Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Gia đình là tế bào của xã hội, là tổ ấm của những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau. Để đảm bảo được lợi ích của mối thành viên trong gia đình, trong đó có nghĩa vụ của cha mẹ. Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 dưới đây!
Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình - Hoc24

1. Quy định pháp luật về nghĩa vụ của cha mẹ

Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ
1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

2. Nghĩa vụ của cha mẹ

Xuất phát từ tinh thần được quy định trong Hiến pháp năm 2013 quy định: “Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái thành những công dân tốt…Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con”. Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

Theo quy định tại các Điều 69, 71, 72 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì cha mẹ có các nghĩa vụ và quyền sau đây:

– Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức và trở thành người con hiếu thải của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

Cha mẹ có quyền yêu thương và cũng có nghĩa vụ thương yêu con. Con cái được kết tinh từ máu thịt của cha mẹ, được người mẹ mang nặng đẻ đau, được người cha chăm sóc, vỗ về, dạy dỗ. Cũng chính vì vậy, cha mẹ có quyền thương yêu con và không ai được tước đoạt đi quyền ấy.

Nghĩa vụ thương yêu con là bởi sự gắn bó máu thịt, sự công nhận của xã hội với mối quan hệ cha mẹ – con cái đòi hỏi cha mẹ phải bày tỏ tình yêu thương qua những hành động cụ thể, bằng sự chăm sóc, tạo mọi điều kiện tốt nhất về tài chính, thời gian, suy nghĩ cho con mình để cho trẻ em – từ tình yêu thương ấy trưởng thành và là một người con ngoan, một công dân tốt.
– Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Cha mẹ có nghĩa vụ bảo vệ và chăm sóc con cái khi con chưa thành niên, chưa có tự khả năng lao động, và ngay cả khi đã thành niên nhưng bị tàn tật… đó là những gì mà không chỉ pháp luật quy định mà cả đạo đức con người cũng không cho phép lương tâm cha mẹ không thực hiện nghĩa vụ đó. Khi con chưa thành niên, tức là chưa trưởng thành hoặc gặp những khiếm khuyết về thể chất, trí tuệ, cha mẹ là đối tượng đầu tiên cho quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho con. Khi con cái còn nhỏ, mọi nhu cầu sống cơ bản như ăn, mặc, ở, chăm sóc sức khỏe … đều phụ thuộc vào cha mẹ và dù có nhiều thành viên khác có thể cùng chăm sóc nhưng cha mẹ có quyền quyết định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, trừ trường hợp luật pháp quy định như khi cha mẹ đối xử tàn nhẫn, lạm dụng hoặc không có khả năng nuôi dạy trẻ.

Ngay cả khi đối với những đối tượng như người đã thành viên nhưng vì những lý do như bệnh tật mà không thể nhận thức hay làm chủ hành vi của mình hoặc bị khuyết tật, tai nạn mà không có khả năng lao động hoặc không có tài sản tự nuôi mình thì cha mẹ là đối tượng thực hiện việc trông nom, nuôi dưỡng, giám hộ.

– Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

– Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Mỗi người chúng ta dù là trẻ em hay người lớn đều mong muốn mình được yêu mến, có chỗ đứng trong lòng người thân của mình. Là cha mẹ, ai cũng thương yêu và cố gắng cư xử công bằng với con mình, đặc biệt không phân biệt đối xử giữa con trai và con gái. Nhưng phụ nữ, trẻ em gái vẫn là đối tượng bị đối xử bất bình đẳng ngay trong gia đình. Ngay từ khi còn là những mầm sống, có những gia đình và người làm cha mẹ đã có khuynh hướng muốn sinh con trai và tìm những biện pháp để đạt được việc này.

Điều đó đã dẫn đến xu hướng mất cân bằng giới tính khi sinh, trẻ em nam nhiều hơn trẻ em nữ. Đến khi trưởng thành, đặc biệt là khi có gia đình, người con gái đi lấy chồng trở nên ít có tiếng nói trong gia đình cha mẹ và còn phải chịu sự bất bình đẳng trong phân chia tài sản, hưởng quyền thừa kế… Những cản trở, phân biệt với phụ nữ và trẻ em gái ngay trong gia đình, từ phía chính cha mẹ sẽ khiến xu hướng bất bình đẳng giới trong xã hội gia tăng. Do vậy, cha mẹ ngay từ trong suy nghĩ cần tránh việc phân biệt đối xử với con cái, đặc biệt là phân biệt đối xử giữa con trai và con gái để tránh những mâu thuẫn trong gia đình.

  – Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

  – Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập. Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.

  – Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con.

  – Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được.

Tuy nhiên, chỉ nuôi dưỡng, che chở con cái thôi, chưa đủ để biến người cha hay mẹ đó thành bậc cha mẹ gương mẫu cho con noi theo. Đó chỉ là những bước cần thiết để tiến trên con đường chân chính – một sự thực hành nhất thiết phải có của những con người tự trọng, đáng tôn kính. Nuôi dưỡng một đứa trẻ có nghĩa là giúp cho đứa trẻ đó trở nên một chúng sinh toàn vẹn. Cha mẹ phải coi đó là mục đích để giúp con cái họ có được sự tiến bộ nội tâm, có tri kiến, có khả năng và thành công trong đời. Nỗ lực hoàn thành được những điều này là đã thực hiện được bổn phận làm cha mẹ một cách viên mãn nhất.

Như vậy, yêu thương không chỉ dừng lại bằng lời nói mà phải bằng những việc làm cụ thể. Yêu thương cũng không có nghĩa là bao bọc, bảo vệ, hy sinh tất cả cho con mà phải giáo dục, định hướng, tôn trọng cá tính, ý kiến của con trong quá trình nuôi dạy. Yêu thương, chăm sóc con cái là điều kiện tiên quyết để hoàn thành trách nhiệm làm cha mẹ. Chính điều đó sẽ giúp trẻ em được lớn lên và phát triển một cách toàn diện. Ngoài ra Luật này còn quy định nghĩa vụ và quyền của bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng. Theo đó thì bố dượng, mẹ kế có nghĩa vụ và quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng cùng sống chung với mình theo quy định của tại các điều 34, 36 và 37 của Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Trên đây là các thông tin về Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 mà ACC cung cấp tới quý bạn đọc Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo