An toàn thực phẩm là một trong những điều kiện quan trọng đối với cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC sẽ giới thiệu về Danh mục hàng hóa phải kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Mời các bạn tham khảo.
Danh mục hàng hóa phải kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
1. Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?
An toàn thực phẩm hay vệ sinh an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả xử lý, chế biến, bảo quản và lưu giữ thực phẩm bằng những phương pháp khác nhau để phòng chống, phòng ngừa nguy cơ bệnh tật do thực phẩm gây ra.
2. An toàn thực phẩm phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
An toàn thực phẩm phải đảm bảo nguyên tắc sau:
- Đảm bảo an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.
- Quản lý an toàn thực phẩm dựa theo cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do cá nhân, tổ chức sản xuất công bố áp dụng.
- Quản lý an toàn thực phẩm phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm dựa trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm.
- Quản lý an toàn thực phẩm phải đảm bảo phân cấp, phân công rõ ràng và phối hợp liên ngành.
- Quản lý an toàn thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế - xã hội.
3. Danh mục hàng hóa phải kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
TT |
Tên sản phẩm/nhóm sản phẩm |
Ghi chú |
1 |
Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đá thực phẩm (nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm) |
Trừ nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
2 |
Thực phẩm chức năng |
|
3 |
Các vi chất bổ sung vào thực phẩm |
|
4 |
Phụ gia, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm |
|
5 |
Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm |
Trừ những dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương được sản xuất trong cùng một cơ sở và chỉ để dùng cho các sản phẩm thực phẩm của cơ sở đó |
6 |
Các sản phẩm khác không được quy định tại danh mục của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
|
Xem thêm về Quy trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm qua bài viết của Công ty Luật ACC
4. Thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 48/2015/TT-BYT (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 17/2023/TT-BYT) quy định các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm bao gồm:
- Cục An toàn thực phẩm;
- Sở Y tế, Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm;
- Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Y tế, Trung tâm Y tế hoặc Cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thực hiện nhiệm vụ kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn;
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn , Trạm Y tế xã.
Đồng thời theo quy định tại Điều 15 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, cơ quan kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu gồm:
- Cơ quan được Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Công Thương giao, chỉ định.
- Nếu lô hàng nhập khẩu có nhiều loại thực phẩm thuộc quản lý của nhiều bộ thì cơ quan kiểm tra là cơ quan được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao, chỉ định.
5. Nguyên tắc kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm
Nguyên tắc kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm
Theo Điều 3 Thông tư 48/2015/TT-BYT (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 17/2023/TT-BYT), nguyên tắc kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm được quy định như sau:
Một là, việc kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm tuân thủ nguyên tắc sau:
- Khách quan, chính xác, công khai và minh bạch, không phân biệt đối xử;
- Bảo vệ bí mật thông tin, tài liệu, kết quả kiểm tra liên quan đến các cơ quan, tổ chức và cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm được kiểm tra khi chưa có kết quả chính thức;
- Không được sách nhiễu, gây phiền hà cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra, các kết luận có liên quan.
Hai là, không chồng chéo về đối tượng, địa bàn, nội dung và thời gian kiểm tra. Nếu có sự trùng lặp về kiểm tra của cơ quan an toàn thực phẩm cấp dưới và kiểm tra của cơ quan cấp trên, giữa các ngành, các cấp thì xử lý theo thứ tự như sau:
- Kiểm tra của cơ quan cấp dưới trùng với cấp trên thì thực hiện theo quyết định của cơ quan cấp trên;
- Kiểm tra liên ngành trùng với kiểm tra của một ngành thì thực hiện theo kiểm tra liên ngành;
- Kiểm tra của cơ quan trực tiếp quản lý sản phẩm theo nguyên tắc phân công trách nhiệm quản lý trùng với kiểm tra của cơ quan khác thì cơ quan trực tiếp quản lý thực hiện kiểm tra.
6. Các câu hỏi thường gặp
Tại sao vệ sinh an toàn thực phẩm quan trọng?
-Vệ sinh an toàn thực phẩm giúp ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn, vi rút và các tác nhân gây bệnh từ thực phẩm.
Nên sử dụng loại thực phẩm nào để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn?
- Sử dụng thực phẩm tươi mới và chế biến chúng nhanh chóng để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
Làm thế nào để kiểm soát nhiệt độ lưu trữ thực phẩm?
- Sử dụng tủ lạnh và tủ đông để bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vệ sinh an toàn thực phẩm tiếng anh là gì? Nếu trong quá trình tìm hiểu pháp luật và thực hiện các thủ tục liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, các bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Hy vọng qua bài viết, chúng tôi đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Danh mục hàng hóa phải kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận