Việc thanh lý tài sản cố định thỉnh thoảng vẫn xảy ra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Việc thanh lý tài sản cố định xảy ra khi TSCĐ đó không còn phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Hoặc trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể, việc thanh lý tài sản cố định là việc cần làm đầu tiên. Vậy, khi thanh lý tài sản cố định, cần những thủ tục, hồ sơ ra sao? Hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu qua bài viết sau.
Bộ hồ sơ thanh lý tài sản cố định cần chứng từ gì?
1. Tài sản cố định là gì?
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
- Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.
2. Thanh lý tài sản cố định là gì?
Thanh lý tài sản cố định là việc doanh nghiệp tiến hành bán các tài sản đã mua sắm (đã ghi tăng) của mình, bởi 1 trong các lý do sau:
- TSCĐ đã hết thời gian khấu hao
- Tài sản cố định đã lạc hậu, không còn phù hợp với việc sản xuất của doanh nghiệp;
- Tài sản cố định hư hỏng, không sử dụng được;
- Khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể;
- Hoặc đơn giản doanh nghiệp muốn thay đổi tài sản cố định để phục vụ tốt hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
Thì khi đó, doanh nghiệp sẽ tiến hành thanh lý tài sản cố định.
Cách tính giá trị thanh lý tài sản cố định
Công thức tính giá trị thanh lý tài sản cố định = Nguyên giá của tài sản cố định – Giá trị đã khấu hao
3. Bộ hồ sơ thanh lý tài sản cố định
- "3.2.2. Trường hợp thanh lý TSCĐ: TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Khi có TSCĐ thanh lý, doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ. Hội đồng thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính và lập “Biên bản thanh lý TSCĐ" theo mẫu quy định. Biên bản được lập thành 2 bản, 1 bản chuyển cho phòng kế toán để theo dõi ghi sổ, 1 bản giao cho bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ.
- Căn cứ vào Biên bản thanh lý và các chứng từ có liên quan đến các khoản thu, chi thanh lý TSCĐ,... kế toán ghi sổ như trường hợp nhượng bán TSCĐ."
- Quyết định thanh lý tài sản cố định
- Biên bản thanh lý tài sản cố định
- Quyết định thanh lý tài sản cố định (TSCĐ)
- Biên bản đánh giá lại tài sản cố định (Ghi nhận tình trạng, giá trị còn lại trên sổ sách kế toán,…)
- Biên bản thanh lý tài sản cố định
- Thông báo thanh lý tài sản cố định: Doanh nghiệp tiến hành đăng báo và chụp lại ảnh tin đăng thanh lý TSCĐ trong 3 kỳ liên tiếp. Nội dung bài đăng phải bao gồm: thông tin về tài sản cố định (tên, đời, số hiệu hoặc mã loại), giá bán, thời gian thanh lý,…
- Hợp đồng thanh lý TSCĐ với cá nhân, tổ chức nhận chuyển nhượng
- Hóa đơn thanh lý TSCĐ
- Các hồ sơ khác như: Quyết định lập hội đồng thanh lý TSCĐ (Bao gồm: giám đốc doanh nghiệp, trưởng bộ phận quản lý trực tiếp TSCĐ, kế toán)
4. Mẫu hồ sơ thanh lý tài sản cố định
- Mẫu quyết định thanh lý tài sản cố định, tải ngay tại đây.
- Mẫu biên bản đánh giá lại TSCĐ, tải ngay tại đây
- Mẫu biên bản thanh lý TSCĐ, tải ngay tại đây
- Mẫu hợp đồng thanh lý TSCĐ, tải ngay tại đây
- Mẫu quyết định thành lập hội đồng thanh lý TSCĐ, tải ngay tại đây
Nội dung bài viết:
Bình luận