Mẫu giấy đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm

Mẫu giấy đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm như thế nào? Nội dung kiểm tra an toàn thực phẩm gồm những gì? Hãy để Công ty Luật ACC giải đáp thắc mắc của các bạn ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Mẫu giấy đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm

Mẫu giấy đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm

1. Giấy đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm?

Giấy đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm là một loại giấy tờ do chủ hàng nộp cho cơ quan kiểm tra nhà nước để đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm đối với thực phẩm. Giấy đăng ký này là căn cứ để cơ quan kiểm tra nhà nước thực hiện việc kiểm tra an toàn thực phẩm.

2. Hồ sơ đăng ký kiểm tra thực phẩm 

04 bản Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm theo mẫu được quy định tại biểu mẫu số 04, phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018;

Bản tự công bố sản phẩm

03 (ba) Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra chặt đối với các lô hàng, mặt hàng được chuyển đổi phương thức từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường (bản chính);

Bản sao Danh mục hàng hóa (Packing list); Vận đơn (Bill of Lading); Hóa đơn (Invoice)

Giấy tờ ủy quyền của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa cho các tổ chức, cá nhân làm công việc nhập khẩu sản phẩm thực phẩm (nếu có).

Ngoài ra khách hàng có thể cung cấp thêm: Hợp đồng nhập khẩu (Contract); Phiếu phân tích (CA) của nhà sản xuất, Chứng nhận bán hàng tự do (Free Sales) hoặc chứng nhận sức khỏe (Health Certificate) của sản phẩm.

3. Nội dung kiểm tra an toàn thực phẩm

Nội dung kiểm tra an toàn thực phẩm

Nội dung kiểm tra an toàn thực phẩm

3.1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:

– Hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm. Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Giấy chứng nhận cơ sở đạt ISO, HCông ty Luật ACCP (Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) và tương đương;

– Hồ sơ đối với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy/Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo;

– Hồ sơ, tài liệu và chấp hành của chủ cơ sở về điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy trình sản xuất, chế biến; vận chuyển và bảo quản thực phẩm; nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng của nguyên liệu, phụ gia và thành phẩm thực phẩm; các quy định khác có liên quan đến cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm;

– Nội dung ghi nhãn sản phẩm thực phẩm:

– Việc thực hiện kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm;

– Việc thực hiện các quy định về quảng cáo thực phẩm (đối với cơ sở có quảng cáo thực phẩm);

– Kiểm tra các giấy tờ liên quan đến việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu (đối với cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm nhập khẩu);

– Lấy mẫu kiểm nghiệm trong trường hợp cần thiết. Việc lấy mẫu kiểm nghiệm thực hiện theo quy định tại Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 01 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

3.2. Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố: 

– Kiểm tra hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở thuộc diện cấp giấy), Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm. Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

– Kiểm tra hồ sơ, tài liệu và chấp hành của chủ cơ sở về điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy trình sản xuất, chế biến; thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của nhân viên; vận chuyển và bảo quản thực phẩm; nguồn nước; nguồn gốc xuất xứ đối với thực phẩm và nguyên liệu dùng để sản xuất, chế biến thực phẩm; lưu mẫu; các quy định khác có liên quan;

– Lấy mẫu thức ăn, nguyên liệu thực phẩm để kiểm nghiệm trong trường hợp cần thiết.

Xem thêm về Quy trình kiểm tra an toàn thực phẩm qua bài viết của Công ty Luật ACC

4. Mẫu giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu 

Tên Chủ hàng

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

 GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA THỰC PHẨM NHẬP KHẨU

Số ..../20..../ĐKNK

  1. Tên, địa chỉ, điện thoại của chủ hàng: .............................................................................
  2. Tên, địa chỉ, điện thoại của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa: .......................................................................
  3. Tên, địa chỉ, điện thoại của thương nhân xuất khẩu: .......................................................
  4. Thời gian nhập khẩu dự kiến: ..........................................................................................
  5. Cửa khẩu đi: ....................................................................................................................
  6. Cửa khẩu đến: .................................................................................................................
  7. Thời gian kiểm tra: ...........................................................................................................
  8. Địa điểm kiểm tra: .............................................................................................................
  9. Dự kiến tên cơ quan kiểm tra: ..........................................................................................
  10. Thông tin chi tiết lô hàng:

TT

Tên mặt hàng

Nhóm sản phẩm (Theo QCVN hoặc Codex hoặc tiêu chuẩn sản phẩm của nhà sản xuất)

Tên và địa chỉ nhà sản xuất

Phương thức kiểm tra

Số văn bản xác nhận phương thức kiểm tra*

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

 

 

 

 

 

 

* Số văn bản xác nhận phương thức kiểm tra là số thông báo của cơ quan có thẩm quyền thông báo mặt hàng được kiểm tra theo phương thức kiểm tra.

Ngày.... tháng... năm...

Chủ hàng

(Ký tên đóng dấu)

Ngày.... tháng... năm...

Cơ quan kiểm tra nhà nước

(Ký tên đóng dấu)

5. Phí kiểm tra nhà nước về kiểm tra an toàn thực phẩm

(Quy định tại Thông tư số 67/2021/TT-BTC ngày 05/8/2021 của Bộ Tài chính)

Đối với hồ sơ kiểm tra theo phương thức kiểm tra thường: 300.000vnđ/lô hàng;

Đối với hồ sơ kiểm tra theo phương thức kiểm tra chặt (chưa bao gồm phí kiểm nghiệm): 1.000.000 vnđ/lô hàng + số mặt hàng x 100.000vnđ (số mặt hàng tính từ mặt hàng thứ 2). Tối đa 10.000.000 vnđ/lô hàng;

Đối với các lô hàng kiểm tra chặt phải thực hiện kiểm nghiệm thì phải cộng thêm chi phí kiểm nghiệm mẫu.

6. Các câu hỏi thường gặp

Ai là người cần điền và nộp mẫu giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm?

Người cần điền và nộp mẫu giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm là doanh nghiệp hoặc cá nhân đang nhập khẩu sản phẩm thực phẩm.

Mục đích của việc điền và nộp mẫu giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu là gì?

Mục đích là để cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm thực phẩm được nhập khẩu, giúp cơ quan quản lý thực phẩm kiểm tra và đánh giá sự an toàn, chất lượng của sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường.

Quy trình xử lý mẫu giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu là gì?

Sau khi nhận được mẫu giấy đăng ký, cơ quan quản lý thực phẩm sẽ tiến hành kiểm tra thông tin, yêu cầu cung cấp thông tin bổ sung nếu cần thiết, sau đó sẽ quyết định việc tiến hành kiểm tra sản phẩm hoặc cấp phép nhập khẩu.

Hy vọng qua bài viết, chúng tôi đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Mẫu giấy đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo