệnh, chữa bệnh.
- Giám đốc Sở Y tế cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật khám bệnh, chữa bệnh.
3. Hồ sơ chuẩn bị xin giấy phép kinh doanh mắt kính
Bước 1: Lựa chọn loại hình, ngành nghề đăng kí kinh doanh
Có 2 loại hình chính cho việc kinh doanh
- Thành lập doanh nghiệp
- Thành lập hộ kinh doanh cá thể
Khi thành lập công ty
Bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm các thành phần sau:
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/ NĐ-CP;
- Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 02 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định số 109/2016/ NĐ-CP;
- Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với điều kiện theo quy định tại điều 36 ở trên;
- Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
Khi thành lập hộ kinh doanh cá thể
Hồ sơ hộ kinh doanh cá thể chuẩn bị như sau:
Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
- Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Số vốn kinh doanh;
- Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
Nộp đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ, địa điểm nộp
- Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy biên nhận cho người nộp.
- Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi cho người nộp hồ sơ.
- Nếu sau 03 ngày làm việc, người nộp hồ sơ không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi hồ sơ thì người nộp có quyền khiếu nại theo quy định.
4. Những câu hỏi thường gặp
4.1 Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh?
Bộ trưởng Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mắt kính.
4.2 Sau bao lâu thì có thể nhận được giấy phép kinh doanh mắt kính?
Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và thẩm định tại cơ sở xin cấp giấy phép hoạt động:
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế phải có văn bản thông báo cho cơ sở xin cấp giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian giải quyết thủ tục sẽ tính từ ngày nhận đủ hồ sơ bổ sung.
- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, Sở Y tế thành lập đoàn thẩm định và tiến hành thẩm định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hoạt động.
- Trường hợp không cấp GPHĐ, Sở Y tế phải có văn bản trả lời và nêu lý do.
4.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về Giấy phép kinh doanh mắt kính không?
Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về Giấy phép kinh doanh mắt kính uy tín, trọn gói cho khách hàng.
4.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về Giấy phép kinh doanh mắt kính của công ty Luật ACC là bao nhiêu?
Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.
Trên đây là một số thông tin về Giấy phép kinh doanh mắt kính. Có thể khẳng định, Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn trong những năm vừa qua luôn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và chuyên viên pháp lý cao cấp, chúng tôi luôn cam kết uy tín, trách nhiệm và đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Nếu có thắc mắc gì về Giấy phép kinh doanh mắt kính hay về vấn đề khác hoặc muốn tư vấn về pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi theo:
Email: [email protected]
Hotline: 1900 3330
Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận