Giao dịch dân sự vô hiệu theo bộ luật dân sự 2005

Khi phát sinh những vấn đề trong quá trình gửi giữ tài sản thì hợp đồng gửi giữ tài sản chính là căn cứ pháp lý để giúp hai bên giải quyết được vấn đề. Tuy nhiên, nhiều người lại chưa hiểu rõ về giao dịch dân sự vô hiệu, chẳng hạn giao dịch dân sự vô hiệu theo BLDS 2005 khác như thế nào so với BLDS 2015, giao dịch dân sự vô hiệu 2005 còn có những bất cập như thế nào. Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin về vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây nhé.

Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Theo Bộ Luật Dân Sự 2005

1. Hợp đồng giao dịch dân sự vô hiệu là gì?

Điều 127 BLDS 2005 quy định: “Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu”. Theo ngôn từ của Điều 127 BLDS và các điều khỏan tiếp sau cũng như Điều 410 BLDS chúng ta có thể hiểu các điều kiện được quy định tại Điều 122 BLDS chính là những điều kiện cần và đủ để hợp đồng có hiệu lực. Nói cách khác chỉ khi một hợp đồng vi phạm một trong các điều kiện trên thì mới có thể bị coi là vô hiệu ngoài ra không còn bất cứ trường hợp vô hiệu nào khác.

2. Căn cứ xác định và hậu quả pháp lí của hợp đồng dân sự vô hiệu theo quy định của BLDS 2005

Về nguyên tắc, hợp đồng dân sự chỉ phát sinh hiệu lực pháp lí khi thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định, nếu hợp đồng vi phạm một trong các điều kiện này thì vô hiệu. BLDS 2005 không quy định cụ thể điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự, tuy nhiên hợp đồng dân sự được biết đến là một loại giao dịch dân sự, do đó điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự cũng chính là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự. Vậy, theo quy định tại Điều 122 BLDS 2005 thì hợp đồng dân sự phải thỏa mãn các điều kiện sau đây mới phát sinh hiệu lực pháp lí:
(i) Điều kiện về chủ thể tham gia hợp đồng:  Người tham gia có năng lực hành vi dân sự. Với việc quy định về các loại chủ thể trong BLDS 2005, chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng rất đa dạng, trong một số trường hợp nhất định thì chủ thể phải đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định
(ii) Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
(iii) Điều kiện về sự tự nguyện: Người tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện.
Hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng nếu pháp luật có quy định hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng (Khoản 2, Điều 122 BLDS 2005). Ngoài ra, BLDS 2005 quy định: Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác
Trên cơ sở quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, BLDS 2005 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu với các trường hợp cụ thể, quy định về hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự vô hiệu, thời hạn tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu cũng như bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu (các quy định từ Điều 127 đến Điều 138 BLDS 2005). Các quy định này cũng được áp dụng cho hợp đồng dân sự vô hiệu
Khi hợp đồng vô hiệu, hậu quả pháp lí (có thể một trong các bên hoặc cả hai bên mong muốn hoặc không mong muốn) được xác định cụ thể như sau:
* Hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm xác lập hợp đồng: Thời điểm xác lập hợp đồng không đồng nghĩa với thời điểm hợp đồng bị tuyên bố là vô hiệu, do đó khi hợp đồng vô hiệu, quyền và nghĩa vụ của các bên không phát sinh kể từ thời điểm hợp đồng được xác lập. Điều này có thể hiểu là các bên không có sự ràng buộc về mặt pháp lí, không có sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ.
* Khi hợp đồng vô hiệu, việc thực hiện hợp đồng giữa các bên sẽ bị chấm dứt, các bên tham gia hợp đồng khôi phục lại tình trạng ban đầu: Hợp đồng có thể vô hiệu tuyệt đối hoặc tương đối, có thể vô hiệu một phần hoặc toàn bộ. Tuy nhiên, nếu hợp đồng vô hiệu thì các quyền và nghĩa vụ được các bên thỏa thuận trong hợp đồng sẽ không còn giá trị vì nó vi phạm điều kiện làm phát sinh hiệu lực của hợp đồng. Giả sử các bên đã xác lập hợp đồng nhưng chưa thực hiện hợp đồng trên thực tế thì không được tiếp tục thực hiện.
* Hợp đồng vô hiệu, các bên có nghĩa vụ hoàn trả cho nhau những gì đã nhận:
Pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, nếu sự thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Do vậy, việc hoàn trả trước tiên được áp dụng theo sự thỏa thuận của các bên, nếu các bên không thỏa thuận được thì tiến hành hoàn trả bằng hiện vật hoặc bằng tiền nếu không hoàn trả được bằng hiện vật. Như vậy trong một số trường hợp thì các bên không nhất thiết phải hoàn trả lại cho nhau những gì các bên đã nhận từ bên còn lại nếu các bên có thỏa thuận. Pháp luật một số nước: Anh, Xcốtlen và Ailen quy định khi không thể hoàn trả được bằng hiện vật, quyền yêu cầu tuyên bố vô hiệu hợp đồng không còn nữa. Tuy nhiên theo pháp luật của các nước châu Âu lục địa, trong trường hợp như vậy, hợp đồng vẫn có thể bị tuyên bố vô hiệu và việc hoàn trả được thanh toán bằng giá trị tương đương. Quy định không hoàn trả được bằng hiện vật thì hoàn trả bằng tiền là giải pháp được thừa nhận trong một số Bộ quy tắc về hợp đồng của Bộ nguyên tắc Châu Âu về hợp đồng "Nếu việc hoàn trả bằng hiện vật không thể thực hiện được thì hoàn trả bằng một khoản tiền hợp lí" và "những gì không thể hoàn trả được bằng vật chất thì phải được hoàn lại bằng giá trị"
Trên thực tế, không phải lúc nào nghĩa vụ hoàn trả cũng có thể thực hiện được vì việc hoàn trả sẽ tác động tới lợi ích của chủ thể nhận đối tượng được chuyển giao trong hợp đồng. Rõ ràng lợi ích là điều mà các bên chủ thể hướng tới, tuy lợi ích của mỗi người là khác nhau nhưng lợi ích này xuất phát từ việc chuyển giao đối tượng của hợp đồng. Khi hoàn trả cho nhau những gì đã nhận tức là mỗi bên phải từ bỏ lợi ích mà mình đã hướng tới hoặc mong muốn có khi thỏa thuận xác lập hợp đồng.
* Hợp đồng vô hiệu, các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Việc hoàn trả cho nhau những gì đã nhận với nội dung bao hàm cả việc hoàn trả tình trạng của vật, đối tượng của hợp đồng. Khôi phục lại tình trạng ban đầu trong khoa học pháp lí là việc bên chủ thể giao kết hợp đồng trước khi chuyển giao những gì đã nhận thì phải tìm cách trả lại nguyên trạng ban đầu cho đối tượng được chuyển giao. Theo một cách khác, có thể cho rằng khôi phục lại tình trạng ban đầu nghĩa là các bên hoàn trả lại các quyền và lợi ích ban đầu trước khi các bên giao kết thực hiện hợp đồng. Việc khôi phục lại tình trạng ban đầu đảm bảo được giá trị của đối tượng cho chủ thể sở hữu đối tượng trước khi chuyển giao, đảm bảo lợi ích hợp pháp cho chủ sở hữu. Ngoài ra, đây còn là căn cứ xác định giá trị bồi hoàn tương ứng khi không khôi phục, hoàn trả lại được trạng thái ban đầu.
* Bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu: Trong trường hợp các bên có quan hệ hợp đồng nhưng thiệt hải xảy ra không liên quan đến thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng thì trách nhiệm này là trách nhiệm ngoài hợp đồng. Khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu, theo khoản 2 Điều 137 BLDS 2005 thì "bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường". Do đó, thiệt hại trong trường hợp này phải được xác định là thiệt hại phát sinh ngoài hợp đồng mặc dù thực tế các bên chủ thể trong hợp đồng có tồn tại với nhau một quan hệ hợp đồng nhưng hợp đồng không phát sinh quyền, nghĩa vụ khi hợp đồng vô hiệu. Xem xét bồi thường khi hợp đồng vô hiệu phải đánh giá đúng thiệt hại xảy ra và mức độ lỗi gây ra thiệt hại của các bên. Hợp đồng vô hiệu có thể chỉ do lỗi của một bên mà cũng có thể do lỗi của hai bên, do đó Tòa án phải xác định mức độ lỗi của từng bên trong việc làm cho hợp đồng vô hiệu để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại: nếu mỗi bên đều có lỗi tương đương nhau thì mỗi bên phải chịu 1/2 giá trị thiệt hại; nếu mức độ lỗi của họ không tương đương nhau thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định theo mức độ lỗi của mỗi bên.
* Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi hợp đồng vô hiệu: Người thứ ba có liên quan đến hợp đồng vô hiệu có thể là: (i) một trong các chủ thể giao kết và người thứ ba cùng là chủ sở hữu tài sản, tức là quyền và nghĩa vụ mỗi bên đối với tài sản là như nhau hoặc tính theo tỷ lệ nhất định; (ii) tài sản là đối tượng của hợp đồng do một trong các bên chủ thể chiếm hữu, được lợi về tài sản; (iii) nội dung của hợp đồng liên quan đến quyền và lợi ích của người thứ ba; (iv) quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi hợp đồng vô hiệu.
Người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu chỉ xác lập quyền, lợi ích và được pháp luật bảo vệ đối với tài sản là động sản khi có đủ các điều kiện sau: (i) Không phải là động sản phải đăng kí quyền sở hữu và; (ii) Có được tài sản thông qua hợp đồng không đền bù với người có quyền định đoạt tài sản; hoặc (iii) Có được tài sản thông qua hợp đồng có đền bù nhưng tài sản không phải là tài sản bị lấy cắp, bị mất, không bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ thể

2. Một số bất cập xung quanh quy định của BLDS 2005 về hợp đồng dân sự vô hiệu và hướng hoàn thiện

Về cơ bản, BLDS 2005 và các luật chuyên ngành đã đáp ứng được yêu cầu trong việc điều chỉnh các quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay với xu thế đa dạng của các loại hình doanh nghiệp và quyền tự do kinh doanh được phát huy một cách tối đa thì các quy định về hợp đồng, hợp đồng vô hiệu phải đảm bảo được sự thông thoáng nhất định trong việc điều chỉnh hoạt động của các chủ thể. Qua việc nghiên cứu các quy định của BLDS cũng như các luật chuyên ngành, chúng tôi cho rằng cần thiết phải có sự rà soát, đối chiếu các quy định của pháp luật về hợp đồng một cách chặt chẽ để đảm bảo sự hợp lí trong các quy định của pháp luật nhưng cũng không làm mất đi tính tự chủ của các chủ thể, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh.

3. Câu hỏi thường gặp

Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là bao lâu?

Căn cứ Điều 136 BLDS 2005 đối với các trường hợp được quy định tại Điều  130 đến Điều 134 của Bộ luật này là hai năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập. Còn đối với các giao dịch dân sự được quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.

Trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba có vô hiệu không?

Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực. Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu.

Trên đây là một số thông tin về giao dịch dân sự vô hiệu theo bộ luật dân sự 2005. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Luật ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo