Trong thời buổi ngày nay, các doanh nghiệp đang có xu hướng thành lập các văn phòng đại diện đặt tại nhiều khu vực khác nhau. Văn phòng đại diện giúp doanh nghiệp thực hiện các hoạt động đã được ủy quyền cũng như mang thương hiệu của doanh nghiệp đến nhiều địa bàn. Vậy, chuyển tiền cho văn phòng đại diện ở nước ngoài ? Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới của ACC để được giải đáp thắc mắc và biết thêm thông tin chi tiết về chuyển tiền cho văn phòng đại diện ở nước ngoài.

1.Tổng quan về văn phòng đại diện
Trước khi tìm hiểu chuyển tiền cho văn phòng đại diện ở nước ngoài, chủ thể cần nắm được tổng quát về văn phòng đại diện là gì.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.
Tên văn phòng đại diện phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
Tên văn phòng đại diện phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện”.
Tên văn phòng đại diện phải được viết hoặc gắn tại trụ sở văn phòng đại diện. Tên văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do văn phòng đại diện phát hành.
Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.
Không yêu cầu bắt buộc văn phòng đại diện phải có con dấu, nên việc văn phòng đại diện có con dấu hay không phụ thuộc vào quyết định của doanh nghiệp hoặc điều lệ công ty.
Căn cứ vào khoản 1 điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới hành chính.
Như vậy, không giới hạn việc thành lập văn phòng đại diện.

2.Chuyển tiền cho văn phòng đại diện ở nước ngoài như thế nào?
Chuyển tiền cho văn phòng đại diện ở nước ngoài cụ thể như sau:
Theo Điều 30 Nghị định 07/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài thực hiện chức năng văn phòng liên lạc, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thương mại. Do đó,văn phòng đại diện không phát sinh nguồn thu hợp pháp từ hoạt động kinh doanh tại Việt Nam
Tại Điều 7 Nghị định 70/2014/NĐ-CP quy định về việc chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài như sau “người cư trú là tổ chức được thực hiện chuyển tiền một chiều ra nước ngoài để phục vụ mục đích tài trợ, viện trợ hoặc các mục đích khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”.
Hiện pháp luật Việt Nam cũng không cấm hoạt động chuyển tiền ra nước ngoài cho trường hợp của Quý Khách mà tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 70/2014/NĐ-CP có quy định như sau: “Tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm xem xét các chứng từ, giấy tờ do người cư trú, người không cư trú xuất trình để bán, chuyển, xác nhận nguồn ngoại tệ tự có hoặc mua từ tổ chức tín dụng được phép để mang ra nước ngoài căn cứ vào yêu cầu thực tế, hợp lý của từng giao dịch chuyển tiền”.
Như vậy tùy theo từng yêu cầu giao dịch chuyển tiền cụ thể mà tổ chức tín dụng được phép sẽ có trách nhiệm yêu cầu, xem xét các chứng từ, giấy tờ.
Văn phòng đại diện chuyển tiền ra nước ngoài cần tới chi nhánh hoặc trụ sở chính của tổ chức tín dụng để điền đầy đủ, chính xác các thông tin vào “Phiếu chuyển tiền” theo mẫu quy định của ngân hàng và xuất trình một số giấy tờ liên quan tới mục đích chuyển tiền, trong đó thể hiện về nguồn thu hợp pháp hoàn tiền cọc thuê nhà có thể ví dụ như:
– Hợp đồng thuê nhà;
– Chứng từ thanh toán tiền đặt cọc trước đó;
– Giấy chuyển tiền từ Công ty sang cho Văn phòng đại diện để nộp tiền đặt cọc;
– Biên bản thanh lý/thỏa thuận thanh lý Hợp đồng thuê nhà;
– Biên bản nhận lại tiền từ bên cho thuê;
– Giấy phép hoạt động của Công ty và Văn phòng đại diện;
– Các văn bản tùy thuộc vào quy chế của mỗi ngân hàng.
3.Đăng ký và chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện
Khi tìm hiểu chuyển tiền cho văn phòng đại diện ở nước ngoài, chủ thể cũng cần biết được thông tin liên quan đến đăng ký và chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện
Doanh nghiệp có quyền thành lập văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.
Trường hợp thành lập văn phòng đại diện trong nước, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm:
- Thông báo thành lập văn phòng đại diện;
- Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp; bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu văn phòng đại diện.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện;
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
Văn phòng đại diện của doanh nghiệp được chấm dứt hoạt động theo quyết định của chính doanh nghiệp đó hoặc theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và người đứng đầu văn phòng đại diện bị chấm dứt hoạt động liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện.
Những vấn đề có liên quan đến chuyển tiền cho văn phòng đại diện ở nước ngoài cũng như các thông tin cần thiết khác đã được trình bày cụ thể và chi tiết trong bài viết. Khi nắm được các thông tin về chuyển tiền cho văn phòng đại diện ở nước ngoài sẽ giúp chủ thể xác định được vấn đề một cách chính xác và rõ ràng hơn.
4. Những câu hỏi thường gặp
Văn phòng đại diện có tư cách pháp nhân không?
Không, văn phòng đại diện là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp nên không có tư cách pháp nhân.
Lệ phí nhà nước khi thực hiện thủ tục thành lập văn phòng đại diện như thế nào?
Lệ phí nhà nước khi thực hiện thủ tục thành lập văn phòng đại diện được quy định cụ thể trong Thông tư số 47/2019/TT-BTC.
- Miễn lệ phí đối với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử, phí công bố 100.000 đồng.
Đối với thuế thu nhập cá nhân của văn phòng đại diện
Theo quy định Điều 24, Thông tư số 111/2013/TT-BTC, văn phòng đại diện có trách nhiệm trong việc nộp thuế từ phần thu nhập tiền công, tiền lương của nhân viên làm việc tại văn phòng.
Đóng bảo hiểm xã hội cho nhân sự của văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện có thể thực hiện đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên làm việc tại văn phòng đại diện hoặc chuyển để công ty mẹ đóng bảo hiểm cho nhân viên đều được.
Nếu quý khách hàng vẫn còn thắc mắc liên quan đến chuyển tiền cho văn phòng đại diện ở nước ngoài cũng như các vấn đề có liên quan, hãy liên hệ ngay với ACC. Công ty luật ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.
Nội dung bài viết:
Bình luận