Giá trị cốt lõi của thương hiệu là gì? Lí do doanh nghiệp cần phải xây dựng giá trị cốt lõi của thương hiệu là gì? Nếu bạn đang quan tâm đến khái niệm giá trị cốt lõi của thương hiệu là gì thì bài viết này là dành cho bạn. Hãy cùng theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn về khái niệm giá trị cốt lõi của thương hiệu là gì bạn nhé.
Giá trị cốt lõi của thương hiệu là gì
1. Giá trị cốt lõi của thương hiệu là gì
Giá trị cốt lõi là tập hợp các đặc điểm, nguyên tắc hướng dẫn và niềm tin, giúp định hướng cho hoạt động các cá thể trong doanh nghiệp cùng hướng đến một mục tiêu cụ thể. Những giá trị này có tầm ảnh hưởng đến mối quan hệ của thương hiệu với khách hàng, sự phát triển của doanh nghiệp và chiến lược thương hiệu.
Giá trị cốt lõi có thể là câu châm ngôn hay một cụm từ, không giới hạn số lượng và không nhất thiết phải hoàn toàn khác so với các thương hiệu khác. Nhưng chúng phải mang đậm bản sắc của thương hiệu, thể hiện được hình ảnh của thương hiệu và có tác động tích cực đến suy nghĩ của khách hàng.
2. Tại sao doanh nghiệp cần phải xây dựng giá trị cốt lõi?
- Giá trị cốt lõi là nền tảng, chuẩn mực cho toàn bộ hành vi ứng xử ở nơi làm việc. Các giá trị cốt lõi của nhân viên tại nơi làm việc, cùng với kinh nghiệm của họ, kết hợp với nhau tạo thành văn hóa doanh nghiệp.
- Giá trị cốt lõi giúp củng cố quyết đinh cho doanh nghiệp, đặc biệt là những quyết định khó khăn. Ví dụ, nếu giá trị cốt lõi của công ty là “trách nhiệm” thì khi sẳn phẩm kém chất lượng, bạn sẵn sàng lên tiếng xin lỗi, chịu trách nhiệm và khắc phục hậu quả.
- Giá trị cốt lõi giúp khách hàng, đối tác nhận diện công ty một cách rõ ràng hơn và chi tiết hơn. Ví dụ giá trị cốt lõi của một công ty thành công thể hiện ở cách họ phục vụ khách hàng. Khi khách hàng nói với công ty rằng họ cảm thấy yêu thích doanh nghiệp, bạn biết rằng nhân viên của bạn đang sống với giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp bạn tạo ra, đó là “tinh thần phục vụ”.
- Giá trị cốt lõi hình thành nên tầm nhìn của tổ chức, là nền tảng để thu hút và giữ chân những nhân viên giỏi nhất, đóng góp nhiều nhất của công ty. Bởi lẽ, trên thực tế, hầu hết các ứng viên đều quan tâm đến hình ảnh công ty, giá trị đạo đức và văn hóa của công ty.
3. Vai trò của giá trị cốt lõi trong chiến lược thương hiệu
Thông thường, các giá trị cốt lõi không được nhắc đến nhiều như slogan hay khiến khách hàng nhớ đến trong 1 giây như hình ảnh logo, nhưng chúng lại đóng vai trò vô cùng chặt chẽ trong chiến lược thương hiệu.
3.1. Khẳng định tầm nhìn của thương hiệu
Theo chiến lược thương hiệu, tầm nhìn thể hiện sự ảnh hưởng của thương hiệu đến với thị trường. Và những giá trị cốt lõi được viết ra để hỗ trợ cho tầm nhìn này. Thông qua các giá trị cốt lõi, thương hiệu cần xác định được tác động của mình có thể mang đến cho khách hàng. Dựa vào đó, sáng tạo ra một lời khẳng định tổng quát cho bối cảnh và ý tưởng ấy.
3.2. Làm nổi bật các điểm khác biệt của thương hiệu so với đối thủ trên thị trường
Giá trị cốt lõi không đòi hỏi chúng ta phải tìm kiếm những tính từ thật khác biệt, nhưng cách thương hiệu thể hiện lại cần đáp ứng điều này.
3.3. Giá trị cốt lõi là công cụ hữu ích để thu hút nhân sự
Ngoài phúc lợi, môi trường, chế độ lương bổng thì các nhân lực cũng chú ý rất nhiều đến hình ảnh của thương hiệu.
Một cách thực tế, chúng ta luôn đặt nhiều sự ưu ái hơn cho doanh nghiệp thể hiện được rõ mong muốn, sứ mệnh, tầm nhìn của mình đến với tất cả mọi người. Một tập thể muốn đạt được hiệu quả tối ưu nhất trong công việc thì cần phải tập hợp được những cá thể xuất sắc về trí tuệ cũng như tính cách. Họ phải đảm bảo được sự phối hợp ăn ý, hiểu được chiến lược thương hiệu, thông điệp thương hiệu muốn truyền thông.
Cho nên, sở hữu hệ thống giá trị cốt lõi rõ ràng giúp các nhân tài định vị chính xác thương hiệu, nắm rõ các giá trị thương hiệu theo đuổi và gia tăng hiệu suất cống hiến cho doanh nghiệp. Các thương hiệu có cùng hệ giá trị, đồng điệu về cảm xúc thì sẽ có được lợi thế lớn hơn trong việc tuyển dụng nhân tài.
3.4. Giúp khách hàng dễ nhớ và dễ hiểu
Nếu so với câu chuyện thương hiệu có phần dài dòng, khó để ghi nhớ trọn vẹn thì giá trị cốt lõi lại khắc phục được những khuyết điểm này.
Ngắn gọn, súc tích, đánh thẳng trọng tâm, đơn giản và thực tế – đó không chỉ là những câu nói chỉ dành cho doanh nghiệp mà nó còn có tác dụng trực tiếp với khách hàng. Giá trị cốt lõi tốt là khi nó trở thành châm ngôn sống cho các đối tượng khách hàng, có tác động tích cực và có khả năng dẫn lối cho các hoạt động trong doanh nghiệp.
Chính vì thế, giá trị cốt lõi thường được gói gọn trong một câu dài tối đa 10 từ, không nên sử dụng quá nhiều từ hàn lâm, gây khó hiểu và khó kết nối với khách hàng.
3.5. Giữ vững các hệ giá trị theo thời gian
Trong quá trình phát triển, các thương hiệu dễ rơi vào tình trạng đi sai hướng chiến lược thương hiệu. Từ đó, dẫn đến đánh mất số lượng lớn khách hàng trung thành cùng thương hiệu và đánh mất vị trí của mình trên bản đồ thị trường. Trong trường hợp này, chúng ta lại nhận thấy tầm quan trọng vô cùng lớn của giá trị cốt lõi.
Giá trị cốt lõi tồn tại để nhắc nhở từng cá thể trong doanh nghiệp về bước đầu, về niềm tin cũng như định hướng lâu dài của thương hiệu. Chỉ cần xây dựng một hệ thống giá trị cốt lõi rõ ràng, bạn sẽ không phải lo lắng về tình trạng đi sai hướng nếu có mở rộng thương hiệu trong tương lai.
Từ giá trị cốt lõi, thương hiệu sẽ luôn giữ vững được bản sắc riêng của mình, các hoạt động truyền thông trở nên nhất quán và bộ máy vận hành nội bộ cũng đạt nhiều hiệu suất hơn.
Bài viết trên là những thông tin chi tiết và cụ thể về khái niệm giá trị cốt lõi của thương hiệu là gì. Nếu bạn còn những thắc mắc, câu hỏi liên quan đến khái niệm giá trị cốt lõi của thương hiệu là gì, hãy liên hệ Công ty Luật ACC để được tư vấn và hỗ trợ. Chúng tôi luôn đồng hành cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận