Hiện nay xu hướng trở thành dược sĩ cũng rất phổ biến, minh chứng là thời gian gần đây ACC nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến chứng chỉ hành nghề dược và đặc biệt là Chứng chỉ hành nghề dược có thời hạn bao lâu? Sau đây hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Chứng chỉ hành nghề dược có thời hạn bao lâu (Cập nhật 2022)
1. Chứng chỉ hành nghề dược là gì?
Trước khi trả lời câu hỏi Chứng chỉ hành nghề dược có thời hạn bao lâu, ta cần biết chứng chỉ hành nghề dược là gì?
Chứng chỉ hành nghề là một trong những giấy tờ được cấp khi cá nhân có đầy đủ trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp nào đó, cơ quan cấp là cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hội nghề nghiệp của ngành nghề đó. Thực tế có rất nhiều loại chứng chỉ ví dụ như chứng chỉ hành nghề luật sư, chứng chỉ hành nghề kiểm toán, chứng chỉ kế toán trưởng, chứng chỉ định giá,… Một trong những chứng chỉ được quan tâm nhất trong ngành dược hiện nay đó là chứng chỉ hành nghề dược.
Chứng chỉ hành nghề dược là văn bản cấp cho cá nhân có trình độ chuyên môn liên quan đến ngành dược, đáp ứng đầy đủ những điều kiện nhất định theo quy định pháp luật, thẩm quyền cấp văn bản này do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược là gì?
Chứng chỉ hành nghề Dược được xem là giấy thông hành của người học Dược, dù bạn học trường nào, hệ trung cấp Dược, Cao đẳng Dược hay Đại học chuyên ngành Dược thì đều cần phải có chứng chỉ hành nghề. Bởi đây là ngành liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người do đó khi có chứng chỉ hành nghề các Dược sĩ sẽ đủ tư cách làm việc và theo đuổi trọn đời với nghề Dược.
Để được cấp chứng chỉ hành nghề Dược, mỗi Dược sĩ cần phải đáp ứng được những điều kiện theo quy định:
- Có văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn (gọi chung là văn bằng chuyên môn) được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc và cơ sở kinh doanh dược bao gồm:
+ Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là Bằng dược sĩ);
+ Bằng tốt nghiệp đại học ngành y đa khoa;
+ Bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền hoặc đại học ngành dược cổ truyền;
+ Bằng tốt nghiệp đại học ngành sinh học;
+ Bằng tốt nghiệp đại học ngành hóa học;
+ Bằng tốt nghiệp cao đẳng dược;
+ Bằng tốt nghiệp trung cấp dược;
+ Bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành y;
+ Bằng tốt nghiệp trung cấp y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền;
+ Văn bằng, chứng chỉ sơ cấp dược;
+ Giấy chứng nhận về lương y, giấy chứng nhận về lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về y dược cổ truyền được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực.
- Có thời gian thực hành tại cơ sở kinh doanh dược, bộ phận dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trường đào tạo chuyên ngành dược, cơ sở nghiên cứu dược, cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ quan quản lý về dược hoặc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam (gọi chung là cơ sở dược); cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn của người hành nghề.
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc phải có văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc có thể đồng thời là người làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc.
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại Điểm a, e hoặc g Khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
3. Thành phần hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề dược
Theo Điều 24 Luật dược năm 2016 thì đối với hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề dược thì bạn cần nộp 01 bộ hồ sơ và thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược có ảnh chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
- Bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn.
- Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề dược do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
- Giấy xác nhận về thời gian thực hành chuyên môn do người đứng đầu cơ sở nơi người đó thực hành cấp.
- Giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược đối với trường hợp đã bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược quy định tại Khoản 9 Điều 28 của Luật này.
- Bản sao có chứng thực căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
- Phiếu lý lịch tư pháp. Trường hợp là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận hiện không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không thuộc trường hợp bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến hoạt động dược theo bản án, quyết định của Tòa án do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
- Trường hợp cấp Chứng chỉ hành nghề dược do bị thu hồi theo quy định tại Khoản 3 Điều 28 của Luật này thì người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược chỉ cần nộp đơn theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều này được hướng dẫn tại Nghị định 54/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật dược do Chính phủ ban hành và Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế
4. Trước kia chứng chỉ hành nghề dược có thời hạn bao lâu?
Tại Việt Nam, theo nghị định số 89/2012/NĐ-CP có quy định về Giá trị, thời hạn của Chứng chỉ hành nghề dược như sau: Chứng chỉ hành nghề dược được cấp một lần, có giá trị trong phạm vi cả nước. Đối với Chứng chỉ hành nghề dược đã được cấp với thời hạn 5 năm, cá nhân phải làm thủ tục cấp lại Chứng chỉ hành nghề dược tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi hết hạn.
5. Hiện nay chứng chỉ hành nghề dược có thời hạn bao lâu?
Đến năm 2016 có nhiều ý kiến về vấn đề chứng chỉ hành nghề dược và Quốc hội đã thống nhất và ban hành luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016 quy định:
“Mỗi cá nhân chỉ được cấp một Chứng chỉ hành nghề dược. Trên Chứng chỉ hành nghề dược ghi đầy đủ phạm vi hành nghề mà người có Chứng chỉ hành nghề dược đáp ứng Điều kiện và được phép hành nghề. Chứng chỉ hành nghề dược không quy định thời hạn hiệu lực và có giá trị trong phạm vi cả nước.”
6. Những câu hỏi thường gặp.
Thời hạn của chứng chỉ hành nghề dược là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 29 Luật dược 2016 quy định:
“Điều 29. Quản lý Chứng chỉ hành nghề dược
1. Mỗi cá nhân chỉ được cấp một Chứng chỉ hành nghề dược. Trên Chứng chỉ hành nghề dược ghi đầy đủ phạm vi hành nghề mà người có Chứng chỉ hành nghề dược đáp ứng Điều kiện và được phép hành nghề. Chứng chỉ hành nghề dược không quy định thời hạn hiệu lực và có giá trị trong phạm vi cả nước.
Chứng chỉ hành nghề dược hết hiệu lực khi người hành nghề chết hoặc mất tích theo quyết định, bản án của Tòa án hoặc không có giấy xác nhận hoàn thành đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề dược hoặc kể từ ngày có giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược gần nhất.”
Như vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm để xin cấp Chứng chỉ hành nghề dược vì theo những quy định trên, Chứng chỉ hành nghề dược sẽ không quy định về hiệu lực trừ trường hợp người hành nghề chết hoặc mất tích theo quyết định, bản án của Tòa án hoặc không có giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược trong thời hạn 3 năm. Chứng chỉ hành nghề dược hiệu lực không giới hạn thời gian nhưng muốn giữ được hiệu lực mãi mãi như vậy thì cứ 3 năm bạn sẽ cần phải đi cập nhật kiến thức chuyên môn về dược 1 lần.
Chứng chỉ hành nghề dược có thời hạn bao lâu?
Tại khoản 1 Điều 29 Luật Dược 2016 quy định:
- Mỗi cá nhân chỉ được cấp một Chứng chỉ hành nghề dược. Trên Chứng chỉ hành nghề dược ghi đầy đủ phạm vi hành nghề mà người có Chứng chỉ hành nghề dược đáp ứng Điều kiện và được phép hành nghề.
- Chứng chỉ hành nghề dược không quy định thời hạn hiệu lực và có giá trị trong phạm vi cả nước.
Như vậy, Chứng chỉ hành nghề dược không quy định thời hạn hiệu lực.
Tuy nhiên, Chứng chỉ hành nghề dược hết hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
- Người hành nghề dược chết hoặc mất tích theo quyết định, bản án của Tòa án;
- Người hành nghề dược không có giấy xác nhận hoàn thành đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề dược hoặc kể từ ngày có giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược gần nhất.
Các vị trí công việc phải có Chứng chỉ hành nghề dược
Vị trí công việc phải có Chứng chỉ hành nghề dược bao gồm:
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dược.
- Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
- Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
(Điều 11 Luật Dược 2016)
Chứng chỉ hành nghề dược là gì?
Hành nghề dược là việc sử dụng trình độ chuyên môn của cá nhân để kinh doanh dược và hoạt động dược lâm sàng.
Hành nghề dược phải có Chứng chỉ hành nghề dược. Nếu không có Chứng chỉ hoặc trong thời gian bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ mà vẫn hành nghề sẽ bị coi là hành vi trái pháp luật.
Như vậy, Chứng chỉ hành nghề dược được hiểu là văn bằng cấp cho cá nhân có trình độ chuyên môn liên quan đến ngành dược, đáp ứng đầy đủ các điều kiện nhất định theo quy định pháp luật. Thẩm quyền cấp văn bằng
Cấp Chứng chỉ hành nghề dược được thực hiện theo hình thức xét duyệt cho người đề nghị hoặc hình thức thi cho người có nhu cầu. Việc cấp Chứng chỉ hành nghề được áp dụng đối với những trường hợp sau:
- Người đề nghị cấp lần đầu.
- Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề dược những Chứng chỉ bị thu hồi theo quy định của pháp luật.
Trên đây là toàn bộ quy định pháp luật hiện hành trả lời cho câu hỏi Chứng chỉ hành nghề dược có thời hạn bao lâu? Theo đó, trước kia chứng chỉ hành nghề dược có thời hạn 5 năm, nhưng hiện nay thì không còn quy định thời hạn hiệu lực nữa.
Nội dung bài viết:
Bình luận