Điều 130 Luật Phá sản 2014 - Công ty Luật ACC

Khi một doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, người quản lý, người đứng đầu doanh nghiệp sẽ bị cấm hoặc hạn chế đảm nhiệm chức vụ trong nhiều trường hợp. Vậy, những trường hợp nào bị cấm đảm nhiệm chức vụ khi doanh nghiệp tuyên bố phá sản? cũng như phân tích rõ hơn về quy định cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã tuyên bố phá sản tại Điều 130 Luật phá sản 2014.

628c9c293c05d

Điều 130 Luật Phá sản 2014

1. Căn cứ pháp lý

Tại Điều 130 Luật phá sản 2014 quy định như sau:

Điều 130. Cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản

1. Người giữ chức vụ Chủ tịch, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào kể từ ngày doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản.

2. Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp có vốn nhà nước mà doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn của Nhà nước.

3. Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản mà cố ý vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 18, khoản 5 Điều 28, khoản 1 Điều 48 của Luật này thì Thẩm phán xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản.

4. Quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này không áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản với lý do bất khả kháng.

2. Điều kiện phá sản của doanh nghiệp

Khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 quy định về việc phá sản của doanh nghiệp như sau: Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Như vậy, một doanh nghiệp được coi là phá sản khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện.

  • Thứ nhất, doanh nghiệp đã mất khả năng thanh toán
  • Thứ hai, doanh nghiệp bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

3. Cấm đảm nhiệm chức vụ khi doanh nghiệp, hợp tác xã tuyên bố phá sản

Khi một doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, người quản lý, người đứng đầu doanh nghiệp sẽ bị cấm hoặc hạn chế đảm nhiệm chức vụ trong nhiều trường hợp sau đây:

Theo Điều 130 Luật Phá sản 2014, những trường hợp cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản bao gồm:

  • Người giữ chức vụ Chủ tịch, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào kể từ ngày doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản.
  • Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp có vốn nhà nước mà doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn của Nhà nước.
  • Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản mà cố ý vi phạm các quy định sau đây thì Thẩm phán xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản:

+ Không thực hiện yêu cầu của Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về phá sản;

+ Không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;

+ Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản…

+ Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã.

+ Từ bỏ quyền đòi nợ;

+ Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Lưu ý: Các quy định trên không áp dụng đối với người quản lý, người đứng đầu doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản với lý do bất khả kháng. Có thể hiểu trường hợp bất khả kháng đó là doanh nghiệp bị phá sản do thiên tai, hoả hoạn không do mình gây ra hoặc do ảnh hưởng trực tiếp của việc phá sản của các doanh nghiệp khác mà chủ doanh nghiệp không thể lường trước hoặc lường trước và đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết nhưng không thể khác phục được.

4. Câu hỏi thường gặp

4.1. Chủ tịch của công ty cổ phần đã phá sản thì sau bao lâu được thành lập công ty cổ phần mới?

Theo khoản 3 Điều 130 Luật Phá sản 2014 quy định về việc cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản:

“Điều 130. Cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản

3. Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản mà cố ý vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 18, khoản 5 Điều 28, khoản 1 Điều 48 của Luật này thì Thẩm phán xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản.”

Căn cứ khoản 5 Điều 28 Luật Phá sản 2014 quy định về đơn các chủ thể bắt buộc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán:

“Điều 28. Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán

5. Những người theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 5 của Luật này không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trường hợp có thiệt hại phát sinh sau thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán do việc không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gây ra thì phải bồi thường.”

Tại khoản 3 Điều 5 Luật Phá sản 2014 quy định các chủ thể có quyền nộp đơn mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp:

“Điều 5. Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.”

Theo đó, nếu công ty cổ phần phá sản thì không được quyền thành lập công ty cổ phần khác trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản.

Ngoài ra, khi công ty cổ phần đã mất khả năng thanh toán nhưng không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, bồi thường mọi thiệt hại phát sinh sau thời điểm công ty cô phần mất khả năng thanh toán do việc không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gây ra.

4.2. Quy trình tiến hành mở thủ tục phá sản công ty cổ phần như thế nào?

Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, tiếp đó thông báo quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản , sau đó xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản: Kiểm kê tài sản; Lập danh sách chủ nợ; Lập danh sách người mắc nợ.

Trên đây là một số thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp tuyên bố phá sản quy định tại Điều 130 Luật Phá sản 2014. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp liên quan đến nội dung này, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ACC để được hỗ trợ tư vấn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo