Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất

Để đảm bảo an toàn thực phẩm, các cơ sở sản xuất cần tuân thủ các điều kiện nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật. Dưới đây là Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất. Hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu ngay nhé.

Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất

Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất

1. An toàn thực phẩm là gì?

An toàn thực phẩm hay vệ sinh an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả xử lý, chế biến, bảo quản và lưu giữ thực phẩm bằng những phương pháp khác nhau để phòng chống, phòng ngừa nguy cơ bệnh tật do thực phẩm gây ra.

2. Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất

Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất được quy định tại Điều 19 Luật An toàn thực phẩm 2010. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;

b) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

c) Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;

d) Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

đ) Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

e) Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.”

Để biết thêm thông tin về Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất xin mời quý khách cùng tham khảo bài viết dưới đây!

3. Điều kiện chung đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Điều kiện chung đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Điều kiện chung đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

  • Nghị định 67/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế vừa được Chính phủ ban hành.
  • Nghị định này quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế bao gồm: điều kiện chung đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; điều kiện đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; điều kiện đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; điều kiện đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, nước đá dùng liền.
  • Nghị định quy định điều kiện chung đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm gồm: điều kiện đối với cơ sở; điều kiện đối với thiết bị, dụng cụ.
  • Trong đó, về điều kiện đối với cơ sở, Nghị định yêu cầu cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có đủ diện tích để bố trí khu vực sản xuất thực phẩm, các khu vực phụ trợ và thuận tiện cho hoạt động sản xuất, bảo quản và vận chuyển thực phẩm; khu vực sản xuất, bảo quản thực phẩm không bị ngập nước, đọng nước; không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại; không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hoá chất độc hại và các nguồn gây ô nhiễm khác.
  • Bên cạnh đó, cơ sở phải có đủ dụng cụ thu gom chất thải rắn có nắp đậy. Dụng cụ chứa đựng chất thải rắn nguy hiểm phải có ký hiệu để phân biệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Nếu không có hệ thống xử lý chất thải rắn thì phải có hợp đồng kinh tế thu gom với tổ chức, cá nhân được phép xử lý rác thải rắn khác trên địa bàn địa phương.
  • Trong quá trình sản xuất, nguyên liệu thực phẩm và bao bì thực phẩm phải đáp ứng các yêu cầu: nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến sử dụng trong sản xuất thực phẩm phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và bảo đảm an toàn; bao bì thực phẩm phải bảo đảm chắc chắn, an toàn; không thôi nhiễm và bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm…
  • Về điều kiện đối với thiết bị, dụng cụ, Nghị định yêu cầu thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải được thiết kế chế tạo phù hợp với yêu cầu công nghệ sản xuất; bảo đảm an toàn, không gây ô nhiễm thực phẩm, dễ làm sạch, khử trùng, bảo dưỡng. Thiết bị, dụng cụ sản xuất di động phải bền, dễ di chuyển, tháo lắp và làm vệ sinh.
  • Thiết bị, dụng cụ sản xuất thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không độc, ít bị mài mòn, không bị han gỉ, không thôi nhiễm các chất độc hại, không gây mùi lạ hay làm biến đổi thực phẩm; dễ làm vệ sinh, bảo dưỡng; không làm nhiễm bẩn thực phẩm do dầu mỡ bôi trơn, mảnh vụn kim loại.
  • Ngoài ra, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có thiết bị, dụng cụ giám sát chất lượng, an toàn sản phẩm và đánh giá được chỉ tiêu cơ bản về chất lượng, an toàn thực phẩm. Nếu không có thiết bị, dụng cụ giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm thì phải có hợp đồng kinh tế với tổ chức, cá nhân được phép kiểm nghiệm khác...

4. Khó khăn trong kiểm soát thực phẩm các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ

Mặc dù người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nói chung đã có nhiều chuyển biến về nhận thức, ý thức và hành vi bảo đảm ATTP song trên thực tế vẫn còn một số cơ sở sản xuất, kinh doanh và người dân vì lợi nhuận kinh tế nên chưa tự giác chấp hành các quy định về ATTP.

Thực tế, việc kiểm soát độ an toàn và truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm tại các chợ vẫn gặp nhiều khó khăn do nguồn gốc thực phẩm đa dạng, phong phú đến từ nhiều nơi trong và ngoài nước. Nguồn nguyên liệu thực phẩm đầu vào cho các cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, bếp ăn tập thể còn được thu mua tại các chợ chưa đáp ứng Tiêu chuẩn TCVN 11856:2017 về chợ kinh doanh thực phẩm, hoạt động lưu thông và mua bán vào ban đêm, khó kiểm soát, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm và các sự cố về ATTP.

Theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ, đối với các sản phẩm tự công bố, tổ chức, cá nhân gửi về cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi tự công bố. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng các cơ sở sản xuất thực phẩm tự công bố một cách ồ ạt, nhiều sản phẩm chưa được kiểm soát đã đưa ra thị trường. Trong khi đó, ý thức của cơ sở trong việc chịu trách nhiệm về các sản phẩm tự công bố chưa cao, nhiều sản phẩm được sản xuất theo mùa vụ hoặc theo đơn đặt hàng, vì vậy khi thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, cơ quan chuyên môn không lấy được mẫu do các sản phẩm này không còn sản xuất, kinh doanh. Việc xử lý vi phạm cũng rất khó khăn do nhiều cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ không có khả năng nộp phạt hoặc không nộp phạt.

Công tác quản lý các cơ sở chăn nuôi, giết mổ do Chi cục Thú y (Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn) thực hiện và hiện nay chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong hoạt động cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện và hoạt động thanh tra, kiểm tra. Điều đó ít nhiều ảnh hưởng đến việc kiểm soát nguồn nguyên liệu thịt gia súc, gia cầm cung cấp trên địa bàn cả nước.

Những khó khăn trong kiểm soát nguyên liệu thực phẩm được sản xuất, chế biến, kinh doanh bởi các cơ sở nhỏ lẻ vẫn sẽ tiếp tục là một trong thách thức của công tác quản lý nhà nước về ATTP trong nhiều năm tiếp theo nếu không có bước chuyển mạnh mẽ trong tư duy, ý thức và trách nhiệm cộng đồng của chủ cơ sở. Vì vậy công tác truyền thông, vận động thay đổi hành vi cho các cơ sở này cần phải được thực hiện đúng, trúng đối tượng và bằng nhiều kênh khác nhau. Mỗi người tiêu dùng ngoài việc chủ động tiếp cận kiến thức về ATTP cũng cần tỏ rõ quan điểm, thái độ đối với thực phẩm bẩn, thực phẩm có nguy cơ mất ATTP

5. Các câu hỏi thường gặp

Các tiêu chuẩn nào cần tuân thủ để đảm bảo an toàn thực phẩm?

Cơ sở cần tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế về an toàn thực phẩm như ISO 22000, HCông ty Luật ACCP, và các quy định của Bộ Y tế.

Làm thế nào để đảm bảo nguyên liệu sử dụng trong sản xuất là an toàn?

Nguyên liệu cần được kiểm tra chất lượng từ nhà cung cấp uy tín, có giấy chứng nhận nguồn gốc và an toàn, và được bảo quản theo đúng quy trình.

Làm thế nào để kiểm soát nhiệt độ lưu trữ thực phẩm?

Sử dụng tủ lạnh và tủ đông để bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn.

Hy vọng qua bài viết, chúng tôi đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất.Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo