Quy định về chế độ kinh tế Việt Nam trong Hiến pháp 1992

Hiến pháp là một hệ thống cao nhất của pháp luật quy định những nguyên tắc chính trị căn bản và thiết lập thủ tục, quyền hạn, trách nhiệm của một chính quyền. Nhiều hiến pháp cũng bảo đảm các quyền nhất định của nhân dân.

Lanmark81
Quy định về chế độ kinh tế Việt Nam trong Hiến pháp 1992

1. Sự ra đời Hiến pháp năm 1992

Từ năm 1946 đến nay, nước ta đã có 4 bản Hiến pháp. Hiến pháp năm 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên, ra đời trong bối cảnh một nước Việt Nam vừa giành được độc lập. Hiến pháp năm 1946 được xây dựng trên ba nguyên tắc cơ bản: đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, trai, gái, giai cấp, tôn giáo; bảo đảm các quyền lợi dân chủ; thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân. Các hiến pháp năm 1959, 1980 và 1992 được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở những biến đổi về sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội trên mỗi bước đường của các giai đoạn cách mạng, nhưng vẫn kế thừa những giá trị đã được thử thách theo thời gian, kết tinh bền vững.

Hiến pháp năm 1992 ra đời trên cơ sở sửa đổi căn bản, toàn diện Hiến pháp năm 1980. Sau 11 năm phát huy hiệu lực, không ít các quy định của Hiến pháp năm 1980 không còn phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của đất nước đang biến chuyển nhanh chóng. Trước Đại hội VI của Đảng (tháng 12-1986), nền kinh nước ta là nền kinh tế kế hoạch hóa, chỉ có hai thành phần kinh tế là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể. Từ sau Đai hội VI của Đảng trở đi, nền kinh nước ta chuyển sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết vĩ mô (sự quản lý cuả Nhà nước). Cũng từ đây, thuật ngữ "chuyên chính vô sản" được thay thế bằng "hệ thống chính trị", được xác định hoàn thiện hơn, bao gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc cùng các tổ chức thành viên và các tổ chức chính trị - xã hội; tự do, dân chủ được phát huy rộng rãi; về xã hội, đời sống nhân dân đã có bước cải thiện, các quyền lợi, trước hết là quyền lợi kinh tế, được bảo đảm hơn, và một số phong trào đã đạt kết quả khả quan như xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa... Thực tiễn đó đòi hỏi phải có một bản hiến pháp mới phù hợp hơn để thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của xã hội, xây dựng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho toàn dân ở một trình độ cao hơn. Đại hội VI của Đảng là bước ngoặt vĩ đại, mở ra một thời kỳ mới của đất nước ta. Tại Đại hội VI, Đảng ta đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, bao gồm đổi mới tư duy, đổi mới công tác tổ chức - cán bộ, đổi mới phương thức lãnh đạo và phong cách công tác của Đảng..., đặc biệt là đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế; với chủ trương phải nắm vững các quy luật khách quan, hành động theo quy luật và tính quy luật, và phải lấy dân làm gốc. Về phương châm, phải "nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật". Đại hội VI của Đảng đã đánh giá, phân tích sâu sắc những thành tựu và những hạn chế, khuyết điểm của thời kỳ thực thi cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp kéo dài. Đại hội khẳng định, nước ta đang ở chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bởi vậy, cần tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đổi mới chính sách kinh tế gắn với đổi mới chính sách xã hội, coi sự tác động qua lại giữa hai loại chính sách này là nhân tố cơ bản để bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Đây là lần đầu tiên trong quan niệm về chủ nghĩa xã hội, chính sách xã hội và mối tương quan của nó với chính sách kinh tế được đặt đúng tầm vóc; nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được mở rộng, tư duy độc lập được phát huy, sự sáng tạo của các tầng lớp nhân dân được đề cao; mục tiêu xây dựng một xã hội "dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh" được xác lập.

Trên nền tảng đó, Quốc hội khóa VIII, Kỳ họp thứ 5, ngày 30-6-1989, đã ra Nghị quyết thành lập Ủy ban sửa đổi Hiến pháp năm 1980 để hiến định đường lối đổi mới trong giai đoạn cách mạng mới. Ban dự thảo Hiến pháp gồm 28 thành viên, do Chủ tịch Hội đồng Nhà nước làm Chủ tịch. Cuối năm 1991, dự thảo lần thứ ba được hoàn thành và được đưa ra trưng cầu ý kiến nhân dân. Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các tầng lớp nhân dân và sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII), dự thảo Hiến pháp lần thứ tư đã được hoàn thiện và được trình tại Quốc hội khóa VIII, Kỳ họp thứ 11 xem xét. Sau nhiều ngày thảo luận sôi nổi, với tinh thần trách nhiệm cao, dự thảo tiếp tục được hoàn chỉnh với chất lượng tốt nhất trong bối cảnh lúc bấy giờ. Hiến pháp năm 1992 đã được thông qua với 12 chế định: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Chế độ chính trị; Chế độ kinh tế; Văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ; Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; Quốc hội; Chủ tịch nước; Chính phủ; Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân; Quốc kỳ, quốc ca, quốc huy, thủ đô và ngày quốc khánh; Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp.

Quá trình xây dựng Hiến pháp năm 1992, có thể nói, là một cuộc sinh hoạt chính trị dài ngày của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, thật sự dân chủ trong thảo luận. Các ý kiến thảo luận, đóng góp được chắt lọc một cách đầy đủ, nghiêm túc về tất cả các vấn đề, từ những quan điểm chung cho đến các vấn đề cụ thể; từ chế định về chế độ chính trị cho đến tất cả các chế định tiếp theo thuộc nội dung Hiến pháp. Đây là Hiến pháp của thời kỳ đổi mới, là sản phẩm trí tuệ của toàn xã hội, thể hiện ý chí và nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

2. Chế độ kinh tế là gì ?

Chế độ kinh tế là chế độ pháp lý gồm tổng thể các quy phạm luật hiến pháp điều chỉnh các quan hệ xã hội về kinh tế liên quan đến việc xác định mục đích chính sách của nền kinh tế, phương hướng phát triển nền kinh tế, quy định chế độ sở hữu, các thành phần kinh tế và nguyên tắc quản lý nền kinh tế quốc dân.

Giống như hiến pháp của các nước XHCN trước đây, một điểm rất khác trong Hiến pháp Việt Nam so với các quốc gia khác là có những chương riêng quy định về chế độ kinh tê, văn hóa và xã hội. Điều này phần nào xuất phát từ quan điểm chủ nghĩa Mác về mối quan hệ biện chứng giữa chính trị với các yếu tố khác, đặc biệt là kinh tế (kinh tế quyết định chính trị, chính trị cũng tác động ngược trở lại kinh tê). Chế độ kinh tế được quy định trong hiến pháp các nước XHCN thường bao gồm chính sách kinh tế, các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, quản lý kinh tế, chính sách lao động, sản xuất và phân phối, đường lối kinh tế đối ngoại.

3. Quy định về chế độ kinh tế Việt Nam trong Hiến pháp 1992

Mục đích phát triển kinh tế là làm cho dân giàu, nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân. Phương hướng phát triển kinh tế là phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hiến pháp 1992 xác định chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân. Các thành phần kinh tế được ghi nhận gồm có: thành phần kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, thành phần kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển, nhất là trong những ngành, lĩnh vực then chốt, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Cơ sở kinh tế quốc doanh được quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, bảo đảm sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Phương pháp quản lý của nhà nước về kinh tế được Hiến pháp 1992 xác định là nhà nước quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo