Mã cổ phiếu ngành sản xuất thực phẩm là các mã cổ phiếu của các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thực phẩm. Đây là một ngành quan trọng và có sức ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, do nhu cầu tiêu thụ thực phẩm là thiết yếu và ổn định. Sau đây là Danh sách mã cổ phiếu ngành sản xuất thực phẩm hiện nay. Hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu nhé.
Danh sách mã cổ phiếu ngành sản xuất thực phẩm
1. Đặc điểm cổ phiếu ngành thực phẩm
Ngành thực phẩm không chỉ cung cấp lương thực, thực phẩm, đồ uống cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới. Đây cũng là ngành được Chính phủ ưu tiên phát triển trong giai đoạn từ 2022 - 2026, tầm nhìn đến năm 2035.
Cổ phiếu ngành thực phẩm đồ uống khá đa dạng, có thể kể đến một số ngành chính như:
- Lương thực
- Rượu – bia – nước giải khát
- Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
- Thực phẩm tươi sống, đông lạnh
- Dầu thực vật
- Thực phẩm đóng gói, gia vị
Khi thị trường biến động tiêu cực, lạm phát tăng cao, nhóm cổ phiếu thực phẩm được xem là nơi trú ẩn an toàn cho nhà đầu tư và được xếp vào nhóm cổ phiếu phòng thủ. Cổ phiếu ngành thực phẩm có một số đặc điểm cơ bản như sau:
1.1. Không theo chu kỳ
Nhu cầu về thực phẩm của người dân luôn có xu hướng tăng lên theo sự phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm thường không bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế và theo xu hướng tiêu dùng của người dân.
Khi lãi suất tăng cao, kinh tế khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu thì doanh thu của ngành sẽ giảm nhưng giảm ít hơn các ngành khác do đây là ngành thiết yếu.
1.2. Tính cạnh tranh cao
Do ngành thực phẩm và đồ uống có chu kỳ sống ngắn, tính cạnh tranh cao, các doanh nghiệp cần liên tục đổi mới sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Chỉ những doanh nghiệp năng động, sáng tạo mới, có chiến lược kinh doanh hiệu quả mới có thể đứng vững và phát triển ở thị trường này.
1.3. Chịu ảnh hưởng bởi yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm
Đây là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp. Để có thể phát triển bền vững, doanh nghiệp cần đặt yếu tố vệ sinh và an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng lên hàng đầu.
1.4. Chính sách của chính phủ
Các chính sách như chính sách thuế, chính sách thương mại,... cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm
2. Danh sách mã cổ phiếu ngành sản xuất thực phẩm
2.1. Mã cổ phiếu ngành Thực phẩm & Đồ uống sàn HOSE
1. AAM – Công ty cổ phần Thủy sản Mekong
2. ABT – Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre
3. ACL – Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang
4. AGM – Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang
5. ANV – Công ty cổ phần Nam Việt
6. ASM – Công ty cổ phần Tập đoàn Sao Mai
7. BAF – Công ty cổ phần Nông nghiệp BaF Việt Nam
8. BBC – Công ty cổ phần Bibica
9. BHN – Tổng Công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội
10. CMX – Công ty cổ phần Camimex Group
11. DAT – Công ty cổ phần Đầu tư Du lịch và Phát triển Thủy sản
12. DBC – Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam
13. FMC – Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta
14. GCF – Công ty cổ phần Thực phẩm G.C
15. HNG – Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai
16. HSL – Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Thực phẩm Hồng Hà
17. KDC – Công ty cổ phần Tập đoàn Kido
18. LAF – Công ty cổ phần Chế biến Hàng xuất khẩu Long An
19. LSS – Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn
20. MSN – Công ty cổ phần Tập đoàn MaSan
21. NSC – Công ty cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam
22. PAN – Công ty cổ phần Tập đoàn PAN
23. SAB – Tổng Công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn
24. SBT – Công ty cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa
25. SCD – Công ty cổ phần Nước giải khát Chương Dương
26. SMB – Công ty cổ phần Bia Sài Gòn – Miền Trung
27. SSC – Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam
28. VCF – Công ty cổ phần VinaCafé Biên Hòa
29. VHC – Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn
30. VNM – Công ty cổ phần Sữa Việt Nam
2.2. Mã cổ phiếu ngành Thực phẩm & Đồ uống sàn HNX
1. BCF – Công ty cổ phần Thực phẩm Bích Chi
2. BLF – Công ty cổ phần Thủy sản Bạc Liêu
3. BNA – Công ty cổ phần Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc
4. CAN – Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long
5. CTP – ông ty Cổ phần Minh Khang Capital Trading Public
6. HAD – Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Hải Dương
7. HAT – Công ty cổ phần Thương mại Bia Hà Nội
8. HHC – Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
9. HKT – Công ty cổ phần Đầu tư EGO Việt Nam
10. MCF – Công ty cổ phần Xây lắp Cơ khí và Lương thực Thực phẩm
11. KHS – Công ty cổ phần Kiên Hùng
12. KTS – Công ty cổ phần Đường Kon Tum
13. SAF – Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Safoco
14. SGC – Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang
15. SJ1 – Công ty cổ phần Nông nghiệp Hùng Hậu
16. SLS – Công ty cổ phần Mía đường Sơn La
17. TAR – Công ty cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An
18. TFC – Công ty cổ phần Trang
19. VDL – Công ty cổ phần Thực phẩm Lâm Đồng
2.3. Mã cổ phiếu ngành Thực phẩm & Đồ uống sàn UPCOM
1 . AGF – Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang
2 . ANT – Công ty cổ phần Rau quả Thực phẩm An Giang
3 . APF – Công ty cổ phần Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi
4 . APT – Công ty cổ phần Kinh doanh Thủy Hải Sản Sài Gòn
5 . ATA – Công ty cổ phần NTACO
6 . AVF – Công ty cổ phần Việt An
7 . BBM – Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Nam Định
8 . BHG – Công ty cổ phần Chè Biển Hồ
9 . BHK – Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Kim Bài
10 . BHP – Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Hải Phòng
11 . BLT – Công ty cổ phần Lương thực Bình Định
12 . BMV – Công ty cổ phần Bột mỳ Vinafood 1
13 . BQB – Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Quảng Bình
14 . BSD – Công ty cổ phần Bia, Rượu Sài Gòn – Đồng Xuân
15 . BSH – Công ty cổ phần Bia Sài Gòn – Hà Nội
16 . BSL – Công ty cổ phần Bia Sài Gòn – Sông Lam
17 . BSP – Công ty cổ phần Bia Sài Gòn – Phú Thọ
18 . BSQ – Công ty cổ phần Bia Sài Gòn – Quảng Ngãi
19 . BTB – Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Thái Bình
20 . C22 – Công ty cổ phần 22
21 . CAD – Công ty cổ phần Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy sản CADOVIMEX
22 . CAT – CTY Cổ phần Thủy sản Cà Mau
23 . CBS – Công ty cổ phần Mía đường Cao Bằng
24 . CCA – Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ
25 . CFV – CTY TNHH Một thành viên Cà phê Thắng Lợi
26 . CLX – Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn (Cholimex)
27 . CMF – Công ty cổ phần Thực phẩm Cholimex
28 . CMM – Công ty cổ phần Camimex
29 . CMN – Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa-Miliket
30 . CNA – Công ty cổ phần Tổng CTY Chè Nghệ An
31 . CPA – Công ty cổ phần Cà phê Phước An
32 . DMN – Công ty cổ phần Domenal
33 . EPC – CTY TNHH Một thành viên Cà phê Ea Pốk
34 . FCC – Công ty cổ phần Liên hợp Thực phẩm
35 . FCS – Công ty cổ phần Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh
36 . FGL – Công ty cổ phần Cà phê Gia Lai
37 . HAF – Công ty cổ phần Thực phẩm Hà Nội
38 . HAV – Công ty cổ phần Rượu Hapro
39 . HBH – Công ty cổ phần Habeco – Hải Phòng
40 . HKB – Công ty cổ phần Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội – Kinh Bắc
41 . HLB – Công ty cổ phần Bia và Nước giải khát Hạ Long
42 . HNM – Công ty cổ phần Sữa Hà Nội
43 . HNR – Công ty cổ phần Rượu và Nước giải khát Hà Nội
44 . HVA – Công ty cổ phần Đầu tư HVA
45 . HVG – Công ty cổ phần Hùng Vương
46 . ICF – Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy Sản
47 . IDI – Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia I.D.I
48 . IDP – Công ty cổ phần Sữa Quốc tế
49 . IFS – Công ty cổ phần Thực phẩm Quốc tế
50 . ILA – Công ty cổ phần ILA
51 . JOS – Công ty cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Minh Hải
52 . KTC – Công ty cổ phần Thương mại Kiên Giang
53 . MCH – Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan
54 . MCM – Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
55 . MLS – Công ty cổ phần Chăn nuôi – Mitraco
56 . MML – Công ty cổ phần Masan MEATLife
57 . MPC – Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú
58 . NDF – Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm nông sản xuất khẩu Nam Định
59 . NGC – Công ty cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Ngô Quyền
60 . NSS – Công ty cổ phần Nông Súc Sản Đồng Nai
61 . PCF – Công ty cổ phần Cà Phê Petec
62 . PRO – Công ty cổ phần Procimex Việt Nam
63 . PSL – Công ty cổ phần Chăn nuôi Phú Sơn
64 . QHW – Công ty cổ phần Nước khoáng Quảng Ninh
65 . QNS – Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi
66 . SB1 – Công ty cổ phần Bia Sài Gòn – Nghệ Tĩnh
67 . SBL – Công ty cổ phần Bia Sài Gòn – Bạc Liêu
68 . SEA – Tổng CTY Thủy sản Việt Nam
69 . SKH – Công ty cổ phần Nước giải khát Sanest Khánh Hòa
70 . SKN – Công ty cổ phần Nước giải khát Sanna Khánh Hòa
71 . SKV – Công ty cổ phần Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa
72 . SNC – Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Năm Căn
73 . SPD – Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Miền Trung
74 . SPH – Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội
75 . SPV – Công ty cổ phần Thủy Đặc Sản
76 . SSN – Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Sài Gòn
77 . TAN – Công ty cổ phần Cà phê Thuận An
78 . TCJ – Công ty cổ phần Tô Châu
79 . THP – Công ty cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước
80 . TS4 – Công ty cổ phần Thủy sản số 4
81 . VHF – Công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà
82 . VLC – Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam
83 . VLF – Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long
84 . VNH – Công ty cổ phần Đầu tư Việt Việt Nhật
85 . VOC – Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam
86 . VSF – Tổng Công ty Lương thực Miền Nam
87 . VTL – Công ty cổ phần Vang Thăng Long
88 . WSB – Công ty cổ phần Bia Sài Gòn – Miền Tây
3. Tiềm năng đầu tư cổ phiếu ngành thực phẩm đồ uống
Tiềm năng đầu tư cổ phiếu ngành thực phẩm đồ uống
Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng với gần 100 triệu người tiêu dùng, đem lại cơ hội phát triển lớn cho các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm và nhiều ngành nghề khác. Ông BT Tee - Tổng Giám Đốc Informa Markets Việt Nam đưa ra nhận định tại cuộc họp báo trước Food & Hotel Hanoi 2023 - Triển lãm Quốc tế lần thứ hai về Thực phẩm, Đồ uống, Thiết bị làm bánh, Nhà hàng, Khách sạn và Cung ứng dịch vụ tại Việt Nam 2023.
Việc thúc đẩy du lịch cũng góp phần kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm và dịch vụ ăn uống trong nước. Bên cạnh đó, việc tham gia tích cực 16 hiệp định thương mại tự do đã tạo tiền đề cho hoạt động xuất - nhập khẩu và đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, dịch vụ lưu trú..
Tại Đông Nam Á, ngành thực phẩm Việt Nam cũng được xếp hạng khá cao, trong đó, phân khúc bánh kẹo và đồ ăn nhẹ chiếm tỷ trọng lớn và có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Ẩm thực luôn gắn liền với ngành du lịch và lưu trú, do đó khi du lịch mở cửa thì sẽ kéo theo sự tăng trưởng của ngành ẩm thực.
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ 4 tháng đầu năm 2023, doanh thu lữ hành trên toàn quốc ước đạt 9,1 nghìn tỷ đồng (gấp 2,1 lần cùng kỳ năm trước) Có thể thấy, ngoài việc đóng vai trò thiết yếu, ngành ẩm thực còn được hưởng lợi từ ngành du lịch và một số ngành nghề khác, bởi vậy không khó hiểu khi nhóm ngành này được nhiều nhà đầu tư chứng khoán quan tâm và mong muốn đưa vào danh mục đầu tư của mình.
4. Thách thức đầu tư cổ phiếu ngành thực phẩm đồ uống
Đầu tư cổ phiếu thực phẩm có thể mang lại lợi nhuận cao, nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro và thách thức.
Đầu tiên là rủi ro về chi phí đầu vào - tức là chi phí nguyên vật liệu. Khi giá nguyên vật liệu tăng cao sẽ dẫn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ giảm sút. Đặc biệt, hiện nay yếu tố biến đổi khí hậu rất dễ gây ra tình trạng mất mùa, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm cũng là nguyên nhân dẫn đến giá nguyên liệu đầu vào tăng cao.
Rủi ro về cạnh tranh cần được lưu ý bởi đây là ngành có tính cạnh tranh cao, các doanh nghiệp phải có chiến lược sáng tạo, thường xuyên đổi mới sản phẩm để thu hút khách hàng.
Tiếp đến là rủi ro về biến động thị trường. Khi thị trường chứng khoán biến động, giá cổ phiếu của ngành thực phẩm cũng biến động theo, Nếu nhà đầu tư thiếu kiến thức và kinh nghiệm, khả năng thua lỗ là rất lớn.
Bên cạnh đó, xu hướng tiêu dùng của người dân thay đổi, nhu cầu về các sản phẩm thay đổi cũng là một trong những thách thức đối với các doanh nghiệp trong ngành. Yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm vô cùng quan trọng và ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu, do đó nhà đầu tư nên lựa chọn doanh nghiệp có uy tín, cam kết về vệ sinh an toàn thực phẩm để đầu tư an toàn.
Chính sách về thuế, thương mại… cũng có thể là thách thức đối với doanh nghiệp trong ngành, nhà đầu tư cần nắm bắt để kịp thời đưa ra quyết định phù hợp. Để giảm thiểu rủi ro khi đầu tư vào các mã chứng khoán ngành thực phẩm, nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ những lợi thế, thách thức và những yếu tố ảnh hưởng đến ngành trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
5. Các câu hỏi thường gặp
Cổ phiếu là gì?
Cổ phiếu là một loại chứng khoán được coi là tài sản xác nhận quyền sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành và được phát hành dưới dạng chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Chỉ công ty cổ phần mới có quyền phát hành cổ phiếu (theo (khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019), khoản 1 Điều 121 Luật Doanh nghiệp 2020).
Mục đích của việc mua bán cổ phiếu là gì?
Cá nhân, tổ chức mua bán cổ phiếu, chủ yếu nhằm mục đích sau:
Để tìm kiếm lợi nhuận. Thông thường đây là mục đích chính khi mua bán cổ phiếu. Cổ phiếu là công cụ sinh lời cao và cũng là kênh đầu tư linh hoạt.
- Để nắm quyền biểu quyết và quản lý công ty: Đối với những cá nhân, tổ chức muốn nắm quyền điều hành công ty, họ thường mua bán số lượng cổ phiếu khá lớn.
Tại sao nhiều nhà đầu tư thua lỗ khi mua cổ phiếu?
- Không nghiên cứu kỹ lưỡng
- Thiếu kiến thức và kinh nghiệm đầu tư
- Đầu tư dựa trên cảm xúc
Hy vọng qua bài viết, chúng tôi đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Danh sách mã cổ phiếu ngành sản xuất thực phẩm. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.
Nội dung bài viết:
Bình luận