Giá trị thương hiệu là gì? Xác định giá trị thương hiệu

Hiểu đơn giản khái niệm giá trị thương hiệu là tài sản vô hình của 1 doanh nghiệp, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của thương hiệu. Đây chính là sự khác biệt, độc đáo nhất của thương hiệu so với đối thủ trên thị trường. Vậy thì, làm sao để xác định được giá trị thương hiệu? Để biết thêm thông tin chi tiết và cụ thể về những quy định liên quan đến giá trị thương hiệu, hãy theo dõi bài viết mà ACC chia sẻ dưới đây về vấn đề này.

gia-tri-thuong-hieuGiá trị thương hiệu

1. Giới thiệu về giá trị thương hiệu.

Thương hiệu là một loại tài sản quan trọng trong cơ cấu tài sản của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, các cơ sở pháp lý thừa nhận sự tồn tại của tài sản này hiện nay vẫn chưa rõ ràng, gây khó khăn cho việc xác định đúng, đủ giá trị thương hiệu của tổ chức tín dụng. Như vậy thì giá trị thương hiệu là gì? Giá trị thương hiệu bao gồm những gì? Quy định của pháp luật về giá trị thương hiệu. Để tìm hiểu hơn về giá trị thương hiệu các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về giá trị thương hiệu nhé.

2. Căn cứ pháp lý liên quan giá trị thương hiệu.

  • Nghị định số 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp
  • Nghị định 32/2018/NĐ-CP  sửa đổi Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp
  • Nghị định 126/2017/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần

3. Giá trị thương hiệu là gì?

Giá trị thương hiệu là giá trị có ý nghĩa về mặt tài chính mà khách hàng sẵn sàng chi trả khi mua một thương hiệu hay một phần của thương hiệu như sản phẩm của thương hiệu, dịch vụ của thương hiệu,… Với doanh nghiệp, giá trị thương hiệu là sự đảm bảo các dòng thu nhập của doanh nghiệp

4. Giá trị thương hiệu của tổ chức tín dụng trong quá trình tái cơ cấu.

Pháp luật của nước ta hiện nay còn thiếu vắng những quy định cụ thể, thống nhất về xác định thương hiệu, giá trị thương hiệu trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp nói chung, của tổ chức tín dụng nói riêng.

Thông tư số 06/2014/TT-BTC ngày 07/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 - Thẩm định giá tài sản vô hình không xác định cụ thể về tài sản thương hiệu mà liệt kê tài sản vô hình gồm:

  • Tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
  • Quyền mang lại lợi ích kinh tế đối với các bên được quy định cụ thể tại hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật
  • Các mối quan hệ phi hợp đồng mang lại lợi ích kinh tế cho các bên, các mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp hoặc các chủ thể khác;
  • Các tài sản vô hình khác thỏa mãn điều kiện.

Ngoài ra theo Nghị định 126/2017/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần theo Điều 31 về giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp như sau:

  • Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa gồm giá trị thương hiệu, tiềm năng phát triển.
  • Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa được xác định như sau:
  • Giá trị thương hiệu được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế cho việc tạo dựng và bảo vệ nhãn hiệu, tên thương mại trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp 05 năm, bao gồm chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo, tuyên truyền trong và ngoài nước để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, giới thiệu công ty; xây dựng trang thông tin điện tử (website) của doanh nghiệp.
  • Đối với một số doanh nghiệp đặc thù, cơ quan tư vấn xác định để báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định xác định giá trị thương hiệu dựa vào các yếu tố lịch sử, bề dày truyền thống (nếu có).
  • Giá trị tiềm năng phát triển được tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa là tiềm năng phát triển của doanh nghiệp được đánh giá trên cơ sở khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai khi so sánh tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp với lãi suất trái phiếu Chính phủ như sau:
Giá trị tiềm năng phát triển = Giá trị phần vốn nhà nước theo sổ kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp x Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn 1 nhà nước bình quân 5 năm trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp - Lãi suất trúng thầu của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm do Bộ Tài chính công bố tại thời điểm gần nhất trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

Trong đó:

- Giá trị phần vốn nhà nước theo sổ kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa là tổng giá trị thực tế theo sổ kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp của doanh nghiệp cổ phần hóa sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả, số dư nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có) và không bao gồm số dư khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này.

- Vốn nhà nước được xác định bao gồm số dư: Nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu - tài khoản 411; Quỹ đầu tư phát triển - tài khoản 414 và Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản - tài khoản 441 theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn kế toán doanh nghiệp. Việc xác định vốn nhà nước của các doanh nghiệp cổ phần hóa là các tổ chức tín dụng theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế xác định như sau:

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước bình quân 5 năm trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp = Lợi nhuận sau thuế bình quân 5 năm liền kề trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp X 100%
Vốn nhà nước theo sổ kế toán bình quân 5 năm liền kề trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

Vốn nhà nước theo sổ kế toán bình quân 05 năm được xác định bằng tổng số vốn nhà nước bình quân hàng năm chia (:) cho 05. Số vốn nhà nước bình quân hàng năm được xác định trên cơ sở số vốn nhà nước đầu năm cộng với số vốn nhà nước cuối năm chia (:) cho 02.

5. Kết luận giá trị thương hiệu.

Trên đây là một số nội dung tư vấn cơ bản của chúng tôi về chức năng của giá trị thương hiệu và như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến giá trị thương hiệu. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về giá trị thương hiệu đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về giá trị thương hiệu vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo