Quy định pháp luật về chia tài sản chung của hộ gia đình

Trong xã hội hiện đại, vấn đề tài sản chung của hộ gia đình và quyền lợi của từng thành viên trong hộ trở thành một trong những vấn đề pháp lý quan trọng, đặc biệt khi liên quan đến việc chuyển nhượng hoặc phân chia tài sản. Hiểu rõ các quy định pháp luật về tài sản chung và điều kiện chia tài sản là điều cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mỗi cá nhân trong gia đình. Vì vậy, Công ty Luật ACC chia sẻ kiến thức đến mọi người những Quy định pháp luật về chia tài sản chung của hộ gia đình, để từ đó mọi người có cái nhìn chung cũng như các vấn đề pháp lý liên quan.

Quy định pháp luật về chia tài sản chung của hộ gia đình

Quy định pháp luật về chia tài sản chung của hộ gia đình

1. Quy định pháp luật về tài sản chung của hai vợ chồng

Đối với quy định về tài sản chung của hai vợ chồng, thì theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng được quy định như sau:

  • Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
  • Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
  • Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
  • Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Từ quy định trên ta thấy, tài sản chung của vợ chồng không chỉ bao gồm những tài sản do vợ chồng tạo lập, thu nhập từ lao động, kinh doanh, và các nguồn thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân mà còn là những tài sản mà vợ chồng cùng nhận được từ thừa kế hoặc tặng cho chung cũng được xem là tài sản chung. Việc quản lý, sử dụng, và định đoạt tài sản chung phải dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng quyền lợi của cả hai bên.

2. Quy định pháp luật về chia tài sản chung của hộ gia đình

Tài sản thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình rất đa dạng và được hình thành từ nhiều căn cứ khác nhau. 

Các nguồn hình thành nên tài sản của hộ gia đình có thể kể đến như: các thành viên hộ gia đình đóng góp; các thành viên cùng tạo lập ra từ hoạt động sản xuất - kinh doanh họp pháp của cả hộ; tài sản do hộ gia đình được tặng cho chung; tài sản do được thừa kế chung; tài sản hình thành từ những căn cứ khác theo quy định của pháp luật. Các thành viên hộ gia đình được xác định là đồng chủ sở hữu đối với những tài sản này.

Vì thế, căn cứ theo quy định tại điều 212 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thì:” Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.”

Từ quy định trên ta thấy, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình được thực hiện theo sự thỏa thuận của các thành viên. Đối với những tài sản là bất động sản, động sản phải đăng ký, hoặc những tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình thì việc định đoạt cần được sự thỏa thuận và đồng ý của tất cả các thành viên hộ gia đình từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Trong trường hợp không có sự thỏa thuận giữa các thành viên về việc thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản chung thì việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản này được thực hiện theo quy định pháp luật về tài sản thuộc hình thức sở hữu chung theo phần.

3. Điều kiện để chuyển nhượng phần đất đai của hộ gia đình

Điều kiện để chuyển nhượng phần đất đai của hộ gia đình

Điều kiện để chuyển nhượng phần đất đai của hộ gia đình

Khoản 29 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 quy định thì Quyền sử dụng đất của Hộ gia đình sẽ thuộc về những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất. 

Chính vì thế, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản phải thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 64 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP. Cụ thể:”Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư.”

Như vậy, khi thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung của hộ gia đình, cụ thể trường hợp trên là quyền sử dụng đất được cấp cho hộ gia đình, thì điều kiện bắt buộc là phải có chữ ký của tất cả các thành viên trong hộ gia đình hoặc có văn bản ủy quyền với nội dung ủy quyền định đoạt quyền sử dụng đất trên.

Trong trường hợp một người được ủy quyền để thực hiện giao dịch này , thì hợp đồng ủy quyền phải được công chứng hợp pháp theo đúng quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật công chứng 2014 .

4. Một số câu hỏi liên quan thường gặp

Tài sản riêng của vợ hoặc chồng có thể chuyển thành tài sản chung không?

Có, tài sản riêng của vợ hoặc chồng có thể được chuyển thành tài sản chung nếu cả hai bên đồng ý và lập văn bản công chứng.

Khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng được chia như thế nào?

Tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi, nhưng có thể xem xét đến các yếu tố như công sức đóng góp của từng bên, hoàn cảnh của gia đình và lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Các thành viên trong hộ gia đình có quyền tự ý chuyển nhượng phần đất mà mình đang sử dụng không?

Không, quyền chuyển nhượng đất đai của hộ gia đình phải có sự đồng thuận của tất cả các thành viên có quyền lợi liên quan. Việc tự ý chuyển nhượng mà không có sự đồng ý của các thành viên khác có thể bị coi là vi phạm pháp luật.

Tài sản chung của hộ gia đình có thể bị kê biên để trả nợ riêng của một thành viên không?

Tài sản chung của hộ gia đình chỉ có thể bị kê biên để trả nợ chung của cả hộ gia đình, không được sử dụng để trả nợ riêng của một thành viên trừ khi có sự đồng ý của các thành viên khác hoặc nếu tài sản đó đã được phân chia thành tài sản riêng.

Việc hiểu rõ các quy định pháp luật về tài sản chung và chia tài sản trong hộ gia đình là vô cùng quan trọng để bảo vệ quyền lợi của mỗi cá nhân và đảm bảo sự công bằng trong quá trình phân chia tài sản. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, việc tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia pháp lý là bước quan trọng để giải quyết mọi vấn đề một cách hợp lý và đúng pháp luật.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo