Giao dịch dân sự là một trong những giao dịch phổ biến thường xuyên diễn ra trong cuộc sống thường nhật. Hiện nay, theo xu hướng phát triển của tình hình kinh tế xã hội, các giao dịch dân sự lại càng thường xuyên xảy ra với mức độ và giá trị ngày càng tăng cao. Đặc biệt trong nên kinh tế thị trường, việc tự do thỏa thuận trong các giao dịch dân sự dần xuất hiện những bất cập và gây hệ lụy khó ngờ đối với các bên giao dịch. Chính vì vậy các đòi hỏi về quy định pháp luật điều chỉnh về giao dịch dân sự ngày càng có vai trò cần thiết và quan trọng. Vậy giải quyết tranh chấp giao dịch dân sự như thế nào? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
giải quyết tranh chấp giao dịch dân sự
1. Khái quát chung về giao dịch dân sự
Căn cứ theo quy định tại Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự được hiểu là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Trong đó, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015.
Thông thường, hành vi pháp lý đơn phương được hiểu là sự thể hiện ý chí của một bên làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Ví dụ: lập di chúc, hứa thưởng,..
Mặt khác, theo Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự bao gồm các hình thức như sau:
- Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
- Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
- Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Một giao dịch dân sự muốn phát sinh hiệu lực thì trước hết nó phải đáp ứng được các điều kiện luật định. Theo đó, tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về các điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực như sau:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
- Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định (Chẳng hạn: hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất bắt buộc phải lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực).
2. Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự
Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp, phù hợp với đạo đức xã hội mà các bên mong muốn đạt được khi tham gia xác lập và thực hiện giao dịch đó. Mục đích của giao dịch dân sự có thể được ghi rõ trong hợp đồng giao dịch hoặc được biểu hiện qua các điều khoản cụ thể của văn bản giao dịch. Mục đích chính là tiền đề và là yếu tố không thể thiếu trong các giao dịch dân sự. Việc giải thích mục đích của giao dịch dân sự phải căn cứ vào ý muốn đích thực của các bên tham gia khi xác lập giao dịch và mục đích của giao dịch đó phải đúng với ý chí thực của các bên trong giao dịch.Mục đích hướng đến của giao dịch chính là hậu quả pháp lí sẽ phát sinh từ giao dịch mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch.
Nội dung của giao dịch dân sự là tổng hợp các điều khoản mà các bên đã cam kết, thoả thuận trong giao dịch. Những điều khoản này xác định quyền, nghĩa vụ của các bên phát sinh từ giao dịch. Mục đích và nội dung của giao dịch có quan hệ chặt chẽ với nhau. Con người xác lập, thực hiện giao dịch dân sự luôn nhằm đạt được mục đích nhất định. Muốn đạt được mục đích đó họ phải cam kết, thoả thuận về nội dung và ngược lại những cam kết, thoả thuận về nội dung của họ là để đạt được mục đích của giao dịch.
Để giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật thì mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Chỉ những tài sản được phép giao dịch, những công việc được phép thực hiện không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội mới là đối tượng của giao dịch dân sự. Những giao dịch xác lập nhằm trốn tránh pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội là những giao dịch dân sự có mục đích và nội dung không hợp pháp, không làm phát sinh hiệu lực pháp luật của giao dịch dân sự đó.
3. Giải quyết tranh chấp giao dịch dân sự
Hiện nay, pháp luật chưa có một khái niệm rõ ràng về tranh chấp dân sự. Tuy nhiên dựa trên các tình huống thực tế, có thể hiểu tranh chấp dân sự là những tranh chấp xảy ra giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự về các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ.
Các loại tranh chấp dân sự phổ biến hiện nay có thể kể đến như: tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, tranh chấp về hợp đồng dân sự, tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, các vấn đề về ly hôn, chia thừa kế…
Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi có tranh chấp xảy ra, có thể có các phương pháp giải quyết tranh chấp giao dịch dân sự như sau: thương lượng, hòa giải, khởi kiện.
- Thương lượng: là phương thức giải quyết đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp. Các bên chủ động gặp gỡ, bàn bạc, thỏa thuận về quyền và lợi ích hợp pháp cũng như nghĩa vụ của mỗi bên. Pháp luật về giải quyết tranh chấp không có quy định bắt buộc các bên phải tiến hành thương lượng. Tất cả đều phụ thuộc vào thiện chí tự giải quyết của các bên.
- Hòa giải: là việc các bên tiến hành “thương lượng giải quyết tranh chấp” với sự hỗ trợ của người trung gian. Đây cũng được xem là phương thức giải quyết tranh chấp không chịu sự điều chỉnh của pháp luật mà nó được thực hiện dựa trên thiện chí của các bên. Khi tiến hành hòa giải các bên được thỏa thuận lựa chọn ra một bên trung gian, độc lập, có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để giải quyết tranh chấp, đưa ra các lời khuyên về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Các cam kết, thỏa thuận từ kết quả của quá trình hòa giải không bắt buộc cưỡng chế thi hành mà phụ thuộc vào thiện chí, sự tự nguyện của các bên.
- Khởi kiện: Đây là phương thức có sự tham gia giải quyết của đại diện quyền lực nhà nước là Tòa án nhân dân. Vì vậy quy trình giải quyết tranh chấp phải tuân thủ quy định chặt chẽ của pháp luật tố tụng. Đồng thời, bản án, quyết định của Tòa án được đảm bảo thi hành bằng hệ thống cơ quan thi hành án của nhà nước.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề giải quyết tranh chấp giao dịch dân sự, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về giải quyết tranh chấp giao dịch dân sự vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận