1. Khái niệm cơ quan quyền lực nhà nước
Cơ quan quyền lực nhà nước được hiểu là cơ quan được lập ra để thay mặt người dân thực hiện công việc nhà nước. Các cơ quan nhà nước được phân công phối hợp, kiểm soát lẫn nhau trong công tác lập pháp, hành pháp và tư pháp. Người dân chính là những công dân bầu chọn, thành lập nên cơ quan quyền lực nhà nước để đại diện cho ý chí của họ.
Những người được chọn vào cơ quan quyền lực nhà nước là những thành viên ưu tú và đại diện cho những nguyện vọng, khát khao của người dân về một đất nước bình đẳng. Vậy nên những người được chọn có trọng trách thực hiện nguyện vọng của người dân và giúp những mong muốn đó hiện thực hoá trong đời sống nhân dân. Người dân sẽ là người trực tiếp bỏ phiếu bầu chọn người đại diện cho mình. Người đại diện cho nhân dân sẽ là người đại diện có cả các giai cấp trong nhân dân như công nhân, nông dân, trí thức, dân tộc.
Như vậy cơ quan quyền lực nhà nước là cơ quan do nhân dân bầu ra để thực hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
2. Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước
Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước bào gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Cơ quan cao nhất là Quốc hội. Những cơ quan cấp dưới được sắp xếp theo tổ chức hành chính lãnh thổ là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân cấp huyện, Hội đồng nhân dân cấp xã.
Các cấp trong hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước sẽ thực hiện các trọng trách, nhiệm vụ của mình trong công cuộc thực hiện quyền lực nhà nước do dân, vì dân. Mỗi cấp sẽ có những công tác và nhiệm vụ giống và khác nhau những lại liên kết với nhau một cách hoàn chỉnh nhất.
3. Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương
Theo hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước trên thì có thể thấy cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương là hội đồng nhân dân. Trong đó hội đồng nhân dân cấp xã là cấp thấp nhất thuộc khu vực hành chính cấp xã. Hội đồng nhân dân cấp xã luôn đồng hành cũng mỗi địa phương cụ thể để thực hiện công tác quyền lực của nhà nước. Trên cấp xã là cấp huyện và cấp tỉnh sẽ bao quát hơn và đơn vị hành chính lãnh thổ rộng hơn.
Theo đó thì hội đồng nhân dân có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Hội đồng nhân dân đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra nên phải chịu trách nhiệm trước nhân dân và cơ quan nhà nước cấp trên.
- Các đại biểu của hội đồng nhân dân sẽ phải chịu sự giám sát của cử tri, phải trả lời những yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân.
- Hội đồng nhân dân phải thực hiện nhiệm vụ vận động nhân dân thực hiện pháp luật, chính sách của nhà nước.
- Hội đồng nhân dân có quyền giám sát cơ quan hành chính nhà nước như Uỷ ban nhân dân, cơ quan tư pháp như Viện kiểm sát, Toà án.
Nội dung bài viết:
Bình luận