Chủ thể chứng minh trong tố tụng dân sự là gì?

Trong vụ án dân sự có một số nghĩa vụ mà đương sự và Tòa án phải thực hiện và nghĩa vụ chứng minh là một trong những nghĩa vụ của đương sự nhưng có những trường hợp ngoại lệ. Nghĩa vụ chứng minh của đương sự được hiểu là đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, đưa ra căn cứ pháp lý để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp, hoặc trình bày bằng lời nói, lập luận phù hợp với các chứng cứ khác để bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vậy ai là người có nghĩa vụ chứng minh chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài viết của Công ty Luật ACC dưới đây.

1. Chứng minh trong tố tụng dân sự

Trong tố tụng dân sự có thể thấy chứng minh trong tố tụng dân sự là hoạt động chi phối kết quả giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án nên có nội hàm rất rộng. Bản chất của hoạt động chứng minh không chỉ thể hiện ở chỗ xác định các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự mà còn thể hiện ở chỗ phải làm cho mọi người thấy rõ nó là có thật và đúng với thực tế. Nhưng để thực hiện được mục đích, nhiệm vụ của chứng minh các chủ thể chứng minh bao giờ cũng phải chỉ ra được tất cả các căn cứ pháp lý và thực tiễn liên quan đến vụ việc dân sự.

2. Chủ thể có nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự

Theo đó trong tố tụng dân sự thì đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước có nghĩa vụ chứng minh cho các tình tiết làm cơ sở cho yêu cầu hay phản đối yêu cầu của họ. Người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có nghĩa vụ chứng minh các tình tiết làm cơ sở cho yêu cầu hay phản đối yêu cầu của đương sự hay của họ. Toà án có nghĩa vụ thu thập chứng cứ để làm rõ tình tiết của vụ việc dân sự trong trường hợp đương sự không tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu để bảo đảm cho việc ra bản án, quyết định dân sự đúng đắn theo quy định tại Điều 21 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP.

"1. Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

...

. 6. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự là người tuy không yêu cầu giải quyết việc dân sự nhưng việc giải quyết việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc đương sự trong việc dân sự đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp giải quyết việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự."

Nghĩa vụ chứng minh trước hết thuộc về đương sự. Mỗi bên đương sự khi tham gia tố tụng đều cần phải chứng minh tất cả các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự mà trên cơ sở đó họ đưa ra yêu cầu hay phản đối yêu cầu của người khác. Trong mối tương quan giữa các đương sự thì nguyên đơn phải chứng minh trước. Nguyên đơn phải đưa ra các chứng cứ, căn cứ pháp lí để chứng minh, ttên cơ sở đó quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn được xác lập. Bị đơn phản đối lại yêu cầu của nguyên đơn thì phải đưa ra các chứng cứ, căn cứ pháp lí làm cơ sở cho sự phản đổi của mình. Pháp luật quy định đương sự có nghĩa vụ chứng minh vì họ là người trong cuộc nên thường biết rõ về vụ việc dân sự, có điều kiện cung cấp các tin tức về vụ việc dân sự và nguồn gốc của nó, từ đó toà án có thể xác định được những tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự. Mặt khác, đương sự có quyền, lợi ích liên quan đến vụ việc dân sự đưa ra yêu cầu, phản đối yêu cầu của đương sự khác nên họ sẽ quan tâm và tìm mọi biện pháp để khẳng định yêu cầu hay sự phản đối yêu cầu của mình. Đây chính là sự khác biệt lớn nhất về quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự với các chủ thể khác ttong tố tụng dân sự đồng thời cũng là sự khác biệt giữa chứng minh trong tố tụng dân sự với chứng minh trong tố tụng hình sự.Trường hợp các chủ thể tố tụng có nghĩa vụ chứng minh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ chứng minh của mình thì các chủ thể đó phải chịu trách nhiệm về việc này.

Trừ một vài chủ thể như người phiên dịch, người được giao giữ tài sản kê biên... không có nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự. Tuy nhiên, nếu xem xét một cách đầy đủ, biện chứng các hoạt động của các chủ thể tố tụng trong việc thực hiện mục đích, nhiệm vụ của tố tụng thì các chủ thể chứng minh trong tố tụng dân sự chỉ bao gồm đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, viện kiểm sát và toà án. Các chủ thể chứng minh đểu có quyền và nghĩa vụ chứng minh. Tuy vậy, mỗi chủ thể chứng minh tham gia tố tụng dân sự xuất phát từ những mục đích, nhiệm vụ khác nhau nên quyền và nghĩa vụ chứng minh có thể khác nhau.

Chủ Thể Chứng Minh

Chủ thể chứng minh trong tố tụng dân sự

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi về quy định giấy chứng nhận kiểm định máy móc cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể giải đáp giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình kiểm định chất lượng trên thực tế diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm, vui lòng liên hệ tới công ty Luật ACC.

 

 

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo