Theo dõi bài viết dưới đây của ACC để có thêm thông tin chi tiết về chiết khấu miễn truy đòi là gì nhé.
1. Miễn truy đòi là gì
Miễn truy đòi trong tiếng Anh là Without Recourse.
Miễn truy đòi liên quan đến người mua kỳ phiếu hoặc công cụ chuyển nhượng khác cho rằng khoản nợ có nguy cơ vỡ nợ nhưng không được yêu cầu bồi hoàn.
Hoạt động tài chính có thể có truy đòi hoặc miễn truy đòi.
Theo tài chính với sự truy đòi, trong trường hợp người cho vay không thể thu được khoản thanh toán của họ từ bên chịu trách nhiệm thanh toán nghĩa vụ tài chính, người cho vay có thể quay lại bên vay để tìm cách thanh toán số tiền đến hạn.
Ví dụ: nếu ngân hàng tài trợ gấp cho nhà xuất khẩu một khoản thanh toán, nhưng không thể thu được số tiền còn nợ vào ngày đáo hạn từ nhà nhập khẩu, ngân hàng có thể quay lại nhà xuất khẩu để yêu cầu đáo hạn.
Mặt khác, miễn truy đòi tài chính có nghĩa là người cho vay chịu rủi ro không thanh toán của bên có nghĩa vụ.
Người vay hoặc nhà xuất khẩu sẽ không chịu trách nhiệm trong trường hợp nhà nhập khẩu vỡ nợ hoặc bị buộc phải phá sản.
Người cho vay chịu những rủi ro này trực tiếp và không thể có được khoản thanh toán hoặc không thể tịch thu tài sản cho bất kì bên nào không được qui định trong hợp đồng nợ.
Chiết khấu miễn truy đòi là gì?
2. Bản chất của việc chiết khấu
Chiết khấu (Negotiation) là việc ngân hàng chấp nhận thanh toán trước kỳ hạn cho Hối phiếu và/ hoặc Bộ chứng từ xuất khẩu. Thực chất chiết khấu là hình thức cấp tín dụng (cho vay) đối với người xuất khẩu sự trên Hối phiếu và Bộ chứng từ.
Người xuất khẩu đề nghị chiết khấu khi có nhu cầu thu hồi sớm (thu hồi giá trị hợp đồng) trong khi không thể đợi tới thời điểm người nhập khẩu và/ hoặc ngân hàng mở L/C thanh toán. Việc chiết khấu chủ yếu xảy ra khi thanh toán bằng L/C, đặc biệt là L/C trả chậm (có thể thực hiện khi thanh toán bằng D/P). Bản chất việc chiết khấu có thể hiểu là:
Người xuất khẩu ” Bán” bộ chứng từ cho ngân hàng khi cần tiền gấp;
Ngân hàng chiết khấu “mua” bộ chứng từ với số tiền thấp hơn giá trị thực.
1/ Ngân hàng chiết khấu – Ngân hàng thông báo
2/ Số tiền chiết khấu < Giá trị chứng từ
3/ Phí chiết khấu tính trên lãi suất vay
(1) Ngân hàng thực hiện việc chiết khấu thường chính là ngân hàng thống báo L/C lúc ban đầu (ngân hàng phục vụ người xuất khẩu)
(2) Số tiền người xuất khẩu được thanh toán thường không bao giờ bằng 100% giá trị bộ chứng từ (phần chênh lệch là phí chiết khấu và những khoản rủi ro dự phòng cho ngân hàng chiết khấu)
(3) Phí chiết khấu được tính dựa vào lãi suất cho vay ngắn hạn (có thể thấp hơn) của ngân hàng chiết khấu và số ngày dự kiến sẽ nhận được tiền thanh toán từ ngân hàng mở L/C. Đối với L/C trả ngay, số ngày dự kiến có thể là 10 ngày; đối với L/C trả chậm, số ngày dự kiến được căn cứ vào thời hạn trả chậm hoặc số ngày còn lại của hối phiếu trả chậm đã được chấp nhận.
3. Quy trình thực hiện chiết khấu bộ chứng từ theo L/C
(1) Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu theo yêu cầu của L/C
(2) Người xuất khẩu gửi Bộ chứng từ cho Ngân hàng thông báo và yêu cầu Ngân hàng thông báo chiết khấu bộ chứng từ
(3) Ngân hàng thông báo thực hiện chiết khấu Bộ chứng từ, trả tiền cho người xuất khẩu;
(4) Ngân hàng thông báo (lúc này được gọi là Ngân hàng chiết khấu) gửi bộ chứng từ cho Ngân hàng mở L/C và yêu cầu thanh toán;
(5) Ngân hàng mở L/C trả tiền cho Ngân hàng thông báo khi đến hạn
4. Chiết khấu chứng từ truy đòi và chiết khấu chứng từ miễn truy đòi
Về hình thức chiết khấu, chiết khấu bao gồm 2 loại: chiết khấu truy đòi (negotiation with recourse) và chiết khấu miễn truy đòi (negotiation without recourse).
Chiết khấu truy đòi
Là việc Ngân hàng được chỉ định có quyền yêu cầu người hưởng lợi hoàn trả lại số tiền đã được Ngân hàng Ngân hàng được chỉ định trả; cộng với lãi phát sinh trong trường hợp Ngân hàng được chỉ định không nhận được tiền hoàn trả từ Ngân hàng phát hành hoặc Ngân hàng xác nhận (nếu có).
Chiết khấu miễn truy đòi
Là việc Ngân hàng chiết khấu mua đứt hối phiếu và/hoặc chứng từ; và chịu rủi ro trong trường hợp Ngân hàng chiết khấu không nhận được tiền hoàn trả từ Ngân hàng phát hành hoặc Ngân hàng xác nhận (nếu có).
Định nghĩa tại Điều 2 UCP 600 không đề cập đến hình thức chiết khấu: có truy đòi và chiết khấu miễn truy đòi. Tuy nhiên; trên cơ sở quy định tại Điều 12 (a) UCP 600; có thể hiểu rằng Ngân hàng được chỉ định hoàn toàn có quyền quyết định đồng ý hoặc từ chối chiết khấu; cũng như hoàn toàn có quyền lựa chọn hình thức chiết khấu: truy đòi hoặc miễn truy đòi. Tuy nhiên; cần lưu ý rằng nếu như Ngân hàng được chỉ định đồng thời cũng là Ngân hàng xác nhận; thì Ngân hàng được chỉ định có nghĩa vụ phải chiết khấu; và phải chiết khấu miễn truy đòi khi chứng từ phù hợp được xuất trình (Điều 8 (a)(ii) UCP 600; và Điều 12(a) UCP 600).
Trên đây là một số thông tin chi tiết về chiết khấu miễn truy đòi là gì. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận