Thủ tục đăng ký bảo hiểm y tế khác tỉnh mới nhất năm 2023

Để giúp người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) nắm rõ thông tin thẻ BHYT của mình, ACC Group giới thiệu bài viết thủ tục đăng ký bảo hiểm y tế khác tỉnh theo quy định pháp luật hiện hành.

đăng Ký Bảo Hiểm Y Tế Khác Tỉnh

1. Định nghĩa về bảo hiểm y tế và thẻ bảo hiểm y tế

1.1. Định nghĩa về bảo hiểm y tế

Theo Điều 1.1 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 thì bảo hiểm y tế được định nghĩa là “hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện”.  Nói cách khác, bảo hiểm y tế (bảo hiểm sức khỏe) là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Theo đó, người mua bảo hiểm y tế sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe,… nếu không may xảy ra tai nạn, ốm đau.

1.2. Định nghĩa về thẻ bảo hiểm y tế

Theo Điều 16 Luật Bảo hiểm y tế 2008 thì “thẻ bảo hiểm y tế được cấp cho người tham gia bảo hiểm y tế và làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế theo quy định của Luật này”. Về nguyên tắc, mỗi người chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế. Thẻ bảo hiểm y tế có các nội dung cụ thể như sau:

  • Thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm y tế, bao gồm: Họ và tên; giới tính; ngày tháng năm sinh; địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc.
  • Mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
  • Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng.
  • Nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu.
  • Thời gian tham gia bảo hiểm y tế
  • Ảnh thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế

2. Các trường hợp khám, chữa bệnh theo bảo hiểm y tế

2.1. Các trường hợp khám, chữa bệnh đúng tuyến.

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 30/2020/TT-BYT, các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đúng tuyến bao gồm:

  • Đến khám bệnh, chữa bệnh đúng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ BHYT.
  • Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện khác trong cùng địa bàn tỉnh. Trường hợp trẻ em chưa có thẻ bảo hiểm y tế do chưa làm thủ tục khai sinh được sử dụng giấy chứng sinh đi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  • Người tham gia bảo hiểm y tế trong tình trạng cấp cứu được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào trên phạm vi toàn quốc.
  • Người tham gia bảo hiểm y tế có giấy tờ chứng minh đang ở tại địa phương khác trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung theo các hình thức đào tạo, chương trình đào tạo, tạm trú và khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế;
  • Người có giấy hẹn khám lại trong trường hợp đã được chuyển tuyến theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.
  • Người đã hiến bộ phận cơ thể của mình phải điều trị ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể.
  • Trẻ sơ sinh phải điều trị ngay sau khi sinh ra.

Đồng thời, người tham gia bảo hiểm y tế được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định, bao gồm:

  • Được chuyển tuyến theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 Thông tư số 40/2015/TT-BYT;
  • Được chuyển tuyến theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP, bao gồm: cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh đang điều trị nội trú hoặc điều trị ngoại trú;
  • Được chuyển tuyến theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư số 04/2016/TT-BYT liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh lao.

2.2. Các trường hợp khám, chữa bệnh trái tuyến:

Theo khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi bổ sung 2014 lại quy định, trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến với tỷ lệ như sau:

  • Tại bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú;
  • Tại bệnh viện tuyến tỉnh: 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước;
  • Tại bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

Như vậy, trong trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế khác tỉnh thì vẫn được thanh toán phí bảo hiểm y tế nếu thuộc các trường hợp theo luật định.

3. Một số trường hợp không được thanh toán bảo hiểm y tế

Căn cứ khoản 3 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế quy định người tham gia khi đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các bệnh viện tuyến huyện trên toàn quốc thì được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi chi trả của quỹ bảo hiểm y tế và mức hưởng ghi trên thẻ bảo hiểm y tế
Đồng thời, theo khoản 4 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế quy định người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã/phòng khám đa khoa/bệnh viện tuyến huyện được quyền khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã/phòng khám đa khoa/bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh và vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi bảo hiểm y tế như đi khám chữa bệnh tại nơi đăng ký ban đầu.
Như vậy, trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký ban đầu tại trạm y tế xã thuộc tỉnh, thành phố nơi mình sinh sống nhưng muốn đi khám chữa bệnh tại các cơ sở khác không phải tuyến huyện (Ví dụ phòng khám đa khoa khu vực xã, phường) thì không được thanh toán chi phí theo chế độ bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, nếu ngươi tham gia bảo hiểm y tế thăm khám tại các Bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh và thực hiện đầy đủ thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định để được khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

4. Lưu ý khi khám, đăng ký bảo hiểm y tế khác tỉnh

Để thuận lợi khi đi đăng ký bảo hiểm y tế khác tỉnh, bạn cần lưu ý, mang theo và xuất trình được giấy tờ chứng minh nhân thân hợp lệ, thẻ bảo hiểm y tế còn giá trị sử dụng. Riêng đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ cần thẻ bảo hiểm y tế còn giá trị.

Đối với trường hợp bệnh nhân cấp cứu sẽ xuất trình giấy tờ tùy thân chứng minh nhân thân và thẻ bảo hiểm y tế trước khi ra viện.

Trường hợp chuyển tuyến điều trị, bệnh nhân phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế, giấy tờ tùy thân hợp lệ và giấy chuyển viện của cơ sở khám chữa bệnh chuyển tuyến.

Trong trường hợp bệnh nhân khám lại theo yêu cầu điều trị của bác sĩ, cần cung cấp giấy hẹn khám lại của cơ sở y tế khám, chữa bệnh. Mỗi giấy hẹn khám lại chỉ sử dụng cho 1 lần khám chữa bệnh.

Trên đây là toàn bộ bài hướng dẫn về thủ tục đăng ký bảo hiểm y tế khác tỉnh theo quy định pháp luật hiện hành. Trong trường hợp bạn đọc còn bất cứ thắc mắc, câu hỏi nào liên quan đến bảo hiểm y tế hoặc các vấn đề pháp lý khác, đừng ngần ngại và hãy liên hệ với ACCGroup ngay để được giải đáp!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo