Những vụ án nào không được xét xử công khai? [Mới nhất 2022]

Hiến pháp và quy định của Luật Tổ chức Tòa án tại Việt Nam ghi nhận việc xét xử là của Tòa án và phải đảm bảo hai chế độ xét xử là sơ thẩm và phúc thẩm. Trong quá trình xét xử Thẩm phán phải đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc xét xử được quy định trong pháp luật.  Vậy Những vụ án nào không được xét xử công khai? [Mới nhất 2022]  Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Xét xử công khai la gì, thực hiện trong trường hợp nào?
Những vụ án nào không được xét xử công khai? [Mới nhất 2022]

1. Xét xử công khai là gì?

Việc xét xử của Tòa án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự. Thông thường, việc xét xử được tiến hành ở trụ sở của Tòa án. Người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án mời, triệu tập để xét hỏi (khoản 5 Điều 246 BLTTHS 2015). Tuy nhiên, thực tế đối với những vụ án quan trọng, số người muốn tham dự đông, Tòa án chỉ có thể mời một số đại biểu cơ quan, đoàn thể và cho phép một số người vào tham dự để phù hợp với chỗ ngồi của phòng xử án để đảm bảo trật tự phiên tòa. Trong trường hợp đặc biệt thì Tòa án có thể xử kín nhưng phải tuyên án công khai; đó là những trường hợp sau: cần giữ bí mật nhà nước, cần giữ thuần phong, mỹ tục của dân tộc (một số tội phạm về tình dục, tội phạm mà bị cáo là người chưa thành niên), cần bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự. Ví dụ, trong những vụ hiếp dâm, người bị hại phải kể tỉ mỉ các tình tiết của vụ án, người giám định cũng cần đưa ra kết luận về người bị hại…Nếu xét xử công khai sẽ ảnh hưởng đến danh dự, bí mật đời tư, hạnh phúc gia đình hoặc tương lai của người bị hại; do vậy, trong một số trường hợp quy định hoặc khi người bị hại yêu cầu thì tòa án phải xem xét, quyết định việc xử kín. Nếu tòa án xét xử kín thì người không có nhiệm vụ không được tham dự phiên tòa xét xử đối với toàn bộ hay một phần vụ án. Dù phiên toà được tiến hành xét xử kín, nhưng bản án và quyết định của phiên toà đó cũng phải được tuyên công khai.

Nội dung phiên toà, thời gian, địa điểm mở phiên toà phải được niêm yết công khai trước khi xét xử, kết quả xét xử tại phiên toà có thể được công bố trên báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình hoặc bằng các phương tiện thông tin đại chúng khác cho mọi người biết

Nguyên tắc xét xử công khai chỉ áp dụng đối với thủ tục xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm, không áp dụng đối với thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm.

Việc xét xử công khai hay xét xử kín là do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định trên cơ sở xem xét nội dung vụ án và yêu cầu của đương sự.

Xét xử công khai là một biểu hiện dân chủ của tố tụng hình sự Việt Nam, có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao tác dụng giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, tạo điều kiện để nhân dân giám sát hoạt động của Tòa án và nâng cao tinh thần trách nhiệm của Thẩm phán và Hội thẩm.

2. Tại sao phải xét xử công khai?

Theo khoản 3 Điều 103 Hiến pháp 2013 quy định như sau: “3. Tòa án nhân dân xét xử công khai….”. Do vậy, nguyên tắc này được triển khai thực hiện ở các phiên tòa; trong tất cả các lĩnh vực khác nhau. Như hình sự, dân sự, hành chính, lao động,….. Điển hình nhất là trong các vụ án hình sự. Bắt nguồn từ nguyên tắc về quyền con người, ai cũng có quyền bình đẳng trước pháp luật. Mọi người đều bình đẳng về quyền được xét xử công bằng, công khai bởi tòa án. Điều này nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ của họ; cũng như về bất cứ sự buộc tội nào đối với họ. Thêm nữa, với vai trò nhằm bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải, thực thi pháp luật, các phiên tòa được hiến định rằng phải được tổ chức công khai để mọi người dân có nhu cầu thì đều có thể tham gia; đều có thể được biết thông tin về vụ việc được xét xử.

Thông qua đó thực hiện chức năng giám sát đối với hoạt động xét xử vụ án. Ngoài ra, việc xét xử công khai phát huy được tính giáo dục chính trị – pháp lý; tác dụng phòng ngừa của hoạt động xét xử. Việc xét xử công khai bảo đảm cho hoạt động xét xử được tiến hành đúng đắn; nâng cao trách nhiệm của Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Luật sư bào chữa đối với việc thực hiện nghĩa vụ của mình; đối với việc tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật.

3. Quy định về xét xử công khai

Pháp luật quy định tòa án phải có trách nhiệm công khai nội dung phiên tòa; thời gian; địa điểm mở phiên tòa. Những nội dung này phải được niêm yết công khai trước khi xét xử. Kết quả xét xử tại phiên tòa có thể được công bố trên báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình; hoặc bằng các phương tiện thông tin đại chúng khác cho mọi người biết.

Điều 25 BLTTHS năm 2015 quy định: “Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai”. Nội dung nguyên tắc này một mặt thể hiện tính dân chủ, tạo điều kiện cho nhân dân kiểm tra, giám sát được các hoạt động của Tòa án, của các chủ thể tiến hành tố tụng, qua đó phát hiện những thiếu sót hoặc sai lầm trong tiến trình giải quyết vụ án, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, của công dân theo quy định của pháp luật, mặt khác qua xét xử công khai còn có tác dụng tuyên truyền pháp luật cho quần chúng nhân dân.

Như vậy có thể thấy xét xử công khai nhằm đảm bảo cơ chế kiểm tra và giám sát của nhân dân đối với hoạt động xét xử và tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật cho người dân. Tuy vậy Tòa án có thể quyết định xét xử kín trong một số trường hợp quy định hoặc theo yêu cầu chính đáng của đương sự như đã viện dẫn trên. Đây là trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc xét xử công khai trong tố tụng hình sự.

4. Những vụ án nào không được xét xử công khai? [Mới nhất 2022]

Những vụ án nào không được xét xử công khai thì sẽ được xét xử kín.

4.1 Xét xử kín là gì ?

Xét xử kín được hiểu là không phải tất cả mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa như trường hợp xét xử công khai, nhưng phải tuyên án công khai.

Trong phiên tòa xét xử kín, chỉ có Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên tòa, bị cáo, đương sự và những người tham gia tố tụng do Hội đồng xét xử triệu tập nếu xét thấy cần thiết. Còn lại, không một ai khác được ở lại phòng xét xử để theo dõi diễn biến phiên tòa, kể cả nhà báo hay người thân của bị cáo, đương sự.

4.2 Những trường hợp nào được xét xử kín

Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, Điều 25 - Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định:

“Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai”.

 

Theo quy định này, có 3 trường hợp Tòa sẽ xét xử kín:

Thứ nhất, nếu Tòa xét thấy cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục. Các vụ án điển hình cho trường hợp xét xử kín này xuất phát từ các vụ án liên quan đến Làm sai quy định nhà nước gây thất thoát ngân sách, tham nhũng,…..Vì nó liên quan đến việc giữ bí mật nhà nước.

Thứ hai, xét thấy phải bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi. Các vụ án điển hình thường là các vụ án về hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm, dâm ô,…. Vì những vụ án này thường ảnh hưởng đến tâm lý của nạn nhân trong giai đoạn chưa phát triển về tinh thần.

Thứ ba, xuất phát từ quyền giữ kín bí mật đời tư của chính đương sự. Trong một số trường hợp, yêu cầu được xét xử kín cũng là căn cứ để Tòa xét xử kín vụ án.

Nếu vụ án thuộc trường hợp được xét xử kín như nêu trên, đương sự có quyền gửi đơn đến tòa án xét xử vụ án đó để yêu cầu xử kín. Trên cơ sở yêu cầu của đương sự, Tòa án sẽ xem xét, quyết định và khi đưa vụ án ra xét xử, Tòa sẽ ghi rõ hình thức xét xử là công khai hoặc xử kín.

Tuy nhiên, hiện nay, khái niệm “thuần phong mỹ tục” và “bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự” vẫn chưa được hướng dẫn, giải thích cụ thể để áp dụng thống nhất.

Theo quy định này, để tránh trình bày toàn bộ tình tiết của vụ án, làm ảnh hưởng tới bí mật nhà nước, bí mật đời tư, ảnh hưởng tới việc bảo vệ cho người dưới 18 tuổi…,

3. Xét xử kín nhưng bản án phải công khai

Tuy quá trình xét xử phải kín nhưng mà bản án phải được công khai cho mọi người. Song, bản án cũng thường chỉ được công khai phần quyết định bởi lẽ, việc công bố toàn bộ bản án sẽ trình bày hết các tình tiết vụ án. Điều này sẽ khó bảo vệ được bí mật nhà nước, bí mật đời tư và quyền lợi của người dưới 18 tuổi, trái với nguyên tắc việc xét xử kín. Cụ thể, tại Điều 327 – Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 đã quy định:

Điều 327. Tuyên án

Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án. Trường hợp xét xử kín thì chỉ đọc phần quyết định trong bản án. Sau khi đọc xong có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo.

Theo đó, phần tuyên án công khai nêu họ tên các bị cáo, tội danh và mức hình phạt cụ thể đối với từng bị cáo.

Vụ án hình sự khi xét xử kín phải tuyên án công khai. Cụ thể, Điều 327 BLTTHS 2015 quy định: Trường hợp xét xử kín thì chỉ đọc phần quyết định trong bản án, sau khi đọc xong có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo.

Điều này được hiểu rằng phần tuyên án công khai này sẽ chỉ nêu họ tên các bị cáo, tội danh bị kết án và mức hình phạt cụ thể đối với từng bị cáo, không công bố nội dung vụ án cũng như hành vi phạm tội của các bị cáo để đảm bảo các yêu cầu tại Điều 25 kể trên.

Quy định về việc tuyên án công khai này nhằm đảm bảo phán quyết của Tòa án phải được công khai để từ đó giúp nhân dân giám sát và kiểm tra tính khách quan, minh bạch của phán quyết.

Bên cạnh đó, điều này nhằm giáo dục ý thức pháp luật, tuyên truyền pháp luật cho nhân dân bởi, thông qua hoạt động xét xử công khai mọi người nhận thức được rằng bất cứ sự việc vi phạm pháp luật nào đều bị xử lí theo pháp luật, thể hiện tính răn đe và mục đích phòng ngừa chung đến xã hội.

Trên đây là bài viết về Xét xử công khai la gì, thực hiện trong trường hợp nào?Những vụ án nào không được xét xử công khai? [Mới nhất 2022] mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo