Điều kiện thành lập trung tâm trợ giúp pháp lý

Cuộc sống hàng ngày nảy sinh nhiều quan hệ xã hội phức tạp cần được pháp luật điều chỉnh kịp thời. Mời độc giả cùng ACC tìm hiểu về điều kiện thành lập trung tâm trợ giúp pháp lý thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Trợ giúp pháp lý là gì?

Điều 2 Luật trợ giúp pháp lý 2017 giải thích: Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.

2. Điều kiện thành lập trung tâm tư vấn pháp luật

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 77/2008/NĐ-CP, để thành lập trung tâm tư vấn pháp luật cần đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất, có ít nhất hai tư vấn viên pháp luật hoặc tư vấn viên pháp luật và một luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hai luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động.

Thứ hai, có trụ sở làm việc của Trung tâm.

Trung Tam Tro Giup Phap Ly

3. Quyền, nghĩa vụ của Trung tâm tư vấn pháp luật

Một là, về quyền của Trung tâm tư vấn pháp luật. Theo đó, tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 77/2008/NĐ-CP quy định về quyền của Trung tâm tư vấn pháp luật như sau:

+ Thực hiện vụ việc theo phạm vi quy định tại Điều 7 Nghị định 77/2008/NĐ-CP;

+ Đề nghị cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin về những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật;

+ Kiến nghị với cơ quan nhà nước về những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật.

Hai là, về nghĩa vụ của Trung tâm tư vấn pháp luật. Theo đó, Trung tâm tư vấn pháp luật có các nghĩa vụ được nêu dưới đây:

+ Tuân theo quy định của Nghị định 77/2008/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan của pháp luật về luật sư, trợ giúp pháp lý;

+  Chịu trách nhiệm về việc sử dụng tư vấn viên pháp luật, luật sư, cộng tác viên tư vấn pháp luật của Trung tâm;

+ Báo cáo Sở tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Tư pháp), nơi đặt trụ sở của Trung tâm, báo cáo tổ chức chủ quản về tổ chức và hoạt động của Trung tâm theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu trong trường hợp đột xuất. Theo đó, định kỳ hàng năm Trung tâm tư vấn pháp luật phải báo cáo Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động và tổ chức chủ quản về tổ chức, hoạt động của Trung tâm và Chi nhánh trực thuộc;

+ Bồi thường thiệt hại do lỗi của tư vấn viên pháp luật, luật sư, cộng tác viên tư vấn pháp luật của Trung tâm gây ra trong khi thực hiện tư vấn pháp luật.

4. Phạm vi hoạt động của trung tâm tư vấn pháp luật

Tại Điều 7 Nghị định 77/2008/NĐ-CP  quy định về phạm vi hoạt động của trung tâm tư vấn pháp luật. Theo đó, Trung tâm tư vấn pháp luật được thực hiện các hoạt động sau đây:

- Thực hiện tư vấn pháp luật. Tại Điều 3 Thông tư 01/2010/TT-BTP quy định về hoạt động tư vấn pháp luật của Trung tâm tư vấn pháp luật bao gồm:

+ Hướng dẫn, giải đáp pháp luật;

+ Tư vấn, cung cấp ý kiến pháp lý;

+ Soạn thảo đơn, hợp đồng, di chúc và các giấy tờ khác;

+ Cung cấp văn bản pháp luật, thông tin pháp luật;

+ Đại diện ngoài tố tụng cho người được tư vấn pháp luật để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Cử luật sư làm việc theo hợp đồng cho Trung tâm tham gia tố tụng để bào chữa, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật đối với vụ việc mà Trung tâm thực hiện tư vấn pháp luật;

- Thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý. Ngoài ra, Trung tâm tư vấn pháp luật được nhận và thực hiện vụ việc trong tất cả các lĩnh vực pháp luật.

4. Trình tự. thủ tục thành lập, hoạt động trung tâm tư vấn pháp luật

Trung tâm tư vấn pháp luật nếu đáp ứng các điều kiện được nêu trên sẽ thực hiện trình tự, thủ tục thành lập theo quy định tại Điều 12 Nghị định 77/2008/NĐ-CP. Tổ chức chủ quản ra Quyết định thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật Quyết định thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật do người đứng đầu tổ chức chủ quản ký và có nội dung chính sau đây:

  1. a) Tên gọi của Trung tâm tư vấn pháp luật;
  2. b) Mục đích, nhiệm vụ của Trung tâm tư vấn pháp luật;
  3. c) Lĩnh vực hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật.

Theo đó, sau khi ra Quyết định thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật. Trung tâm tư vấn pháp luật sẽ tiến hành đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp, nơi đặt trụ sở của Trung tâm.

Trên đây là bài viết cung cấp thông tin về điều kiện thành lập trung tâm trợ giúp pháp lý mà ACC muốn gửi gắm tới các bạn. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu được tư vấn về vấn đề trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
Hotline: 19003330
Zalo: 084 696 7979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo