Với thời đại 4.0 hiện nay, quý bạn đọc sẽ phải tiếp cận với những thuật ngữ mới và hiện đại như an ninh mạng, chiến tranh mạng, ... Vậy chiến tranh mạng là gì? Sau đây, Luật ACC sẽ giúp quý bạn đọc phân tích và tìm hiểu rõ hơn.
1. Chiến tranh là gì?
Quý bạn đọc tham khảo các khái niệm về chiến tranh tại đây.
2. Chiến tranh mạng là gì?
Chiến tranh mạng hay còn gọi là Chiến tranh thông tin là việc áp dụng công nghệ thông tin ở mức độ cao trong các mặt hoạt động chỉ huy - quản lý, tình báo, điều khiển, chiến tranh điện tử, kinh tế, tâm lý, xã hội,...; là một loại hình tác chiến phổ biến trong chiến tranh hiện đại; đó là tổng hợp những hoạt động và biện pháp nhằm tung tin gây rối loạn, tác động vào các cơ cấu ra quyết định; nhằm làm cho đối phương có các hành động sai lầm hay có các quyết định vô hại có lợi cho ta, đồng thời ngăn cản hoạt động thu thập, xử lý thông tin của đối phương.
![Chiến Tranh Mạng Là Gì](https://cdn.accgroup.vn/wp-content/uploads/2022/09/chien-tranh-mang-la-gi.jpg)
Chiến tranh mạng là gì
Hiểu một cách đơn giản, chiến tranh mạng là bất kỳ cuộc xung đột ảo nào được khởi xướng như một cuộc tấn công có động cơ chính trị vào máy tính và hệ thống thông tin của kẻ thù. Được tiến hành thông qua Internet, các cuộc tấn công này vô hiệu hóa các hệ thống tài chính và tổ chức bằng cách đánh cắp hoặc thay đổi dữ liệu được phân loại để làm suy yếu các mạng, trang web và dịch vụ.
3. Căn cứ làm phát sinh chiến tranh mạng
3.1. Mục tiêu, động cơ
- Mục tiêu tấn công của chiến tranh mạng: là các cơ sở hạ tầng thông tin (quân sự, tài chính, ngân hàng, mạng máy tính quốc gia,...). Phần mềm Virus có thể làm cho hệ thống vũ khí của đối phương bị mất điều khiển, và cũng có thể phá hoại cơ sở hạ tầng kinh tế của quốc gia, làm cho nền kinh tế rối loạn, hay làm tắc nghẽn mạng thông tin. Hacker là thành phần nguy hiểm nhất trong công nghệ thông tin. Hacker tập trung vào việc đánh cắp các bí mật quân sự; sử dụng virus tấn công các hệ thống máy tính làm cho hệ thống này bị tê liệt không thể đưa ra các quyết định đúng.
- Động cơ: Hoạt động tấn công mạng này do một quốc gia hay vùng lãnh thổ tiến hành nhằm vào một quốc gia khác, gây tổn hại các hệ thống, quy trình và nguồn tài nguyên thông tin cũng như các kết cấu hạ tầng quan trọng khác, phá hoại hệ thống chính trị, kinh tế - xã hội, tác động đến tâm lý của người dân nhằm tạo lợi thế về quân sự, chính trị, kinh tế, xâm phạm độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia
3.2. Phương thức tấn công
Chiến tranh mạng liên quan đến các phương thức tấn công sau:
- Phá hoại: Hệ thống máy tính quân sự và tài chính có nguy cơ bị gián đoạn các hoạt động và thiết bị thông thường, chẳng hạn như cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc, nhiên liệu, năng lượng và giao thông.
- Gián điệp và / hoặc vi phạm an ninh: Những phương thức khai thác bất hợp pháp này được sử dụng để vô hiệu hóa mạng, phần mềm, máy tính hoặc Internet để đánh cắp hoặc thu thập thông tin mật từ các tổ chức hoặc cá nhân đối thủ để thu lợi từ quân sự, chính trị hoặc tài chính.
4. Lực lượng tác chiến chống lại chiến tranh mạng tại các quốc gia
4.1. Mỹ
Mỹ có Bộ chỉ huy mạng (Cybercom) trực thuộc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) nhưng hiện chính quyền đang cân nhắc tách Cybercom thành đơn vị độc lập với quyền hạn lớn hơn. Động thái này không nằm ngoài mục đích tăng cường khả năng đương đầu của Mỹ với chiến tranh mạng trong tương lai.
- NSA là cơ quan thu thập thông tin tình báo chiến lược
- Cybercom là bộ chỉ huy chiến tranh mạng. Ở mức sâu hơn, Cybercom sẽ phát triển theo hướng một Bộ chỉ huy tác chiến thống nhất (UCC), nơi chỉ huy và kiểm soát các lực lượng quân sự chỉ dựa trên địa lý và chức năng cụ thể.
Ngoài Cybercom, Mỹ còn nhiều lực lượng khác phụ trách an ninh mạng, trong đó có Bộ Tư lệnh Không gian mạng Quân đội Mỹ, Cục An ninh mạng thuộc Nhà Trắng, Lữ đoàn Tình báo Quân sự 780, và Lực lượng dự bị chiến tranh mạng (Bộ An ninh Nội địa).
Ngoài ra, Mỹ còn có "Sở chỉ huy chiến tranh mạng", "Nhóm kiểm soát dữ liệu đặc biệt", "Đơn vị công nghệ can thiệp dữ liệu", "Văn phòng các chiến dịch đặc biệt", "Nha tình báo tín hiệu"…
4.2. Nga
Nước này đang sở hữu đội quân tác chiến mạng vô cùng hùng hậu. Ngoài đông đảo đội ngũ tin tặc do chính phủ hậu thuẫn, Nga đã thành lập những đội quân chiến binh mạng rất thiện chiến.
- Điển hình là Đội quân mạng Chiều thứ 5 (Russia 5th-Dimension Cyber Army), thành lập năm 2007 với ngân sách hoạt động hàng năm ước tính lên đến 40 tỷ USD. Tiếp đến là Trung tâm An ninh Thông tin, hay còn gọi là Đơn vị Quân sự 64829, có nhiệm vụ giám sát và bảo vệ mạng lưới Internet của Nga.
- Trung tâm giám sát truyền thông điện tử và Trung tâm quản trị An ninh Thông tin chịu trách nhiệm đánh chặn, giải mã và xử lý các thông tin liên lạc điện tử. Ngoài ra, năm 2013, Tổng thống Putin còn ký Sắc lệnh số 31 về việc thiết lập hệ thống phát hiện, cảnh báo và khắc phục hậu quả của các cuộc tấn công mạng nhằm vào cơ sở hạ tầng thông tin nước Nga.
4.3. Trung Quốc
- Cục Đảm bảo Thông tin thuộc Bộ Tổng Tham mưu PLA, đóng vai trò như một cơ quan chỉ huy tập trung cho chiến tranh thông tin và có trách nhiệm điều phối các hoạt động mạng cho Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).
- Các đơn vị chuyên trách như Căn cứ An ninh Thông tin, Đội quân xanh PLA, Lực lượng đặc biệt Cyber Blue Team, Tổng cục 3; Đơn vị Tình báo mạng Axiom, Đội quân mạng "Hội Honker Trung Quốc", và Ban Chỉ đạo Trung ương về Thông tin và An ninh Internet.
- Đơn vị 61398 và Đơn vị 61486, vốn nổi tiếng với các vụ tấn công và đột nhập vào hệ thống mạng an ninh của Mỹ trực thuộc Tổng cục 3 - bộ phận chuyên phụ trách các vấn đề về gián điệp không gian mạng và tình báo các tín hiệu.
Để có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này, mời quý bạn đọc tìm hiểu thêm bài viết liên quan đến An ninh mạng.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi để giải đáp cho thắc mắc chiến tranh mạng là gì?, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể giải đáp giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình nghiên cứu trên thực tế diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
-
Gmail: [email protected]
-
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận