Thị trường phái sinh là gì? Các đối tượng nào tham gia vào thị trường phái sinh? Chức năng của thị trường phái sinh? là những câu hỏi mà rất nhiều quý bạn đọc quan tâm hiện nay. Chính vì vậy, bài viết này sẽ đề cập đến Chức năng của thị trường phái sinh. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.
![Chức năng của thị trường phái sinh- Công ty Luật ACC](https://www.bsc.com.vn/Sites/STOCK/SiteRoot/thi-truong-chung-khoan-phai-sinh-la-gi.jpg)
1. Thị trường phái sinh là gì?
Thị trường phái sinh là một thị trường được dùng để mua bán, kinh doanh các sản phẩm thô hoặc sơ cấp. Hiện trên thế giới có khoảng 50 thị trưởng hàng hóa lớn tạo điều kiện cho hoạt động thương mại của khoảng 100 mặt hàng chính. Hàng hóa được chia thành 2 loại chính là hàng hóa cứng và hàng hóa mềm, trong đó hàng hóa cứng thông thường là tài nguyên thiên nhiên được khai thác hoặc được chiết xuất chẳng hạn như: vàng, cao su, dầu,... còn hàng hóa mềm là các sản phẩm nông nghiệp hoặc chăn nuôi như: ngô, lúa mì, cà phê, thịt gia súc,..
2. Ai tham gia vào thị trường phái sinh hàng hóa?
Nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro (Hedger)
Một nhà phòng ngừa rủi ro sẽ nằm một vị thế trên thị trường giao ngay. Điều này có thể là việc họ sở hữu một loại hàng hóa hoặc các cam kết mua bán một loại hàng hóa. Nhà đầu tư này sẽ thực hiện một hợp đồng trên thị trường phái sinh vị thể đối nghịch với vị thế tại thị trường giao ngay. Điều này sẽ làm giảm rủi ro cho hàng hóa ở thị trưởng giao ngay.
Nhà đầu cơ (Speculator)
Người tham gia thị trường với cả mua và bán và kiếm lời từ việc cố gắng đoán chiều hướng của thị trường. Ở đây sẽ gồm các kiểu nhà đầu cơ từ các định chế tài chính, quỹ đầu cơ, các nhà đầu tư cá nhân...
Những người tìm chênh lệch giá (Spreaders)
Người tham gia thị trường phái sinh hàng hóa sử dụng chênh lệch giá mua và bán để đầu cơ với rủi ro thấp. Các Spreaders sẽ mua một hợp đồng với tháng đáo hạn này và bản với một hợp đồng ở tháng đáo hạn khác. Cơ sở của đầu tư là nhà giao dịch có các kỳ vọng về sự chênh lệch giữa các mức giá giữ hai kỳ hạn. Khi biến động giả vượt ra khỏi vùng chênh lệch, các nhà giao dịch sẽ thu được giả mua và giá bán giữa các của các mặt hàng.
Các nhà kinh doanh chênh lệch (Arbitrageurs)
Là một thuật ngữ trong kinh tế và tài chính, giao dịch ác-bit hay Arbitrage được hiểu là thông qua hoạt động mua ở thị trưởng có giá thấp và bán lại ở thị trường có giá cao, nhà giao dịch sẽ kiếm được lợi nhuận từ chênh lệch giả "tạm thời giữa hai thị trường. Hình thức này hay xảy ra ở các thị trường kiểu phân tán như Forex, Tiền điện tử... và không thực hiện ở các sản giao dịch hàng hóa khi mô hình thị trường là tập trung toàn cầu.
Một số chức năng kinh tế nổi bật của thị trường phái sinh có thể kể đến bao gồm:
- Giá trong một thị trường phái sinh có tổ chức không chỉ tái tạo sự nhận thức của những người tham gia thị trường về tương lai mà còn dẫn dắt giá của tài sản cơ sở đến mức tương lai công khai. Khi hết hạn hợp đồng phái sinh, giá của các phái sinh hội tụ với giá của tài sản cơ sở. Vì vậy, các phái sinh là công cụ cần thiết để xác định giá của cả hiện tại và tương lai.
- Các thị trường phái sinh định vị lại rủi ro từ những người ác cảm rủi ro sang những người có thể chấp nhận rủi ro.
- Bản chất nội tại của thị trường phái sinh liên kết chúng với thị trường giao ngay của tài sản cơ sở. Nhờ có các phái sinh mà có sự gia tăng đáng kể trong khối lượng trao đổi của thị trường giao ngay tài sản cơ sở. Yếu tố chi phối phía sau sự leo thang này là sự tham gia tăng lên của những người chơi bổ sung, những người có thể sẽ không tham gia nếu thiếu vắng một thủ tục nào đó để chuyển giao rủi ro.
- Vì sự giám sát, trinh sát các hoạt động của những người tham gia khác nhau trở nên rất khó khăn trong các thị trường hỗn hợp; việc thiết lập một hình thức thị trường có tổ chức trở nên cấp bách hơn tất cả. Do đó, trong sự hiện diện của một thị trường phái sinh có tổ chức, đầu cơ có thể được kiểm soát, dẫn đến một môi trường tỉ mỉ hơn.
- Các bên thứ ba có thể sử dụng giá phái sinh công bố công khai như các dự đoán có căn cứ về các kết quả không chắc chắn trong tương lai, ví dụ như là khả năng một công ty sẽ vỡ nợ các khoản nợ của nó.
4. Các loại hợp đồng phái sinh
Hợp đồng kỳ hạn: là hợp đồng giữa các bên để mua hoặc bán một tài sản nào đó vào một ngày cụ thể trong tương lai với mức giá đã thỏa thuận từ trước trong hợp đồng. Tài sản được mua bán trong hợp đồng kỳ hạn là bất kỳ loại hàng hóa nào như nông sản, tiền hay chứng khoán…
Hợp đồng tương lai: là loại hợp đồng phái sinh giữa bên mua và bên bán để giao dịch tài sản nào đó vào thời điểm xác định trong tương lai. Nghĩa là, ở thời điểm hiện tại các bên sẽ thỏa thuận hợp đồng mua bán tài sản mà thời gian giao dịch và mức giá giao dịch xác định tại thời điểm trong tương lai.
Hợp đồng quyền chọn: là công cụ tài chính cho phép người mua có quyền nhưng không bắt buộc được mua hay bán tài sản với mức giá đã được ấn định vào trước hoặc đúng ngày kết thúc hợp đồng. Tuy nhiên, dù quyết định thực hiện hay hủy hợp đồng, người mua vẫn phải trả một mức phí nhất định gọi là phí mua quyền cho người bán.
Hợp đồng hoán đổi: là thỏa thuận hợp đồng giữa hai bên, theo đó các bên đồng ý trao đổi nghĩa vụ thực hiện các khoản thanh toán định kỳ của nhau hay là đồng ý trao đổi các luồng tiền trong tương lai theo phương thức đã định sẵn và trong khoảng thời gian xác định trước.
Trên đây là các thông tin có liên quan đến Chức năng của thị trường phái sinh - Công ty Luật ACC. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, hãy liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận