Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa qua mỹ gồm những gì?

CO là một chứng từ cực kỳ quan trọng trong xuất nhập khẩu. Hiểu rõ nội dung và biết cách sử dụng đúng sẽ giúp các nhà xuất nhập khẩu rất nhiều trong việc đáp ứng các quy định hiện hành, cũng như bảo vệ quyền lợi của mình với ưu đãi thuế. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ vấn đề này. Hãy cùng ACC tìm hiểu về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa qua mỹ thông qua bài viết dưới đây nhé.

Chứng Từ Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa Qua Mỹ

1. Khái niệm giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

C/O (Certificate of Origin): là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước đó. C/O phải tuân thủ theo quy định của nước xuất khẩu và cả nước nhập khẩu theo quy tắc xuất xứ.

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hay còn được kí hiệu là C/O tiếng anh là Certificate of Origin đây là một loại giấy tờ, chứng từ rất quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cung cấp cho chúng ta biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, quốc gia nào đó.

Đây là giấy chứng nhận được tiến hành cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại quốc gia đó. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải đảm bảo nguyên tắc đó là tuân thủ đúng và chuẩn theo quy định của nước xuất khẩu hàng hóa đó, ngoài ra cũng phải và tuân thủ đúng và chuẩn theo quy định của nước nước nhập khẩu theo quy tắc xuất xứ.

Mục đích của C/O là chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về Xuất nhập khẩu của cả hai nước: Nhập khẩu và xuất khẩu (hiểu nôm na rằng là đó không phải hàng lậu hay hàng trôi nổi không có nhà sản xuất rõ ràng).

Những ưu đãi đặc biệt của giấy chứng nhận xuất xứ C/O.

Nếu bạn là chủ hàng nhập khẩu, thì yếu tố quan trọng nhất là C/O hợp lệ sẽ giúp bạn được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu. Có thể chênh lệch vài % đến vài chục %, giảm lượng lớn số tiền thuế. Vì vậy, khi làm Thủ tục Hải quan cho các lô hàng có khai kèm C/O, bạn cần hết sức lưu ý để tránh những lỗi không đáng có. (Về Form của C/O, dấu, chữ ký, các thông tin liên quan đến hàng hóa …).

Với chủ hàng xuất khẩu, thì việc xin C/O chỉ là theo quy định trong hợp đồng với người mua hàng nước ngoài. Nếu bạn là người xuất khẩu thì vài trò của C/O cũng không to tát lắm, nhiều khi lại thêm việc làm thủ tục.

Còn xét về mặt quản lý Nhà nước, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có một số vai trò liên quan đến chính sách chống phá giá, trợ giá, thống kê thương mại & duy trì hệ thống hạn ngạch,.…

2. Phân loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Giấy Chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu bao gồm các loại sau:

– C/O Mẫu A cấp cho các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang các nước, vùng lãnh thổ dành cho Việt Nam chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập;

– C/O dệt may cấp cho các sản phẩm dệt may của Việt nam xuất khẩu theo các Hiệp định quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

– C/O hàng dệt thủ công cấp cho các sản phẩm dệt thủ công của Việt Nam, xuất khẩu sang EU theo Nghị định thư D bổ sung cho Hiêp định hàng dệt may giữa Việt Nam và EU;

– C/O cho hàng cà phê cấp cho sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới;

– Các loại C/O do nước nhập khẩu sản phẩm của Việt Nam quy định hoặc được quy định trong các hiệp định quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

– C/O Mẫu B cấp cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trong các trường hợp Người xuất khẩu không đề nghị cấp một trong các loại mẫu C/O nói trên.

3. Đối tượng áp dụng đối với giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 81/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại thì giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ được áp dụng đối với các đối tượng như sau:

1. Thương nhân thực hiện khuyến mại, gồm:

a) Thương nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trực tiếp thực hiện khuyến mại hoặc thực hiện khuyến mại thông qua các thương nhân phân phối (bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhượng quyền thương mại và các thương nhân phân phối khác theo quy định của pháp luật);

b) Thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác theo thỏa thuận với thương nhân đó.

2. Thương nhân trực tiếp tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, gồm:

a) Thương nhân tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại hoặc tổ chức cho các thương nhân khác, tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại (thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại);

b) Thương nhân trực tiếp hoặc thuê thương nhân khác tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại cho riêng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh.

Như vậy, ta có thể thấy các đối tượng áp dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa chủ yếu là các doanh nhân kinh doanh buôn bán, các thương nhân, thương lái. Sở dĩ như vậy là vì những đối tượng này là những đối tượng có công việc liên quan trực tiếp đến đối tượng kinh doanh là hàng hóa. Việc đáp ứng và đảm bảo về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là yêu cầu tất yếu theo đúng quy định pháp luật.

4. Giới thiệu về Chứng nhận xuất xứ từ Mỹ

Một số điểm phát hàng yêu cầu một Chứng nhận xuất xứ (CO) đối với các hàng hóa nhất định. Mục đích của CO là để xác nhận nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được vận chuyển.

Đối với các mẫu được hoàn thành trực tuyến, ứng dụng này chỉ được thiết kế cho các hàng hóa có xuất xứ từ Mỹ hoặc Puerto Rico.

CO có thể được yêu cầu do các sắp xếp Thoả ước được thiết lập, mức thuế thay đổi, và xử lý thuế ưu đãi phụ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ của lô hàng.

CO xác nhận quốc gia mà hàng hóa được sản xuất. Hàng hóa được xuất và các điểm phát hàng xác định CO có được yêu cầu hay không. Một số quốc gia giới hạn hàng nhập từ một số nước nhất định; nhiều quốc gia giới hạn số lượng hàng hóa được cho phép nhập, hoặc ưu tiên các hàng hóa được sản xuất trong Hoa Kỳ.

Mẫu này yêu cầu chữ ký được uỷ quyền của Phòng Bộ trưởng Thương mại địa phương và dấu của tổ chức đó.

Sử dụng CO NAFTA đối với các điểm phát hàng tới Canada và Mexico nếu hàng hóa đủ tư cách là hàng hóa có Nguồn gốc Bắc Mỹ.

Mô tả và số tiền trên CO phải thống nhất với mô tả và số tiền được nhập vào Hóa đơn.

Nói chung, bạn cần một CO khi nguồn gốc xuất xứ là ở Hoa Kỳ, và quốc gia phát hàng và hàng hóa là:

  • Albania: Hàng hóa là thực phẩm, thuốc, dược phẩm, hoặc thiết bị y tế thương mại bất kỳ. Nó bao gồm tất cả các mẫu thực phẩm, thuốc, hoặc dược phẩm thương mại.
  • Argentina: Hàng hoá là hàng dệt may, không tính đến giá trị (các mẫu dệt may không thể sử dụng được không cần CO).
  • Áo: Yêu cầu đối với tất cả các lô hàng dệt may thương mại. Các mẫu dệt may thuộc "không có giá trị thương mại" dưới 256.00 EUR/235.00 USD KHÔNG cần CO. CO cũng KHÔNG yêu cầu đối với các hàng mua với số lượng dệt may giới hạn chỉ để sử dụng cá nhân, nhỏ hơn 820.00 EUR/760.00 USD (Không được ở số lượng lớn).
  • Bỉ: Tất cả các lô hàng chứa sản phẩm dệt may có xuất xứ từ các quốc gia ngoài EU.  Ví dụ như các lô hàng mẫu dệt may không có giá trị thương mại hoặc hải quan và các hàng mua dưới 250.00 EUR/230.00 USD một mặt hàng.
  • Bolivia: Tất cả hàng hóa không phải giấy tời có giá trị trên 3.000 USD.
  • Canada: Xem CO NAFTA.
  • Đảo Canary: Hàng hóa là bất kỳ mặt hàng nào không phải giấy tờ.
  • Đan Mạch: Các lô hàng dệt may có giá trị trên 1000.00 DKR/110.00 USD và có nguồn gốc xuất xứ từ các quốc gia ngoài EU (Không yêu cầu CO đối với CÁC MẪU dệt may - nếu "các mẫu" có trên hóa đơn).
  • Phần Lan: Đối với tất cả các quốc gia ngoài EU: Tất cả các hàng dệt may và mẫu dệt may trên 45.00 EUR/54.00 USD.Đối với các quốc gia Châu Âu ngoài EU: Không Yêu cầu nếu chứng minh nguồn gốc xuất xứ được xác định từ tài liệu EUR1 hoặc khai báo trên hóa đơn.  Chú ý: KHÔNG yêu cầu CO đối với hàng mua có số lượng dệt may giới hạng để sử dụng cá nhân (không được ở số lượng lớn hoặc hàng loạt).
  • Pháp: Tất cả các lô hàng dệt may và quần áo sản xuất từ các quốc gia ngoài EU nếu giá trị CIF của lô hàng lớn hơn 1.000,00 EUR/980,00 USD.  Các chứng chỉ sao chụp hoặc vẽ sẽ không được chấp nhận.
  • Đức: Tất cả các lô hàng  dệt may thương mại. Các mẫu dệt may không có giá trị thương mại và giá trị hải quan vượt quá 250,00 EUR/230,00 USD.  Các lô hàng dệt may cho các cá nhân sử dụng nếu giá trị vượt quá 1.000,00 EUR/980,00 USD.
  • Hy Lạp: Tất cả các lô hàng từ các quốc gia ngoài EU; Tất cả các lô hàng giầy dép thương mại từ các quốc gia ngoài EU.; Các mẫu (CHỈ đến  ba mặt hàng dầy dép/dệt may hoặc ít hơn  bảy mét khối mẫu dệt may) KHÔNG yêu cầu CO.
  • Ireland: Tất cả các lô hàng dệt may có giá trị vượt quá 254,00 EUR/234,00 USD yêu cầu CO. Trường hợp ngoại trừ là các lô hàng dệt may để sử dụng cá nhân. Hải quan giới hạn số lượng.
  • Ý: Hải quan yêu cầu CO đối với tất cả các lô hàng dệt may và đối với tất cả các hàng mua trực tuyến với bất kỳ giá trị nào từ các cá nhân. Hải quan miễn thuế cho các lô hàng mẫu có giá trị thấp 45,00 EUR/25,00 USD hoặc ít hơn.
  • Nhật Bản: Các mặt hàng tơ lụa lớn hơn 300 mét vuông yêu cầu CO. Các mặt hàng tơ lụa dưới 300 mét vuông có thể được chú giải trên hoá đơn thương mại.
  • Kuwait:Tất cả các lô hàng không phải giấy tờ trên 1500,00 USD phải đi kèm một CO có đóng dấu ("hợp pháp hoá") từ Phòng Thương Mại của quốc gia xuất xứ. Chú ý: Tất cả các hàng hoá dành cho các căn cứ Không lực Hoa Kỳ được miễn yêu cầu này và sẽ không cần Chứng nhận Xuất xứ.
  • Mexico: Xem CO NAFTA.
  • Hà Lan: Tất cả các lô hàng dệt may có giá trị trên 345,00 EUR/319,00 USD.
  • Tây Ban Nha: Yêu cầu CO đối với tất cả các lô hàng đủ tư cách được xử miễn thuế do các hợp đồng thương mại đã có, như EFTA, SPG (Hệ thống Ưu tiên Chung), và LOMA. Tất cả các lô hàng dệt may (bao gồm cho cá nhân) đều phải có CO. Các hàng hóa dệt may cũng yêu cầu giấy phép nhập khẩu.
  • Vương Quốc Anh: Tất cả các lô hàng dệt may có giá trị trên 18,00 GBP (26,60 EUR/25,00 USD). Miễn thuế đối với các hàng mua có số lượng hàng hóa dệt may giới hạn chỉ để sử dụng cá nhân (không được có số lượng lớn hoặc hàng hoạt).  Cũng miễn thuế đối với các mẫu thương mại có giá trị không đáng kể.

Trên đây là một số thông tin chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa qua mỹ. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Luật ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo