Đăng ký lưu trú là gì? Nội dung đăng ký gồm những gì?

Đăng ký lưu trú là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người thường đặt ra. Đơn giản, đây là quy trình bắt buộc mà du khách phải thực hiện để thông báo cho cơ quan chức năng của một quốc gia hoặc khu vực về việc họ sẽ lưu trú tại đó trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này không chỉ giúp họ duy trì quan hệ tốt đẹp với pháp luật mà còn đảm bảo an toàn và tiện lợi cho chính hành trình của mình. Hãy cùng khám phá thêm về quy trình đăng ký lưu trú và tầm quan trọng của nó trong các bước tiếp theo.

Đăng ký lưu trú là gì? Nội dung đăng ký gồm những gì?

Đăng ký lưu trú là gì? Nội dung đăng ký gồm những gì?

1. Đăng ký lưu trú là gì?

Đăng ký lưu trú là quy trình mà một cá nhân cung cấp thông tin về địa chỉ tạm trú của mình tại một địa điểm cụ thể cho cơ quan chức năng. Thông thường, quy trình này được thực hiện khi người đó di chuyển từ nơi cư trú, hường trú hiện tại để đi đâu đó, có thể là đi du lịch, đi thi,…

Đăng ký lưu trú giúp cơ quan chức năng có thể xác định và quản lý các cư dân tạm trú ở các địa phương khác nhau một cách hiệu quả. Đối với người nước ngoài, việc đăng ký lưu trú thường là một yêu cầu pháp lý để đảm bảo rằng họ có đủ điều kiện pháp lý để ở lại tại một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định.

2. Có bắt buộc phải thông báo lưu trú không?

Khoản 1 Điều 30 Luật Cư trú 2020 quy định khi có người đến lưu trú, thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú.

Trường hợp người đến lưu trú tại chỗ ở của cá nhân, hộ gia đình mà cá nhân, thành viên hộ gia đình không có mặt tại chỗ ở đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc, lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú.

Như vậy, khi công dân đến cư trú tại một địa điểm khác nơi thường trú hoặc tạm trú của mình như đến ở chơi nhà người thân, bạn bè… trong thời gian dưới 30 ngày thì bắt buộc phải thực hiện thông báo lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú theo quy định.

3. Thời gian lưu trú là bao lâu?

Thời gian lưu trú của công dân không vượt quá 30 ngày, tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của họ, như quy định tại khoản 4 của Điều 15 trong Thông tư 55/2021/TT-BCA. Người tiếp nhận thông báo lưu trú phải đảm bảo cập nhật thông tin lưu trú vào Cơ sở dữ liệu về cư trú. 

4. Những hình thức thông báo lưu trú

Thông báo về việc lưu trú có thể được thực hiện theo các hình thức sau đây theo quy định của Điều 15 của Thông tư 55/2021/TT-BCA:

  • Trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú hoặc điểm tiếp nhận thông báo lưu trú, theo quy định của cơ quan đăng ký cư trú.
  • Qua số điện thoại hoặc hộp thư điện tử được cơ quan đăng ký cư trú chỉ định.
  • Trên trang thông tin điện tử của cơ quan đăng ký cư trú hoặc qua các cổng dịch vụ công như Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
  • Sử dụng ứng dụng trên thiết bị điện tử.
Những hình thức thông báo lưu trú

Những hình thức thông báo lưu trú

5. Không thông báo lưu trú bị xử phạt thế nào?

Điều 9 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về thông báo lưu trú như sau:

  • Cá nhân không tuân thủ quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, khu nhà ở tập thể, cơ sở y tế, các cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú, mức phạt sẽ tăng theo số lượng người lưu trú như sau:

  • Từ 01 đến 03 người: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
  • Từ 04 đến 08 người: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
  • Từ 09 người trở lên: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

Ngoài ra, trường hợp cản trở, không tuân thủ việc kiểm tra thường trú, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cũng sẽ bị xử phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

Lưu ý: Mức phạt áp dụng đối với tổ chức là gấp đôi mức phạt đối với cá nhân, tức là từ 2.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng tùy thuộc vào vi phạm cụ thể.

6. Nội dung thông báo lưu trú

Dựa theo Điều 30 của Luật Cư trú 2020, việc thông báo lưu trú có thể được thực hiện trực tiếp, qua điện thoại, phương tiện điện tử hoặc các phương tiện khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.

Thông báo về lưu trú cần bao gồm các thông tin sau:

  • Họ và tên;
  • Số định danh cá nhân hoặc số CMND/CCCD, số hộ chiếu của người lưu trú;
  • Lý do lưu trú;
  • Thời gian lưu trú;
  • Địa chỉ lưu trú.

Việc thông báo lưu trú phải được thực hiện trước 23 giờ của ngày bắt đầu lưu trú. Trong trường hợp đến lưu trú sau 23 giờ, việc thông báo lưu trú cần được thực hiện trước 08 giờ vào ngày hôm sau. Đối với người đến lưu trú nhiều lần như ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột, chỉ cần thông báo lưu trú một lần.

Thông báo lưu trú sẽ được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú. Thời gian lưu trú không vượt quá 30 ngày, tùy thuộc vào nhu cầu của công dân. Người tiếp nhận thông báo lưu trú phải cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định tại Khoản 4 của Điều 15 Thông tư 55/2021/TT-BCA.

Nội dung thông báo lưu trú

Nội dung thông báo lưu trú

Bài viết trên, đã cung cấp toàn bộ thông tin về đăng ký lưu trú là gì? mà ACC thu thập được. Hy vọng những thông tin này giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm thông tin về khái niệm trên. Xin cảm ơn vì đã theo dõi.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo