Đại lý có tư cách pháp nhân không?

Tư cách pháp nhân không chỉ là tư cách pháp lý của một tổ chức, doanh nghiệp mà nó còn ảnh hưởng đến việc bạn chọn loại hình doanh nghiệp nào để thành lập. Tư cách pháp nhân thể hiện chế độ chịu trách nhiệm của doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân. Vậy các bạn đã thực sự hiểu rõ về Tư cách pháp nhân hay chưa? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây về vấn đề Đại lý có tư cách pháp nhân không? Mời các quý đọc giả theo dõi.
Trung tâm thương mại là gì? Trung tâm thương mại có mấy loại cập nhật mới  nhất
Đại lý có tư cách pháp nhân không?

1. Tư cách pháp nhân là gì?

Với mục đích đơn giản và ổn định hoá đời sống pháp lý, tư cách pháp nhân trao cho các tổ chức khả năng trở thành một chủ thể độc lập trong các quan hệ pháp luật. Theo Bộ Luật Dân sự và Luật Doanh nghiệp Việt Nam hiện hành, việc quy định tư cách pháp nhân cho doanh nghiệp góp phần đảm bảo cho tính ổn định của nền kinh tế, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư kinh doanh.

Tư cách pháp nhân là tư cách pháp lý được Nhà nước công nhận cho một tổ chức (nhóm người) có khả năng tồn tại, hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ở đây cần xác định rõ pháp nhân là một chủ thể của các quan hệ pháp luật dân sự, vì vậy pháp nhân có tư cách chủ thể độc lập để tham gia các hoạt động pháp lý về chính trị, kinh tế, xã hội,…

2. Điều kiện để tổ chức được công nhận là pháp nhân

Theo Khoản 1 Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau:

- Được thành lập hợp pháp.

- Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của BLDS 2015.

- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.

- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

3. Đại lý thương mại là gì?

3.1 Khái niệm đại lý thương mại và chủ thể trong quan hệ đại lý thương mại

Theo Điều 166 Luật Thương mại năm 2005, Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.

Tham gia quan hệ đại lý thương mại có hai bên: bên giao đại lý và bên đại lý. Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hóa cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân ủy quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ. Bên đại lý là thương nhận hàng hóa để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận ủy quyền cung ứng dịch vụ. Theo quy định của Luật Thương mại 2005 thì hai bên giao đại lý và bên đại lý đều phải là thương nhân, ngành hàng kinh doanh phù hợp với hàng hóa đại lý.

3.2 Hoạt động đại lý thương mại

Trong hoạt động đại lý thương mại, bên giao đại lý chuyển cho bên đại lý tiền hoặc hàng hóa và các quy định cụ thể về giá cả hàng hóa cần bán, số lượng, chất lượng, giá cả của hàng hóa cần mua. Bên đại lý được quyền tự do lựa chọn bạn hàng để ký kết hợp đồng theo những quy định cụ thể trong hợp đồng đại lý. Khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với khách hàng, bên đại lý sử dụng danh nghĩa của mình và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng ràng buộc bên đại lý với khách hàng. Bên đại lý phải trực tiếp thực hiện theo hợp đồng mua bán hàng hóa đã ký với khách hàng: giao từ kho của mình cho người mua và nhận tiền (đại lý bán hàng) hoặc nhận hàng vào kho của mình và thanh toán tiền hàng cho người bán (đại lý mua hàng). Sau đó, bên đại lý bàn giao kết quả của hoạt động mua bán cho bên giao đại lý.

3.3 Hợp đồng đại lý

Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Theo điều 169 Luật thương mại 2005 thì hợp đồng đại lý gồm các loại:

– Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý.

– Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.

 

– Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý. Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý.

4. Đại lý có tư cách pháp nhân không?

Đại lý thương mại có trụ sở riêng, có tư cách pháp lý độc lập, tự định đoạt thời gian làm việc, thực hiện mọi quyền hạn có được của mình và tự chịu trách nhiệm về những hoạt động đó.

Trên đây là bài viết về Đại lý có tư cách pháp nhân không? mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo