FDI là gì? Hiểu về doanh nghiệp FDI

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, khái niệm Doanh nghiệp FDI (Foreign Direct Investment) ngày càng trở nên quen thuộc và quan trọng đối với các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Bài viết "Doanh nghiệp FDI tiếng Anh là gì?" được công ty Luật ACC biên soạn nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan, chi tiết và dễ hiểu về khái niệm này.

Doanh nghiệp FDI là những doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm và chuyển giao công nghệ. Bài viết của Luật ACC sẽ giải thích rõ ràng các đặc điểm, lợi ích và thách thức của loại hình doanh nghiệp này. Qua đó, người đọc sẽ hiểu được vai trò quan trọng của doanh nghiệp FDI trong nền kinh tế toàn cầu cũng như cách thức hoạt động và quản lý chúng.

Đặc biệt, bài viết còn đi sâu vào việc giải thích các thuật ngữ chuyên ngành liên quan đến FDI bằng tiếng Anh, giúp các doanh nghiệp Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài nắm bắt thông tin một cách chính xác và hiệu quả. Ngoài ra, Luật ACC còn cung cấp các thông tin pháp lý quan trọng liên quan đến doanh nghiệp FDI, giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện và rõ ràng hơn về môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, công ty Luật ACC cam kết mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích và cập nhật nhất. Bài viết "Doanh nghiệp FDI tiếng Anh là gì?" không chỉ là nguồn tài liệu tham khảo quý giá cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư mà còn là cầu nối giúp họ tiếp cận và hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài.

Hãy đón đọc bài viết của chúng tôi để cập nhật những kiến thức mới nhất về doanh nghiệp FDI và nắm bắt cơ hội đầu tư một cách hiệu quả!

Doanh nghiệp FDI Tiếng Anh là gì?
Doanh nghiệp FDI Tiếng Anh

I. Doanh nghiệp FDI tiếng Anh là gì?

FDI là từ viết tắt của từ Foreign Direct Investment, được hiểu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và trong các hoạt động kinh doanh luôn sử dụng thuật ngữ này. Trong khi đó, theo giải thích chi tiết về FDI của Tổ chức thương mại thế giới, FDI hay còn gọi là đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nước đầu tư có được tài sản từ nước khác và có quyền quản lý số tài sản đó và mối quan hệ giữa hai nước này là nước chủ đầu tư và nước thu hút đầu tư.

Như vậy, có thể hiểu, FDI được hiểu là hình thức đầu tư trực tiếp từ các nhà đầu tư của nước ngoài. Phía thu hút đầu tư có thể là doanh nghiệp hoặc là một đất nước cụ thể.

II. Đặc điểm của doanh nghiệp FDI 

Mặc dù không có định nghĩa cụ thể FDI là gì nhưng trên thực tế có thể đưa ra một số đặc điểm của FDI như sau:Mặc dù không có định nghĩa cụ thể FDI là gì nhưng trên thực tế có thể đưa ra một số đặc điểm của FDI như sau:

- Lợi nhuận: Đây có lẽ là mục đích chính mà FDI mang lại. Dù dưới bất cứ hình thức nào thì khi liên quan đến đầu tư thì mục đích chính sẽ không gì khác ngoài việc đem lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư.

- Cơ sở tính lợi nhuận từ FDI chính là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được đầu tư. Bởi khi quyết định đầu tư cho bất kì một doanh nghiệp nào khác, lợi nhuận luôn là sự quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư. Và lợi nhuận từ FDI được hình thành từ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được đầu tư.

- Sự tham gia của nhà đầu tư: Để nhận được lợi nhuận từ sự đầu tư, việc can thiệp và tham gia vào điều hành, quản lý doanh nghiệp được đầu tư sẽ luôn là vấn đề các nhà đầu tư đặt ra trước khi xem xét, quyết định đầu tư vào bất cứ gì.

III. Hình thức đầu tư để trở thành doanh nghiệp FDI

Các hình thức đầu tư để trở thành doanh nghiệp FDI: 

>> Tham khảo: Những lưu ý khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

1. Thành lập doanh nghiệp có 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài

Thành lập doanh nghiệp có 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài cho phép thành lập tổ chức kinh tế dưới các hình thức công ty sau: 

(i) Công ty TNHH 1 thành viên;

(ii) Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;

(iii) Công ty cổ phần;

(iv) Công ty hợp danh.

>> Tham khảo: Phân loại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cụ thể

2. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của doanh nghiệp khác

- Hình thức và điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế:

2.1. Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây

  • Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
  • Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
  • Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

2.2. Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

  • Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
  • Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
  • Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
  • Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

- Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo các hình thức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 22 của Luật Đầu tư.

2.3. Điều kiện nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế

  • Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;
  • Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này;
  • Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.

>> Tham khảo: Thủ tục thành lập công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài (Cập nhật 2024)

3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

Hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế. Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật này. Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

3.1. Trường hợp được đầu tư theo hợp đồng BCC

  • Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;+  Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
  • Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
  • Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

3.2. Nội dung của hợp đồng BCC

- Hợp đồng BCC bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;

b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;

c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;

d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;

đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;

e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;

g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

- Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

- Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.

IV. Những điều kiện để trở thành doanh nghiệp FDI là gì? 

1. Thành lập hoặc có phần vốn góp sở hữu bởi nhà đầu tư nước ngoài

Căn cứ vào khoản 19, Điều 3 của Luật Đầu Tư 2020, Doanh nghiệp FDI được thành lập bởi nhà đầu tư là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, doanh nghiệp tổ chức và thành lập theo luật pháp của nước ngoài và thực hiện các đầu tư kinh doanh tại thị trường Việt Nam.

Doanh nghiệp FDI phải có ít nhất một nhà đầu tư nước ngoài đứng ra góp vốn, hoặc thành lập doanh nghiệp.

2. Kinh doanh ngành, nghề hợp pháp 

Điều kiện để thành lập doanh nghiệp FDI là gì? Điều kiện là doanh nghiệp phải kinh doanh những sản phẩm dịch vụ hợp pháp tại thị trường Việt Nam, theo Điều 6, luật Doanh nghiệp 2020, các ngành bị cấm bao gồm:

  • Phụ lục I của luật Doanh nghiệp 2020, kinh doanh các chất ma túy
  • Phụ lục II, kinh doanh các hóa chất khoáng vật 
  • Phụ lục II, kinh doanh các mẫu của những loài thực vật hay động vật hoang dã
  • Kinh doanh bộ phận trên cơ thể người
  • Kinh doanh đến các sinh sản vô tính trên cơ thể con người
  • Kinh doanh pháo
  • Kinh doanh dịch vụ đòi nợ
  • Kinh doanh dịch vụ bán dâm (trá hình)

3. Xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo từng lĩnh vực

Theo điểm c, khoản 1 điều 22 luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp FDI khi thành lập thì phải có dự án đầu tư, thực hiện các thủ tục cấp phép, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Loại trừ những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa; vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định pháp luật. 

Căn cứ khoản 1, 2 điều 39 luật đầu tư 2020, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký được quy định như sau:

  • Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án về đầu tư khu công nghiệp, chế xuất, công nghệ cao… tại khoản 3 điều 39.
  • Sở kế hoạch và đầu tư  cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với dự án đầu tư ngoài các khu công nghiệp, khu chế xuất, công nghệ cao… tại khoản 3, điều 39.

4. Thành lập doanh nghiệp

Sau khi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì các cá nhân, tổ chức tiến hành sẽ chuẩn bị hồ sơ đăng kỳ thành lập doanh nghiệp đem nộp lên Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Hoàn thành xong bước này doanh nghiệp sẽ được coi là một doanh nghiệp FDI và có những ưu đãi mà chỉ doanh nghiệp FDI mới nhận được.

V. Các loại đầu tư nước ngoài FDI

1. FDI theo chiều ngang

FDI theo chiều ngang là dạng đầu tư vốn nước ngoài phổ biến nhất hiện nay. Các nhà đầu tư sẽ lựa chọn những công ty có cùng chung lĩnh vực đầu tư vốn. Với hình thức này thì các công ty sẽ cùng sản xuất hoặc kinh doanh một doanh nghiệp. Qua đó thúc đẩy sự phát triển mở rộng quy mô và lợi nhuận

2. FDI theo chiều dọc

Bên cạnh phân loại FDI theo chiều ngang, còn có phân loại FDI theo chiều dọc. FDI theo chiều dọc là một dạng đầu tư vào một chuỗi cung ứng trong công ty, có có đa dạng ngành nghề khác nhau. 

3. FDI tập trung

Ngoài việc phân loại theo chiều ngang, dọc thì còn một phân loại nữa là FDI tập trung. 

FDI tập trung là khi một quốc gia thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư từ các quốc gia khác vào một ngành nghề, một khu vực hoặc một dự án cụ thể. FDI tập trung có thể mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia nhận đầu tư, như tạo ra việc làm, nâng cao năng lực sản xuất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.

VI. Những lợi ích đối với nước đầu tư

Việc đầu tư vào các dự án nước ngoài giúp các nước đầu tư nhận được những lợi ích như:

1. Lợi nhuận

Mục đích chính của hầu hết các dự án đầu tư quốc tế đó chính là lợi nhuận. Khi cung cấp một giải pháp đầu tư quốc tế, khả năng thu lại lợi nhuận của nhà đầu tư là rất cao, điều này giúp phát triển kinh tế của nước sở tại.

2. Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh

Các nước đầu tư có thể tận dụng ưu thế tài nguyên và địa hình từ nước tiếp nhận vốn đầu tư để mở  rộng quy mô sản xuất, nâng cao sản lượng xuất khẩu. Từ đó giúp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thậm chí đến càng nhiều quốc gia, khu vực hơn.

3. Khẳng định vị thế

Hoạt động đầu tư quốc tế thành công sẽ nâng cao uy tín và thương hiệu của đơn vị đầu tư. Nhờ đó doanh nghiệp không ngừng khẳng định vị thế, thương hiệu và tất nhiên là ngày càng phát triển và đem lại những lợi ích kinh tế lâu dài.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo