Danh mục mặt hàng thiết yếu bộ công thương [2024]

TY1
Ngày 27/7, Bộ Công thương ban hành công văn 4481/BCT-TTTN công bố Danh mục hàng hóa thiết yếu. Theo Bộ Công Thương, hiện nay một số nội dụng của Chỉ thị 16, nhất là khái niệm hàng hóa thiết yếu chưa được hiểu và thực hiện thống nhất, gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa thiết yếu. Tiếp theo Công văn 4349/BCT-TTTN ngày 21/7/2021, Bộ Công Thương đề nghị Sở Công Thương các địa phương rà soát, tham mưu cho UBND tỉnh, cho phép lưu thông khi thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 đối với một số nhóm mặt hàng thiết yếu. Như vậy Danh mục mặt hàng thiết yếu bộ công thương gồm những mặt hàng nào? Cùng Luật ACC tìm hiểu bài viết bên dưới đây nếu các bạn đang quan tâm đến vấn đề này.
Bộ Công Thương công bố danh mục hàng hóa thiết yếu
Danh mục mặt hàng thiết yếu bộ công thương 

1. Các nhóm mặt hàng thiết yếu bộ công thương

Trong công văn số 4481/BCT-TTTN gửi đến Sở Công Thương các tỉnh, thành trên cả nước, Bộ Công Thương đề nghị Sở Công Thương các địa phương rà soát, tham mưu cho UBND tỉnh, cho phép lưu thông khi thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16 đối với một số nhóm mặt hàng thiết yếu như sau:
Nhóm thực phẩm (bao gồm các mặt hàng theo danh mục phụ lục II, phục lục III và mục 3, 4, 5, 6, 7, 8 phụ lục IV ban hành kèm nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2-2-2018 của chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật An toàn thực phẩm, cụ thể tại phụ lục đính kèm.
Nhóm hàng hóa nguyên liệu phục vụ (bao gồm các mặt hàng như sắt, thép, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi...)
Nhóm nhiên liệu, năng lượng (như xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, than...).
Và các mặt hàng khác theo nhu cầu phục vụ sản xuất, sinh hoạt của địa phương.
Văn bản số 4481/BCT-TTTN là nhằm gỡ khó khăn, vướng mắc một cách tình thế cho việc lưu chuyển hàng hóa, vì bất cứ lúc nào lại có thể phát sinh thêm các mặt hàng cần tháo gỡ tương tự như mặt hàng sữa, nguyên liệu sản xuất...
Trước đó, theo phản ánh của các doanh nghiệp, một trong những vấn đề nổi cộm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh đó là thiếu sự đồng bộ, nhất quán trong quy định, chính sách áp dụng của các địa phương về giãn cách, kiểm soát lưu thông hàng hóa, quy định về thực phẩm thiết yếu…
Chẳng hạn, mặt hàng sữa được xếp vào nhóm hàng hóa thiết yếu ở tỉnh này nhưng không thuộc nhóm hàng hóa thiết yếu ở tỉnh khác nên các doanh nghiệp sữa cũng không thể giao hàng đến đại lý.
Ngoài ra, nhằm giải quyết nhất quán vấn đề này, chiều ngày 27/7/2021, Bộ Công Thương đã có Công văn số 4482 gửi Thủ tướng đề xuất Chính phủ ban hành danh mục hàng hóa "cấm lưu thông" thay vì liệt kê danh mục "hàng hóa thiết yếu" được phép lưu thông nhằm hạn chế cách hiểu mỗi nơi mỗi kiểu, đang gây nhiều khó khăn.
Nếu đề xuất này được thông qua, các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp chỉ cần tham chiếu theo danh mục hàng hóa cấm lưu thông - vốn là danh mục 19 hàng hóa, dịch vụ cấm hoặc hạn chế lưu thông theo quy định của pháp luật - được ban hành từ tháng 5/2014 trên cơ sở hướng dẫn từ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP (trừ những hàng hóa được Thủ tướng Chính phủ cho phép).
Hàng hóa, dịch vụ còn lại không nằm trong danh sách này sẽ được cấp "thẻ xanh" để lưu thông trên địa bàn, địa phương, hoặc từ địa phương này sang địa phương khác.
Công văn số 4482 do Thứ trưởng Bộ công thương Đỗ Thắng Hải ký chiều ngày 27/7/2021, đề xuất Chính phủ ban hành danh mục hàng hóa "cấm lưu thông" thay vì quy định danh mục "hàng hóa thiết yếu"

2. Danh mục mặt hàng thiết yếu bộ công thương

PHỤ LỤC II
DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM/NHÓM SẢN PHẨM THỰC PHẨM; HÀNG HÓA THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA BỘ Y TẾ
(Kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ)
TT Tên sản phẩm/nhóm sản phẩm Ghi chú
1 Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đá thực phẩm (nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm) Trừ nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2 Thực phẩm chức năng  
3 Các vi chất bổ sung vào thực phẩm  
4 Phụ gia, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm  
5 Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm Trừ những dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương được sản xuất trong cùng một cơ sở và chỉ để dùng cho các sản phẩm thực phẩm của cơ sở đó
6 Các sản phẩm khác không được quy định tại danh mục của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  
Trên đây là các nội dung về Danh mục mặt hàng thiết yếu bộ công thương Luật ACC cập nhật được xin gửi đến các bạn đọc, hi vọng với nguồn thông tin này sẽ là nguồn kiến thức hữu ích giúp các bạn hiểu hơn vấn đề trên. Trong quá trình tìm hiểu nếu có vấn đề thắc mắc vui lòng liên hệ công ty Luật ACC để được hỗ trợ ngay. Hãy theo dõi website của chúng tôi để nhận được các bài viết hay về các lĩnh vực khác nữa nhé.
TY2
TY3
TY4
TY5
TY6
TY7
TY8

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo