Trong các hợp đồng thông dụng, tặng cho tài sản là một hợp đồng có những đặc điểm riêng biệt... Tặng cho tài sản làm phát sinh quan hệ hợp đồng khi bên được tặng, cho nhận tài sản. Hợp đồng tặng cho là hợp đồng thực tế, sau khi các bên đã thoả thuận về việc tặng cho mà chưa chuyển giao tài sản, không làm phát sinh quyền của các bên.Vậy chủ thể của hợp đồng tặng cho tài sản được quy định như thế nào? Mời quý đọc giả theo dõi bài viết dưới đây của ACC nhé!
I. Hợp đồng tặng cho tài sản
Theo Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng tặng cho tài sản như sau:
“Điều 457. Hợp đồng tặng cho tài sản
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.”
Theo đó, hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
Có hai hình thức tặng cho tài sản được quy định tại Điều 458 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
“Điều 458. Tặng cho động sản
1. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
Điều 459. Tặng cho bất động sản
1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.”
Theo như đó đây là dạng hợp đồng tặng cho không có đền bù, có hai dạng hợp đồng tặng cho là tặng cho không có điều kiện và tặng cho có điều kiện.
Về chủ thể của hợp đồng tặng cho tài sản
II. Chủ thể của hợp đồng tặng cho tài sản
Bên tặng cho tài sản và bên được tặng cho đều phải là người có đầy đủ năng lực pháp hành vi và năng lực pháp luật dân sự.
Theo đó, năng lực pháp luật dân sự là khả năng cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự theo quy định tại điều 16 Bộ luật dân sự năm 2015; năng lực hành vi dân sự là khả năng của cá nhân bằng hành của mình xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự quy định tại điều 19 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Điều 16. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.
Điều 19. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
Đối với pháp nhân, năng lực pháp luật dân sự là khả năng của pháp nhân đó có các quyền và nghĩa vụ dân sự theo quy định tại điều 86 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Điều 86. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.
3. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.
Theo đó, việc tặng cho tài sản là sự chuyển giao quyền sở hữu giữa bên tặng cho (chủ sở hữu tài sản hoặc người có quyền định đoạt tài sản) và bên nhận tặng cho. Cho nên, bên tặng cho phải là người có tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Khi tặng cho, bên tặng cho có nghĩa vụ thông báo về khuyết tật của tài sản tặng cho để tạo điều kiện cho bên được tặng cho sử dụng tài sản một cách tốt nhất, lường được trước những hậu quả khi sử dụng tài sản được tặng cho, tránh được những thiệt hại có thể xảy ra.
Điều 468 Bộ luật dân sự quy định: Trong trường hợp bên tặng cho cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình mà bên được tặng cho không biết hoặc không thể biết về việc đó thì bên tặng cho phải thanh toán chi phí để làm tăng giá trị của tài sản cho bên được tặng cho khi chủ sở hữu lấy lại tài sản.
ACC hy vọng đã hỗ trợ để có thể giúp bạn hiểu thêm về vấn đề hợp đồng tặng cho tài sản theo quy định của pháp luật . Nếu có gì thắc mắc quý đọc giả vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận