Động vật hoang dã là gì? Quy định việc bảo vệ đối với động vật hoang dã.

Việt Nam là một trong những quốc gia có đa dạng sinh học cao về các loài động thực vật, bởi lẽ chúng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ cân bằng sinh thái. Động vật hoang dã là một ví dụ điển hình cho điều đó nhưng hiện nay nhiều người chưa nắm rõ được sự quan trọng của chúng nên có những hành vi trái với pháp luật. Bài viết này sẽ phân tích, bàn luận về vấn đề trên. 

Động vật hoang dã là gì?Quy định của pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã

Động vật hoang dã là gì? Quy định của pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã

1.Động vật hoang dã là gì? Đặc điểm chung của động vật hoang dã

       Động vật hoang dã là nhóm động vật sống tự nhiên trong môi trường tự nhiên mà không có sự can thiệp của con người. Động vật hoang dã đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, tham gia vào chu trình thức ăn, phân giải các chất hữu cơ, và duy trì sự cân bằng sinh thái. 

Tại Việt Nam, khách thể của tội phạm điều 234 Bộ luật Hình sự 2015 là các quy định của Nhà nước trong việc bảo vệ động vật hoang dã. Vì vậy theo quy định của Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp có nêu: “ Động vật hoang dã là những loài động vật, thực vật sinh sống, phát triển trong sinh cảnh tự nhiên, nhân tạo hoặc loài động vật trong môi trường có kiểm soát nhưng không phải là vật nuôi theo quy định của pháp luật về chăn nuôi, thuộc một trong các trường hợp sau:

  •  Loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
  • Loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
  •  Loài động vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục của CITES.
  •  Loài động vật rừng thông thường.
  •  Loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư, trừ một số loài thuộc Danh mục do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối. 

2.Đặc điểm chung của động vật hoang dã:

         Động vật hoang dã có những đặc điểm chung rõ ràng giúp phân biệt chúng khỏi động vật được nuôi dưỡng hay động vật bị kiểm soát bởi con người. 

  • Đặc điểm quan trọng nhất là sống tự do. Động vật hoang dã không bị nhốt hay giới hạn trong không gian như chuồng nuôi, mà thường tự do di chuyển trong môi trường tự nhiên của mình, tìm kiếm thức ăn và xây dựng tổ ấm theo tự nhiên. 
  • Đặc điểm thứ hai là là phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Chúng dựa vào tự nhiên để tìm kiếm thức ăn và nước uống. Khả năng thích ứng này giúp chúng tồn tại trong môi trường khắc nghiệt và đa dạng. 
  • Đặc điểm thứ ba là sự đóng góp của chúng trong hệ sinh thái tự nhiên. Chúng tham gia vào chuỗi thức ăn, giúp cân bằng dân số các loài khác nhau và duy trì sự đa dạng sinh học. Điều này là cực kỳ quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và cân bằng tự nhiên của hệ sinh thái.
  • Đặc điểm thứ tư là tự bảo vệ bản thân.Chúng có những cách thức tự vệ như chạy trốn hoặc sử dụng cơ chế phòng thủ để tồn tại trong môi trường hoang dã.
  • Đặc điểm cuối là tính tự nhiên. Chúng có các đặc điểm di truyền và hành vi tự nhiên với môi trường sống. 

3.Điều kiện nuôi động vật hoang dã đối với cá nhân. 

        Điều kiện danh mục động vật rừng thông thường hay đối với động vật rừng hoang dã đều có điều kiện nuôi.Điều kiện nuôi động vật hoang dã được quy định tại Điều 11 Nghị định 06/2019/NĐ-CP như sau: Đảm bảo nguồn gốc động vật rừng nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật. Đảm bảo an toàn cho con người, thực hiện các quy định của pháp luật về môi trường, thú y. Thực hiện việc ghi chép sổ theo dõi vật nuôi quy định theo Mẫu số 16 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định, trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể từ ngày đưa động vật rừng thông thường về cơ sở nuôi, tổ chức, cá nhân phải gửi thông báo cho cơ quan Kiểm lâm sở tại để theo dõi, quản lý theo quy định của pháp luật. 

Ngoài ra, điều kiện về trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật hoang dã quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES được quy định tại Điều 15 Nghị định 06/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 8, khoản 9 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP

  • Đối với động vật:

Đảm bảo nguồn giống hợp pháp và nhập khẩu từ cơ sở nuôi hợp pháp khác là điều cơ bản. Chuồng hoặc trại nuôi cần được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài động vật, đảm bảo an toàn cho cả người và vật nuôi, cũng như bảo đảm vệ sinh môi trường và phòng ngừa dịch bệnh.

Đối với các loài động vật hoang dã thuộc danh mục CITES, việc đăng ký nuôi tại cơ sở phải được xác nhận bằng văn bản từ Cơ quan khoa học CITES Việt Nam. Quá trình này bao gồm việc gửi hồ sơ đăng ký mã số cơ sở cho cơ quan cấp mã số, sau đó cơ quan này gửi đề nghị xác nhận đến Cơ quan khoa học CITES Việt Nam. Trong khoảng thời gian nhất định, cơ quan này sẽ phản hồi về việc xác nhận ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng của việc nuôi đối với sự tồn tại của loài động vật và các loài liên quan khác trong tự nhiên.

  • Đối với thực vật:

 Đảm bảo nguồn giống hợp pháp và cơ sở trồng phù hợp với đặc tính của loài là điều quan trọng. Cần tuân thủ các phương án được quy định và lập sổ theo dõi nuôi, trồng theo mẫu số quy định, đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát từ các cơ quan quản lý nhà nước.

Việc nuôi trồng thực vật cũng cần được thực hiện một cách bền vững và có trách nhiệm, nhằm đảm bảo rằng việc này không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên và sinh thái hệ.

Hình ảnh tội phạm săn bắt động vật hoang dã trái phép.

Hình ảnh tội phạm săn bắt động vật hoang dã trái phép

4. Quy định về tội vi phạm của pháp luật về việc bảo vệ động vật hoang dã.

        Một trong những biện pháp bảo vệ thì răn đe sẽ là điều ưu trội nhất. Trong Bộ luật hình sự 2015, vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã được xác định dựa trên mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm và giá trị của các sản phẩm động vật hoang dã liên quan. Cụ thể:

Đối với các hành vi vi phạm như săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của chúng, nếu trị giá vượt quá một ngưỡng nhất định, hoặc nếu thu lợi bất chính từ hành vi này, sẽ bị xem là vi phạm và phải chịu một trong các hình phạt sau:

  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.
  • Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
  • Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Việc vi phạm có thể trở nên nghiêm trọng hơn trong các trường hợp sau:
    • Nếu vi phạm được tổ chức.
    • Nếu lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
    • Nếu lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức.
    • Nếu sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm.
    • Nếu săn bắt trong khu vực hoặc thời gian bị cấm.
    • Nếu vận chuyển, buôn bán qua biên giới.
  • Các hình phạt nặng hơn có thể áp dụng cho các trường hợp cực kỳ nghiêm trọng:
    • Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng.
    • Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
  • Trong các trường hợp cực kỳ nghiêm trọng, hành vi vi phạm có thể bị xử lý nặng hơn với các hình phạt sau:
    • Phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
    • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
    • Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
  • Các pháp nhân thương mại cũng phải chịu hình phạt nghiêm khắc nếu vi phạm quy định này, bao gồm:
    • Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng.
    • Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.
    • Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm.
    • Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
    • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

             Trên đây là hình phạt đối với tội vi phạm về động vật hoang dã, pháp luật đang  ngày càng được tăng cường và chặt chẽ hơn, nhưng tình trạng săn bắn, bẫy bắt, mua bán, kinh doanh, vận chuyển và tiêu thụ trái pháp luật các loài động vật hoang dã vẫn còn diễn biến phức tạp. 

5.Xử lý vi phạm hành chính bổ sung với động vật hoang dã. 

        Để xử lý những hành vi vi phạm hành chính về động vật hoang dã, Nhà nước đã ban hành Nghị định số 07/2022/NĐ-CP ngày ngày 10/01/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y, chăn nuôi (gọi tắt là Nghị định 07). 

         Theo đó, Nghị định số 07 bổ sung xử lý vi phạm liên quan đến động vật hoang dã trên cạn khác và loài động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục III Công ước về buôn bán quốc tế các Loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), cụ thể:“Hành vi vi phạm hành chính đổi với động vật hoang dã trên cạn khác hoặc động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục III Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thì áp dụng xử phạt như đối với động vật rừng thông thường.Trường hợp hành vì vi phạm đổi với động vật hoang dã trên cạn khác trị giá từ 300.000.000 đồng trở lên thì áp dụng khung tiền phạt cao nhất như đối với động vật rừng thông thường, áp dụng hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả tương ứng với khung phạt đó."

6.Dấu hiệu của tội phạm đối với động vật hoang dã  

      Những dấu hiệu pháp lý của tội phạm:

  • Khách thể của tội phạm: là quan hệ xã hội trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ động vật hoang dã do Nhà nước quy định. Đối tượng tác động sẽ là các loại động vật hoang dã được quy định trong danh mục của Chính phủ, và công ước quốc tế của Liên hiệp quốc về chống mua bán động vật hoang dã.
  • Mặt khách quan của tội phạm: là tội phạm có hành vi vi phạm quy định về quản lý. Bảo vệ động vật hoang dã là hành vi của người săn bắn, bẫy bắt, mua, bán, giết, mổ, vận chuyển, quảng cáo, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất khẩu động vật hoang dã và các sản phẩm động vật hoang dã, dẫn xuất từ động vật hoang dã trái với quy định của pháp luật. Nuôi động vật hoang dã không có hồ sơ quản lý hoặc nuôi động vật hoang dã không có nguồn gốc hợp pháp. Nuôi động vật hoang dã không có chuồng, trại hoặc có chuồng trại nhưng không đảm bảo các điều kiện quy định theo quy định tại điều này.
  • Mặt chủ quan của tội phạm: Người thực hiện hành vi buôn lậu là do cố ý (cố ý trực tiếp), tức là nhận thức rõ hành vi của mình là bảo vệ động vật hoang dã, thấy trước được hậu quả của tội phạm và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.Động cơ, mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm. Chủ thể của tội phạm là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đến độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật.

Trên đây là tất cả những nội dung về động vật hoang dã, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về động vật hoang dã và quy định pháp luật về động vật hoang dã vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:






Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo