Trong cuộc sống ngày nay, các vấn đề liên quan đến cư trú đang được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặc biệt quan tâm và chú trọng. Việc quản lý tốt vấn đề cư trú của người dân sẽ giúp công tác quản lý công dân tốt hơn và hiệu quả hơn. Vậy, cổng dịch vụ công quản lý cư trú TPHCM là như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới của ACC để được giải đáp thắc mắc và biết thêm thông tin chi tiết về cổng dịch vụ công quản lý cư trú TPHCM.
1.Tổng quan về cư trú
Trước khi tìm hiểu cổng dịch vụ công quản lý cư trú TPHCM, chủ thể cần nắm được khái quát về cư trú.
Điều 40 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.
Còn theo Điều 11 Luật Cư trú 2020:
Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Như vậy, nơi cư trú của công dân là nơi công dân đó thường xuyên sính sống, có thể là nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của công dân đó.
Trong đó, theo Điều 2 Luật Cư trú, nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú. Còn nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.
Như vậy, khi điền thông tin về nơi cư trú, người dân có thể ghi theo địa chỉ thường trú hoặc tạm trú đều được.
Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại.
Việc xác định nơi cư trú có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cá nhân bởi đây là nơi thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự, nơi phát sinh và tiếp nhận hàng loạt các sự kiện pháp lý liên quan.
2.Trình tự khai báo nơi cư trú
Trình tự khai báo nơi cư trú cũng chính là vấn đề cần thiết khi tìm hiểu cổng dịch vụ công quản lý cư trú TPHCM.
Trình tự, thủ tục khai báo nơi cư trú cụ thể:
Điều 4 Nghị định 62/2021 hướng dẫn việc khai báo nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú như sau:
Bước 1: Đến cơ quan đăng ký cư trú để khai báo
Cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (theo khoản 4 Điều 2 Luật Cư trú)
Bước 2: Cung cấp thông tin về nơi cư trú cho cơ quan có thẩm quyền
- Nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm các thông tin cơ bản về công dân: Họ, chữ đệm và tên; số định danh cá nhân; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; dân tộc; tôn giáo; quê quán; nơi ở hiện tại; ngày, tháng, năm khai báo cư trú.
- Cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra, xác minh thông tin nhân thân của công dân đã khai báo qua trao đổi, lấy thông tin từ cha, mẹ, anh, chị, em ruột hoặc người thân thích khác của công dân. Trường hợp cần thiết, có văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan kiểm tra, xác minh và cung cấp thông tin.
- Trường hợp qua kiểm tra, xác minh mà xác định thông tin công dân đã khai báo là chưa chính xác thì cơ quan đăng ký cư trú đề nghị công dân đó khai báo lại để kiểm tra, xác minh lại nếu thấy cần thiết. Thời hạn kiểm tra, xác minh lại được tính như thời hạn kiểm tra, xác minh lần đầu.
Bước 3: Được cấp số định danh, giấy xác nhận thông tin về cư trú
Sau khi kiểm tra, xác minh mà xác định được người đến khai báo là công dân Việt Nam và thông tin mà công dân đã khai báo là chính xác thì cơ quan đăng ký cư trú thực hiện thủ tục cần thiết để cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập, cấp số định danh cá nhân nếu công dân đó chưa có số định danh cá nhân.
Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin của công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo, cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú cho công dân.
Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ vào giấy xác nhận thông tin về cư trú của công dân và thông tin của công dân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tiến hành việc cập nhật thông tin về hộ tịch và cấp giấy tờ liên quan đến nhân thân cho công dân theo thẩm quyền.
Bước 4: Đăng ký thường trú, tạm trú sau khi được xác nhận thông tin cư trú
Người đã được cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú có trách nhiệm đăng ký thường trú hoặc tạm trú ngay khi đủ điều kiện theo quy định của Luật Cư trú.
Trường hợp vẫn chưa đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú nhưng có thay đổi về thông tin nhân thân thì phải khai báo lại với Công an cấp xã nơi đã cấp giấy xác nhận để rà soát, cập nhật thông tin về nhân thân lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.
3.Hướng dẫn đăng ký cổng dịch vụ công quản lý cư trú TPHCM
Hướng dẫn đăng ký cổng dịch vụ công quản lý cư trú TPHCM:
Bước 1: Mở trình duyệt lên và truy cập vào cổng dịch vụ công quản lý về cư trú theo đường link sau: https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn
Sau đó hãy nhấn vào ô đăng ký hoặc đăng nhập (nếu đã có tài khoản) để bắt đầu tiến hành đăng ký cư trú Online.
Lưu ý: Nhập mật mã xác nhận theo hướng dẫn, ghi nhớ mật khẩu đăng ký tài khoản của mình.
Bước 2: Lựa chọn dịch vụ công.
Bước 3: Nộp hồ sơ trực tuyến
Sau khi hoàn thành việc điền thông tin, các bạn chọn vào ô “Lưu và gửi hồ sơ” là xong. Tiếp theo cơ quan chức năng sẽ tiến hành xác minh và giải quyết hồ sơ cho bạn.
Bước 4. Theo dõi hồ sơ
Công dân đăng nhập vào tài khoản đã đăng ký để kiểm tra, theo dõi tiến độ hồ sơ của mình.
Bước 5. Nhận kết quả hồ sơ
Công dân đăng nhập vào tài khoản đã đăng ký để nhận kết quả hồ sơ của mình.
Những vấn đề có liên quan đến cổng dịch vụ công quản lý cư trú TPHCM và những thông tin cần thiết khác đã được trình bày cụ thể và chi tiết trong bài viết. Khi nắm được thông tin về cổng dịch vụ công quản lý cư trú TPHCM sẽ giúp chủ thể nắm được vấn đề một cách chính xác và rõ rang hơn.
Nếu quý khách hàng vẫn còn thắc mắc liên quan đến cổng dịch vụ công quản lý cư trú TPHCM cũng như các vấn đề có liên quan, hãy liên hệ ngay với ACC.
Công ty luật ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.
Nội dung bài viết:
Bình luận