Khai sinh là một trong những sự kiện hộ tịch để xác định cá nhân là thực thể của xã hội. Tất cả cá nhân khi được sinh ra đều có quyền được đăng ký khai sinh. Kết quả của việc thực hiện trình tự thủ tục đăng ký khai sinh là được cấp giấy khai sinh và ghi tên vào sổ đăng ký khai sinh. Vậy giấy khai sinh bản chính dùng làm gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên, mời bạn đọc theo dõi!
Những trường hợp yêu cầu phải dùng giấy khai sinh bản chính
1. Giấy khai sinh là gì?
Theo khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014:
6. Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.
Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định giá trị pháp lý của giấy khai sinh như sau:
1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.
- Khai sinh là khai báo và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận một cá nhân được sinh ra; là một trong những sự kiện hộ tịch để xác định cá nhân là thực thể của tự nhiên, của xã hội.
- Mọi người khi sinh ra đều có quyền được khai sinh. Cha, mẹ hoặc người thân thích có nghĩa vụ khai sinh cho trẻ sơ sinh theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Giấy khai sinh là một chứng thư hộ tịch quan trọng ghi rõ họ, tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, họ tên cha, mẹ người được khai sinh nhằm xác định nguồn gốc của một cá nhân cụ thể và để phân biệt giữa cá nhân này với cá nhân khác trong những trường hợp cần thiết.
- Nếu trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, thì cá nhân phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và báo ngay cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cơ sở nơi gần nhất để lập biên bản xác nhận tình trạng của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cơ sở phải tìm người hoặc tổ chức nhận nuôi trẻ sơ sinh bị bỏ rơi đó. Cá nhân, tổ chức nhận nuôi dưỡng phải khai sinh cho đứa trẻ. Nếu không có bằng chứng chứng tỏ ngày sinh của đứa trẻ đó, thì ngày sinh là ngày phát hiện đứa trẻ. Nơi sinh của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi là nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ sơ sinh bị bỏ rơi.
2. Thủ tục đăng ký Giấy khai sinh
- Theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch 2014, thẩm quyền đăng ký khai sinh cho con là Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã, phường, thị trấn – nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ.
- Điều 12 Luật Cư trú 2020 giải thích rõ, nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Chỗ ở hợp pháp của một người có thể là nhà ở, phương tiện hoặc địa điểm mà người này được phép sử dụng để cư trú thông qua việc thuê, mượn, ở nhờ…
- Trong đó, nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
+ Thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ và đã đăng ký thường trú.
+ Tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.
- Theo quy định trên, việc đăng ký khai sinh đều được thực hiện tại nơi cư trú của cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ. Do đó, việc chỉ có sổ tạm trú của cha hoặc mẹ hoặc cha và mẹ sẽ không ảnh hưởng đến việc đăng ký khai sinh cho con.
- Khi đi khai sinh cho trẻ, trong trường hợp chỉ có sổ tạm trú, cha, mẹ hoặc người có trách nhiệm vẫn thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục bình thường ngoại trừ thay sổ hộ khẩu thành sổ tạm trú và đến UBND cấp xã nơi cha, mẹ tạm trú.
3. Giấy khai sinh dùng để làm gì?
- Tại điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch quy định như sau về Giấy khai sinh:
+ Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
+ Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
+ Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.
- Như vậy, theo quy định trên thì Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc, thể hiện những thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân và là cơ sở để xác định các thông tin của một cá nhân trên các loại hồ sơ giấy tờ liên quan đến nhân thân của cá nhân đó. Mọi hồ sơ, giấy tờ cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con như: sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân, bằng tốt nghiệp, sổ bảo hiểm, giấy phép lái xe… đều phải thống nhất với nội dung trong Giấy khai sinh.
- Giấy khai sinh có giá trị pháp lý và không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Nếu có thay đổi, sai sót cần chỉnh sửa trên giấy khai sinh thì người có quyền yêu cầu thay đổi, cải chính giấy khai sinh có thể yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền để được xem xét giải quyết.
4. Hồ sơ đăng ký giấy khai sinh bao gồm những gì?
Hồ sơ để đăng ký giấy khai sinh bao gồm các loại giấy tờ dưới đây:
- Bản chính thông tin của Giấy chứng sinh do Cơ sở y tế và bệnh viện nơi trẻ sinh ra cấp.
Lưu ý: Tại các trường hợp đăng ký khai sinh trong trường hợp đặc biệt thì được chia ra như sau:
- Trường hợp trẻ sinh ra nếu không có giấy chứng sinh thì phải có văn bản xác nhận của người làm chứng về việc sinh con;
- Trường hợp không có người làm chứng thì phải có văn bản cam đoan về sự việc sinh con;
- Trường hợp trẻ bị bỏ rơi thì cần có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Trường hợp trẻ sinh ra do việc mang thai hộ thì cần cung cấp giấy tờ chứng minh việc mang thai hộ.
+ Đầy đủ các loại giấy tờ về chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân để chứng minh nhân thân của mình. Ngoài ra, còn cần lưu ý chuẩn bị các loại giấy tờ khác như giấy đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu.
+ Cuối cùng là hoàn thành điền vào mẫu sẵn về tờ khai đăng ký khai sinh theo quy định
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề giấy khai sinh bản chính dùng làm gì? Nếu có thắc mắc, quý bạn đọc vui lòng hãy liên hệ với chúng tôi qua Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận