Các doanh nghiệp sau hoạt động ổn định và thu lại được nguồn lợi nhuận nhất định, luôn có xu hướng muốn mở rộng kinh doanh rộng khắp cả nước, thậm chí là vượt ra ngoài quốc tế. Do đó, các doanh nghiệp sẽ có nhu cầu thành lập địa điểm kinh doanh để phục vụ cho nhu cầu hoạt động kinh doanh của mình. Vậy địa điểm kinh doanh là gì? Có gì khác biệt so với chi nhánh không? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Địa điểm kinh doanh là gì? (cập nhật 2023).
Địa điểm kinh doanh là gì? (cập nhật 2023)
1. Địa điểm kinh doanh là gì?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 45 Luật doanh nghiệp 2014 : “Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.”. Hiểu một cách cụ thể thì địa điểm kinh doanh là nơi để cho doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động kinh doanh, sản xuất, mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, địa điểm kinh doanh không có con dấu, không có tư cách pháp nhân của công ty và không có chức năng đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
2. Mục đích thành lập địa điểm kinh doanh?
Là một trong số những loại hình kinh doanh ngoài trụ sở chính,doanh nghiệp nên thành lập địa điểm kinh doanh trong những trường hợp:
+ Công ty muốn mở rộng địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính nhưng trong cùng tỉnh/thành phố hoặc khác tỉnh/thành phố
+ Muốn thành lập một đơn vị kinh doanh với thủ tục đơn giản, hồ sơ không phức tạp và thời gian nhanh chóng
+ Những doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vị kinh doanh của mình nhưng không muốn phát sinh các thủ tục kê khai thuế phức tạp như chi nhánh nhưng lại có thể phát sinh được hoạt động kinh doanh (khác với văn phòng đại diện công ty chỉ là nơi giao dịch, chào hàng) thì nên lựa chọn hình thức thành lập địa điểm kinh doanh.
3. So sánh giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh
ội dung | Chi nhánh | Địa điểm kinh doanh |
Hoạt động kinh doanh | Được đăng ký kinh doanh tất cả các ngành nghề công ty đăng ký. | Được đăng ký một số ngành nghề công ty đăng ký.
|
Con dấu, giấy phép hoạt động | Có con dấu riêng;
Có giấy chứng nhận hoạt động riêng. |
Không có dấu riêng;
Có Giấy chứng nhận hoạt động riêng. |
Về đặt tên | Tên Chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện | Không bắt buộc phải để tên doanh nghiệp khi đặt tên cho địa điểm kinh doanh |
Ký kết hợp đồng
Xuất hóa đơn |
Được phép ký hợp đồng kinh tế;
Được phép sử dụng và xuất hóa đơn. |
Không được đứng tên trên hợp đồng kinh tế;
Không được đăng ký, sử dụng hóa đơn. |
Mã số thuế | Có mã số thuế riêng 13 số. Chi nhánh kê khai thuế theo mã số thuế chính là mã số chi nhánh ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. | Không có mã số thuế riêng.
Đối với địa điểm kinh doanh cùng tỉnh thành phố nơi Công ty đặt trụ sở chính sẽ kê khai và nộp thuế cho địa điểm kinh doanh. Đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh thành phố nơi Công ty đặt trụ sở chính, Địa điểm phải đăng ký mã số thuế phụ thuộc tại Cục thuế nơi địa điểm kinh doanh đặt trụ sở và kê khai theo mã số thuế phụ thuộc. |
Hạch toán thuế | Chi nhánh được lựa chọn hình thức Hạch toán độc lập hoặc Phụ thuộc.
|
Hạch toán phụ thuộc vào công ty, hình thức kê khai thuế tập chung.
|
Các loại thuế phải nộp | Thuế môn bài
Thuế Giá trị gia tăng Thuế Thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập cá nhân |
Thuế môn bài
|
Thủ tục thành lập, thay đổi đăng ký kinh doanh. | Hồ sơ thành lập phức tạp hơn địa điểm kinh doanh.
Thay đổi địa chỉ khác quận phải làm thủ tục xác nhận thuế trước khi thay đổi địa chỉ trên Giấy chứng nhận. |
Hồ sơ thành lâp đơn giản;
Khi thay đổi địa chỉ không phả làm thủ tục xác nhận thuế. |
4. Ưu điểm khi thành lập địa điểm kinh doanh
– Địa điểm kinh doanh so với văn phòng đại diện được phát sinh, thực hiện chức năng kinh doanh. Khi doanh nghiệp không có nhu cầu kinh doanh lại địa điểm kinh doanh thì làm thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh, thủ tục gọn nhẹ, nhanh chóng thường chỉ từ 05-07 ngày làm việc thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh đặt trụ sở, không phải làm thủ tục chốt thuế, trả con dấu chấm dứt hoạt động như chi nhánh, văn phòng đại diện.
– Nếu địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, ưu việt hơn chi nhánh là có thể phát sinh hoạt động kinh doanh nhưng toàn bộ hoạt động kinh doanh có thể kê khai chung với công ty mẹ mà không phải kê khai thuế riêng và nộp thuế riêng như hoạt động của chi nhánh.
– Nếu như văn phòng đại diện, chi nhánh phải khắc con dấu riêng thì doanh nghiệp không phải khắc con dấu riêng cho địa điểm kinh doanh.
5. Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh
Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh bao gồm:
+ Thông báo lập địa điểm kinh doanh ( Mẫu thông báo tại Phụ lục II-11 Thông tư 02/2019/TT- BKHĐT)
+ Văn bản ủy quyền cho cá nhân , tổ chức đại diện cho doanh nghiệp nộp hồ sơ ( nếu có)
*Lưu ý: Thông báo lập địa điểm kinh doanh phải có đầy đủ các thông tin sau:
– Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);
– Mã số doanh nghiệp;
– Tên địa điểm kinh doanh: Tên của địa điểm kinh doanh có thể không cần chưa tên của doanh nghiệp. Tuy nhiên tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu và không được vi phạm các quy định về đặt tên đã được quy định trong Luật Doanh nghiệp.
– Địa chỉ của địa điểm kinh doanh: Tương tự như trụ sở công ty, địa chỉ của chi nhánh, văn phòng đại diện thì địa chỉ đăng ký địa điểm kinh doanh cũng không được là nhà tập thể, nhà chung cư. Nếu là nhà riêng mà có số phòng thì cũng cần cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng). Ngoài ra, trường hợp công ty thuê địa điểm đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh tốt nhất cần yêu cầu bên cho thuê cung cấp các văn bản chứng minh địa điểm không thuộc nhà chung cư, nhà tập thể.
– Ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh: Chỉ được đăng ký các ngành nghề kinh doanh theo phạm vi hoạt động của doanh nghiệp;
– Thông tin cơ bản của người đứng đầu địa điểm kinh doanh: Tên, ngày sinh, thông tin giấy chứng thực cá nhân, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại,….
6. Những câu hỏi thường gặp
Địa điểm kinh doanh không phụ thuộc vào trụ sở chính?
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh
Thông báo lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
Địa điểm kinh doanh phải thực hiện hoạt động kinh doanh?
Trụ sở chính có thể chỉ là nơi để công ty đăng ký trên Giấy phép kinh doanh, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp với khách hàng mà không phải nơi diễn ra hoạt động kinh doanh.
Địa điểm kinh doanh lại là nơi làm việc, diễn ra hoạt động kinh doanh cụ thể.
Trụ sở chính công ty là gì?
Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Đặc điểm của trụ sở chính?
- Được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp;
- Trụ sở chính doanh nghiệp phải có địa chỉ cụ thể theo địa giới hành chính;
- Trụ sở công ty không được sử dụng căn hộ chung cư, nhà tập thể;
- Không bắt buộc phải diễn ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Địa điểm kinh doanh là gì? (cập nhật 2023). Qua viết này, các thắc mắc về hợp đồng làm việc là gì? cũng như các vấn đề khác liên quan đã được giải đáp. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận