Làm giấy khai sinh giả bị phạt bao nhiêu tiền?

Việc sử dụng giấy khai sinh hợp pháp là cần thiết để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, một số cá nhân đã tự ý làm giả hoặc sử dụng giấy khai sinh giả. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác quản lý của nhà nước về Hộ tịch. Vậy pháp luật quy định như thế nào đối với việc làm giả giấy khai sinh? Làm giấy khai sinh giả bị phạt bao nhiêu tiền?

Làm giấy khai sinh giả bị phạt bao nhiêu tiền?

Làm giấy khai sinh giả bị phạt bao nhiêu tiền?

1. Giấy khai sinh là gì?

Theo đó, căn cứ Khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định thì Giấy khai sinh được hiểu là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh. Trong đó, nội dung giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản của người được đăng ký khai sinh và thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh. Bên cạnh đó, Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP cũng quy định về giấy khai sinh như sau:

- Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.

- Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó. 

- Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.

 Như vậy, giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân, ghi lại tất cả thông tin quan trọng như: họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, quan hệ cha mẹ con. Đây có thể nói là loại giấy tờ quan trọng nhất của một công dân kể từ khi sinh ra.

2. Làm giả giấy khai sinh có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Hiện nay, việc làm giả giấy khai sinh bị coi là một trong những hành vi làm giả giấy tờ, cụ thể tại Khoản 1 Điều 12 Luật Hộ tịch 2014 quy định về các hành vi bị cấm như sau:

- Nghiêm cấm cá nhân thực hiện các hành vi sau đây:

+ Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; làm hoặc sử dụng giấy tờ giả, giấy tờ của người khác để đăng ký hộ tịch;

+ Đe dọa, cưỡng ép, cản trở việc thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch;

+ Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đăng ký hộ tịch;

+ Cam đoan, làm chứng sai sự thật để đăng ký hộ tịch;

+ Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ hộ tịch hoặc thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch;

Như vậy, việc làm giả giấy khai sinh bị coi là hành vi trái pháp luật, vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 12 Luật Hộ tịch.

Theo đó, hậu quả của hành vi làm giấy khai sinh giả sẽ tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật (theo Khoản 3 Điều 12 Luật Hộ Tịch).

3. Mức xử phạt đối với hành vi làm giả giấy khai sinh? 

 Mức xử phạt đối với hành vi làm giả giấy khai sinh? 

Mức xử phạt đối với hành vi làm giả giấy khai sinh? 

Hiện nay, căn cứ theo Khoản 2 Điều 37 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh. Theo đó nếu bạn thực hiện hành vi làm giả giấy khai sinh thì sẽ phải chịu mức xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc khai sinh;

+ Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh;

+ Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh.

Như vậy, mức xử lý vi phạm hành chính đối với việc làm giả giấy khai sinh có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng.

4. Làm giả giấy khai sinh bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi nào?

Bên cạnh đó, người làm giả giấy khai sinh tùy theo mức độ vụ việc mà còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định như sau:

- Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

+ Có tổ chức;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

+ Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

+ Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

+ Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

+ Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. 

5. Câu hỏi thường gặp

Việc làm giả giấy khai sinh có vi phạm pháp luật không?

Hoàn toàn vi phạm pháp luật. Theo Điều 35 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, hành vi làm giả, sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngoài phạt tiền, người vi phạm còn có thể bị xử lý như thế nào?

Ngoài phạt tiền, người vi phạm sử dụng giấy khai sinh giả còn có thể bị áp dụng các biện pháp xử lý khác như:

  • Thu hồi giấy khai sinh giả.
  • Khai trừ khỏi Đảng (đối với đảng viên).
  • Tước bỏ chức vụ, danh hiệu (đối với cán bộ, công chức).
  • Cấm đảm nhiệm chức vụ trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong thời hạn nhất định.

Làm thế nào để xác định một giấy khai sinh là giả?

Có một số dấu hiệu để xác định một giấy khai sinh là giả, bao gồm:

  • Giấy khai sinh có dấu hiệu tẩy xóa, sửa chữa.
  • Chất lượng in ấn kém, chữ mờ, nhòe.
  • Con dấu, chữ ký không rõ ràng, không khớp với con dấu, chữ ký của cơ quan có thẩm quyền.
  • Thông tin ghi trên giấy khai sinh không chính xác, mâu thuẫn với các tài liệu khác.

Tuy nhiên, việc xác định chính xác một giấy khai sinh là giả cần có sự chuyên môn của cơ quan chức năng. Do đó, nếu nghi ngờ một giấy khai sinh là giả, bạn nên báo cáo cho cơ quan công an để được xác minh.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề Làm giấy khai sinh giả bị phạt bao nhiêu tiền? Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo