Đặc điểm của vốn cố định là gì? [Chi tiết 2024]

Vốn cố định là số tiền đầu tư, ứng trước cho mua sắm, xây dựng hoặc lắp đặt tài sản cố định hữu hình hoặc tài sản cố định vô hình được luân chuyển dần dần thành từng phần trong nhiều chu kỳ trong quá trình sản xuất, kinh doanh và kết thúc một vòng tuần hoàn kể từ khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng. Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, vốn là một phần thể hiện tiềm lực của doanh nghiệp đó. Trong bài viết này, cùng ACC tìm hiểu về vai trò và đặc điểm của vốn cố định nhé.
Vốn cố định là gì? Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động
Đặc điểm của vốn cố định

1. Đặc điểm của vốn cố định

Vốn cố định có những đặc điểm như sau:
– Vốn cố định được sử dụng vào nhiều chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp, do tính chất sử dụng lâu dài của tài sản cố định;
– Vốn cố định được luân chuyển theo từng phần, từng giai đoạn trong chu trình sản xuất. Điều đó có nghĩa khi tham gia vào quá trình sản xuất, một phần vốn cố định được luân chuyển và trở thành chi phí sản xuất sản phẩm tương ứng với phần giá trị hao mòn của tài sản cố định.
– Vốn cố định hoàn thành một vòng luân chuyển sau nhiều chu kỳ sản xuất.
Bởi vì sau mỗi chu kỳ sản xuất phần vốn sẽ làm cho giá trị của sản phẩm tăng lên, đồng thời vốn đầu tư cho tài sản cố định lại giảm dần đi cho đến khi tài sản cố định đó hết thời gian sử dụng và giá trị đó được chuyển dịch hết vào sản phẩm đã sản xuất kể từ thời điểm đó vốn cố định hoàn thành một vòng luân chuyển.

2. Vai trò của vốn cố định

Đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục từ khoản mua sắm vật tư, sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm.
Đặc biệt, sử dụng vốn để đầu tư cho công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm góp phần giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển vững chắc hơn.
Ảnh hưởng đến phạm vi hoạt động đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi lẽ quy mô nguồn vốn có tác động mạnh mẽ đến hoạt động xây dựng phương án kinh doanh của doanh nghiệp.
 Việc đảm bảo nguồn vốn còn giúp doanh nghiệp hạn chế được các rủi ro, tổn thất, biến động thị trường, khủng hoảng tài chính.
Tạo thế chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp

3. Phân biệt giữa vốn cố định và vốn lưu động

Vốn cố định và vốn lưu động là hai loại vốn chủ yếu khác nhau, dựa trên việc sử dụng chúng trong kinh doanh, tức là nếu nó được sử dụng để phục vụ các yêu cầu dài hạn, chúng là các thuật ngữ như vốn cố định, trong khi nếu nó phục vụ các yêu cầu ngắn hạn, thì nó được gọi là vốn lưu động.
Tiêu chí Vốn lưu động Vốn cố định
Khái niệm Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản ngắn hạn (TSNH) nên đặc điểm vận động của vốn lưu động luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản ngắn hạn Vốn cố định là giá trị của các loại tài sản cố định (TSCĐ). Các loại tài sản này là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng kéo dài qua rất nhiều chu kì kinh doanh của doanh nghiệp
Đặc trưng – Vốn lưu động lưu chuyển nhanh

– Vốn lưu động dịch chuyển một lần vào quá trình sản xuất, kinh doanh.

– Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau khi hoàn thành một quá trình sản xuất kinh doanh

– Quá trình vận động của vốn lưu động là một chu kỳ khép kín từ hình thái này sang hình thái khác rồi trở về hình thái ban đầu với giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Chu kỳ vận động của vốn lưu động là cơ sở đánh giá khả năng thanh toán và hiệu quả sản xuất kinh doanh của, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

+ Điều khác biệt lớn nhất giữa vốn lưu động và vốn cố định là: vốn cố định chuyển dần giá trị của nó vào sản phẩm thông qua mức khấu hao, còn vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của nó vào giá trị sản phẩm theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh.

– Vốn cố định luân chuyển qua nhiều kì sản xuất kinh doanh của DN do TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh của DN

– Khi tham gia vào quá trình sản xuất khinh doanh của doạnh nghiệp, bộ phận vốn cố định đầu tư vào sản xuất được phân ra làm 2 phần. Một bộ phận vốn cố định tương ứng với giá trị hao mòn của TSCĐ được dịch chuyển vào chi phí kinh doanh hay giá thành sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra, bộ phận giá trị này sẽ được bù đắp và tích lũy lại mỗi khi hàng hóa hay dịch vụ được tiêu thụ. Bộ phận còn lại của vốn cố định dưới hình thức giá trị còn lại của TSCĐ

Biểu hiện Tài sản lưu động Tài sản cố định
Thể hiện trên BCTC Các chỉ tiêu về tài sản lưu động như tiền và các khoản tương đương tiền, nợ phải thu….. Chỉ tiêu tài sản cố định
Phân loại Phân lợi theo hình thái biểu hiện:

+ Vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán

+ Vốn vật tư hàng hóa

+ Vốn chi phí trả về trước

Phân loại vốn theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh

+ Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất

+ Vốn lưu động trong khâu sản xuất

+ Vốn lưu động trong khâu lưu thông

Vốn cố định được thể hiện ở thông qua tài sản cố định của doanh nghiệp

Phân loại theo hình thái biểu hiện:

+ Tài sản cố định hữu hình

+ Tài sản cố định vô hình

Phân loại theo tình hình sử dụng

+ Tài sản cố định đang dùng

+ Tài sản cố định chưa dùng

+ Tài sản cố định không cần dùng và đang chờ thanh lý

Đây là các nội dung về vai trò và đặc điểm của vốn cố định, ACC xin gửi đến quý đọc giả. Hi vọng với những thông tin này sẽ giúp quý bạn hiểu hơn về vốn cố định cũng như các vấn đề liên quan.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo