Chứng nhận xuất xứ điện tử là gì? Những điều cần biết

"Xuất xứ" không đề cập đến quốc gia nơi hàng hóa được vận chuyển từ đó mà đề cập đến các quốc gia nơi mà chúng được sản xuất. Đối với sản phẩm sản xuất tại hai hay nhiều nước, xuất xứ sẽ được ghi nhận tại quốc gia thực hiện việc nơi xử lý khâu trọng yếu cuối cùng. Một thực tế thường xảy ra là nếu chi phí sản xuất hàng hóa tại một quốc gia lớn hơn 50%, tỷ lệ nội địa hóa cao hơn 50% thì quốc gia đó được chấp nhận là nơi xuất xứ.

Xác định xuất xứ của sản phẩm là rất quan trọng bởi vì nó là chìa khóa để áp dụng thuế nhập khẩu. Vì vậy bài viết sau đây, Luật ACC xin chia sẻ một số thông tin cơ bản về thắc mắc "chứng nhận xuất xứ điện tử là gì? những điều cần biết". Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây:

Chứng nhận xuất xứ điện tử là gì? Những điều cần biết

Chứng nhận xuất xứ điện tử là gì? Những điều cần biết

 

1. Giấy chứng nhận xuất xứ điện tử là gì ?

Giấy chứng nhận xuất xứ điện tử (tiếng Anh: Certificate of Origin, thường viết tắt là C/O) là một tài liệu sử dụng trong thương mại quốc tế nhằm xác định quốc gia xuất xứ của hàng hóa.

C/O (Certificate of Origin) là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước đó. C/O phải tuân thủ theo quy định của nước xuất khẩu và cả nước nhập khẩu theo quy tắc xuất xứ.

Mục đích của C/O là chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về Xuất nhập khẩu của cả hai nước: Nhập khẩu và xuất khẩu (hiểu nôm na rằng là đó không phải hàng lậu hay hàng trôi nổi không có nhà sản xuất rõ ràng).

Nếu là chủ hàng nhập khẩu, thì yếu tố quan trọng nhất là C/O hợp lệ sẽ giúp chủ hàng được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu. Phần này có thể chênh lệch vài % đến vài chục %, khiến số tiền thuế giảm được có thể là khá lớn.

Chứng từ C/O có thể không được coi là một chứng từ chính thức, khi nó được chính người xuất khẩu cấp.

Thông thường, nước nhập khẩu sẽ yêu cầu nhà nhập khẩu trình chứng nhận xuất xứ do một cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp.

Trong nhiều trường hợp, việc sử dụng chứng từ chính thức là bắt buộc, ví dụ như đối với vận tải hàng theo Hiệp ước Tự do Thương mại Bắc Mỹ hoặc để nhận được ưu đãi thuế quan từ các nước nhập khẩu về việc nhập hàng sản xuất/chế biến từ các nước kém phát triển tới các nước phát triển (thường được gọi là C/O mẫu A hay GSP form A, viết tắt từ Generalized System of Preferences Form A C/O: C/O form A của Hệ thống ưu đãi phổ cập).

Chứng nhận xuất xứ đặc biệt quan trọng trong phân loại hàng hóa theo quy định hải quan của nước nhập khẩu và vì vậy sẽ quyết định thuế suất thuế nhập khẩu hàng hóa.

C/O cũng quan trọng cho áp dụng hạn ngạch nhập khẩu và thống kê, đặc biệt là với hàng thực phẩm.

C/O cũng có thể quan trọng trong các quy định về an toàn thực phẩm...

2. Các loại giấy chứng nhận xuất xứ

Có 2 loại giấy chứng nhận xuất xứ C/O chính:

- C/O không ưu đãi: tức là C/O bình thường, nó xác nhận rằng xuất xứ của một sản phẩm cụ thể nào từ một nước nào đó.

- C/O ưu đãi: là CO cho phép sản phẩm được cắt giảm hoặc miễn thuế sang các nước mở rộng đặc quyền này. Ví dụ như: Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP); Chứng nhận ưu đãi thịnh vượng chung (CPC); Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT),…

Theo danh sách của UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development ). Việt Nam không nằm trong danh sách các nước được hưởng ưu đãi GSP của Australia, Estonia và Mỹ.

- Các Form C/O thường gặp:

Có nhiều loại C/O, tùy từng lô hàng cụ thể (Loại hàng gì, đi/đến từ nước nào…). Hiện phổ biến có những loại sau đây:

  • C/O Form A. Hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP.
  • C/O Form B. Hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi.
  • C/O Form D. hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT.

+ C/O nhóm các nước ASEAN:

  • C/O Form E. hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc.
  • C/O Form AK (ASEAN – Hàn Quốc). hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Hàn Quốc.
  • C/O Form AJ (ASEAN – Nhật Bản).
  • C/O Form AI (ASEAN – Ấn Độ).
  • C/O Form AANZ (ASEAN – Australia – New Zealand).
  • C/O Form VJ (Việt Nam – Nhật Bản). Hàng xuất khẩu sang Nhật Bản thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Nhật Bản.

+ C/O riêng Việt Nam với các nước nhập/xuất khẩu: 

  • C/O Form VC (Việt Nam – Chile).
  • C/O Form S (Việt Nam – Lào).
  • C/O Form GSTP: hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP).
  • C/O Form Textile (gọi tắt là form T) cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam – EU.
  • C/O Form Mexico: (thường gọi là Anexo III) cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico theo quy định của Mexico.
  • C/O Form Venezuela: cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela.
  • C/O Form Peru: cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru.

3. Cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nước ta hiện nay

Thông tư 11/2020/TT-BCT của Bộ Công Thương cũng quy định chung về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Theo đó, hàng hóa có xuất xứ từ Liên minh châu Âu nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế theo EVFTA khi nộp một trong những chứng từ chứng nhận xuất xứ sau: C/O (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa) được phát hành theo quy định nêu từ Điều 20-23 của Thông tư này; Chứng từ chứng nhận xuất xứ theo quy định tại Điều 24 của Thông tư này do nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định của Liên minh châu Âu phát hành đối với lô hàng có trị giá bất kỳ, hoặc nhà xuất khẩu bất kỳ phát hành đối với lô hàng không quá 6.000 EUR; Chứng từ chứng nhận xuất xứ phát hành bởi nhà xuất khẩu đăng ký tại cơ sở dữ liệu điện tử phù hợp với quy định của Liên minh chau Âu và được thông báo với Việt Nam.

Hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam nhập khẩu vào Liên minh châu Âu được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA khi có một trong những chứng từ chứng nhận xuất xứ sau: C/O được phát hành theo quy định tại Điều 4 và Điều 20-23 Thông tư này; Chứng từ chứng nhận xuất xứ theo quy định tại Điều 25 Thông tư này phát hành bởi nhà xuất khẩu có lô hàng trị giá không quá 6.000 EUR; Chứng từ chứng nhận xuất xứ phát hành bởi nhà xuất khẩu đủ điều kiện hoặc nhà xuất khẩu đăng ký tại cơ sở dữ liệu phù hợp quy định của Bộ Công Thương. Đồng thời, việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương và áp dụng sau khi Việt Nam có thông báo tới Liên minh châu Âu.

Liên quan tới vấn đề quản lý xuất xứ hàng hóa, từ năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương. Bộ Công Thương cũng đã ban hành Thông tư 05/2018/TT-BCT ngày 3/4/2018 quy định về xuất xứ hàng hóa.

Đây được xem là các căn cứ quan trọng để xác định hàng hóa có hay không có xuất xứ.

Theo đó, tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP đã đưa ra khái niệm: Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.

Cũng tại Điều 6 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định hàng hóa có xuất xứ là: Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ theo quy định tại Điều 7 Nghị định này; hoặc hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ, nhưng đáp ứng các quy định tại Điều 8 Nghị định này.

4. Câu hỏi thường gặp

4.1. Những lợi ích của một chứng nhận xuất xứ điện tử so với giấy chứng nhận là gì?

Bạn không bao giờ phải rời khỏi bàn của bạn! Gửi, nhận giấy chứng nhận xuất xưởng ngay trên máy tính và được in ở vị trí của bạn. eCO cung cấp cho các nhà xuất khẩu, giao nhận hàng hóa, môi giới hải quan và các nhà cung cấp dịch vụ thương mại một hệ thống liền mạch và dễ sử dụng cho việc nộp và nhận từ Tổ chức Cộng đồng điện tử. Giúp doanh nghiệp của bạn tiết kiệm được chi phí và đạt hiệu quả cao.

Dưới đây là những lợi ích đặc trưng mà eCO mang lại:

  • Hạn chế phí phát sinh
  • Giảm chi phí xử lý
  • Thời gian sử dụng nhanh
  • Giảm sai sót
  • Nhận được thông báo chấp nhận và phê duyệt các ứng dụng của bạn nhanh chóng
  • Thực hiện theo Hướng dẫn Giấy chứng nhận xứ của Phòng Thương mại quốc tế

4.2. Cơ quan, tổ chức nào được yêu cầu doanh nghiệp xuất trình CO?

Cơ quan hải quan của nước nhập khẩu hoặc tổ chức tài chính. Các nước xuất khẩu hoặc bộ phận giao nhận vận tải hoặc nhà môi giới hải quan sẽ biết để nhập khẩu sản phẩm của họ vào một nước khác thì cần phải có giấy chứng nhận xuất xứ. Ngân hàng cũng sẽ yêu cầu bạn trình giấy chứng nhận xuất xứ để phù hợp với thư tín dụng.

4.3. Làm thế nào để có được một CO?

Ủy ban thương mại quốc tế (USCIB) đã cung cấp ứng dụng trực tuyến và xử lý chứng nhận xuất xứ dễ dàng và đầy đủ. Giấy chứng nhận xuất xứ điện tử được giao ngay trong giờ và tuân thủ theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Như vậy, trên thực tế, rất nhiều quốc gia thực hiện cấp C/O giấy chứng nhận xuất xử điện tử như New Zealand, cả Hàn Quốc, Trung Quốc... Với những C/O như thế, thực tế thì được cấp dạng điện tử, nhưng trong quy định của pháp luật lại yêu cầu phải có bản gốc - một khái niệm không còn nữa khi một chứng từ được phát hành ở dạng điện tử, cho dù là in lại. Với những thông tin trên đây, chúng tôi hy vọng nó sẽ giúp ích cho quý đọc giả. Xin cảm ơn!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo