Chế định thừa kế trong bộ luật hồng đức [Chi tiết 2024]

Quy định pháp luật về quyền thừa kế tài sản, quyền sử dụng đất ? Quy định về thừa kế tài sản, quyền thừa kế sử dụng đất theo pháp luật ? Quy định về thừa kế quyền tác giả ? Cách lập di chúc hợp pháp theo luật ? ... Sẽ được luật sư tư vấn cụ thể:

kyguinhadatlagi1-1525360140
Chế định thừa kế trong bộ luật hồng đức [Chi tiết 2022]

1. Sơ lược về bộ luật “Quốc triều hình luật”.

Quốc triều hình luật là bộ luật thành văn xưa nhất của Việt Nam còn lại đến ngày nay. Bộ luật được biên soạn vào năm 1483 dưới triều Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức vì vậy còn được gọi là luật Hồng Đức. Luật Hồng Đức được biên soạn dựa trên những luật lệ trước đó, phát triển thêm theo hệ thống, có tham khảo luật nhà Đường. Năm 1777, được tu chỉnh thành bộ Quốc triều hình luật (Lê triều hình luật) gồm 6 quyển, 13 chương, 722 điều, đó là cơ sở pháp luật chủ yếu của xã hội Việt Nam truyền thống trong nhiều thế kỷ. Bộ luật chứa nhiều điểm tiến bộ, nhân văn sâu sắc, kỹ thuật pháp lý hoàn thiện hơn rất nhiều so với các bộ luật cùng thời.

2. Chế định thừa kế trong bộ luật Hồng Đức [Chi tiết 2023]

Luật Hồng Đức thừa nhận hai hình thức thừa kế : Thừa kế theo di chúc và Thừa kế theo pháp luật. Theo Luật Hồng Đức thì cha mẹ, vợ chồng, các con và các thân thuộc khác đều nằm trong diện thừa kế.

Thừa kế theo di chúc :

- Về hình thức : di chúc miệng và di chúc bằng văn bản.

- Áp dụng nguyên tắc tự do lập di chúc và quyết định nội dung di chúc.

Thừa kế theo pháp luật :

- Điều kiện :

+ Không có chúc thư.

+ Chúc thư không hợp pháp.

- Hàng thừa kế thứ 1: (khi cha mẹ đều chết) (Đ388). [ Vấn đề thừa kế theo di chúc Điều 388 quy đinh: “ Nếu có mệnh lệnh của cha mẹ, phải theo đúng. Vi phạm điều này sẽ mất phần của mình”] [Điều 388 và 391: "Nếu cha mẹ mất cả thì lấy 1/20 ruộng đất làm ruộng hương hỏa, còn lại chia đều cho các con không phân biệt trai, gái. Trường hợp người giữ hương hỏa không có con trai thì con gái được giao ruộng hương hỏa để thờ cúng tổ tiên".]

Con trai, gái, con vợ cả, con vợ lẽ, con nàng hầu, con nuôi.

+ Con vợ cả hưởng phần bằng nhau.

+ Con vợ lẽ hưởng phần kém hơn.

+ Con nuôi hưởng phần bằng nửa con đẻ.

+ 1/20 di sản dùng để thừa cúng.

Thừa kế theo pháp luật : được quy định ở các Điều 374, Điều 375, Điều 376, tùy từng trường hợp cụ thể.

[ phụ lục Pháp luật quy định cụ thể ở các điều 374, 375 và 376 (Quốc triều hình luật). Tài sản của vợ chồng được hình thành từ 3 nguồn: Tài sản của chồng thừa kế từ gia đình nhà chồng; tài sản của người vợ thừa kế từ gia đình nhà vợ và tài sản do hai vợ chồng tạo dựng trong quá trình hôn nhân (tài sản chung). Khi gia đình tồn tại, tất cả tài sản được coi là của chung. Khi ly hôn, tài sản của ai, người đó được nhận riêng và chia đôi tài sản chung của hai người.

Còn khi chồng chết trước (hay vợ chết trước) tài sản có do bố mẹ dành cho được chia làm hai phần bằng nhau, một phần dành cho gia đình bên chồng/vợ để lo việc tế lễ (bố mẹ bên chồng/vợ hoặc người thừa tự bên chồng/vợ giữ). Một phần dành cho vợ/chồng để phụng dưỡng một đời (nhưng không có quyền sở hữu). Khi người vợ/chồng chết, thì phần tài sản này giao lại cho gia đình bên chồng.

Đối với tài sản do hai người tạo ra cũng chia làm hai phần bằng nhau: một phần dành cho vợ/chồng làm của riêng; một phần dành cho vợ/chồng chia ra như sau: 1/3 dành cho gia đình nhà chồng/vợ để lo việc tế lễ; 2/3 dành cho vợ/chồng để phụng dưỡng một đời, không được làm của riêng, khi chết giao lại cho gia đình bên chồng]

- Hàng thừa kế 2 : phân thành 3 trường hợp cụ thể.

Trường hợp 1: Vợ chồng không có con mà một người chết trước (Điều 375).

- Nếu chồng chết trước :

+ Phu gia điền sản được chia làm 2 phần bằng nhau. Một phần thuộc về người thừa tự (bên họ chồng) để lo tế tự. Phần còn lại thuộc về vợ hưởng suốt đời nhưng không được giữ làm của riêng. Khi vợ chết hoặc tái giá thì phần đó thuộc về người thừa tự.

+ Tần tảo điền sản : chia làm hai phần bằng nhau. Vợ được nhận một nửa làm của riêng, nửa của chồng chết được chia làm 3 phần : cho vợ 2 phần để hưởng suốt đời nhưng không được giữ làm của riêng, vợ chết hay tái giá thì để lại cho người tế tự. Phần còn lại để tế tự giao cho người thừa tự.

- Nếu vợ chết trước :

+ Việc phân chia cũng tương tự, chỉ khác là chồng đi lấy vợ khác vẫn được chiếm dụng một đời.

Trường hợp 2 : Vợ chồng có con mà một người chết trước, con lại chết theo Điều 376

- Nếu vợ chết trước :

+ Cha mẹ vợ còn sống thì thê gia điền sản được chia làm 2 phần : Cha mẹ vợ được một nửa và chồng được một nửa nhưng người chồng chỉ có quyền sử dụng. Khi chồng chết phần này hoàn về cho cha mẹ vợ hoặc người thừa tự.

+ Nếu cha mẹ vợ đã chết thì thê gia điền sản được chia làm 3 phần bằng nhau : chồng hai phần, người thừa tự một phần. Người chồng có toàn quyền sở hữu đối với 2/3 thê gia điền sản đó.

- Nếu chồng chết trước thì vợ cũng được chia tương tự nhưng nếu cải giá hoặc chết thì phải trả lại cho người thừa tự.

Trường hợp 3: Vợ chồng có con mà một người chết trước, người kia đi lấy người khác, không có con cho lần kết hôn sau (Đ 374).

- Nếu vợ chết trước, chồng đi lấy người khác nhưng không có con khi chồng chết :

+ Phu gia điền sản : người vợ sau được sử dụng 1/3 ( nếu vợ trước có từ 1 con) hoặc bằng phần của 1 người con riêng chồng ( nếu vợ trước có từ 2 người con trở lên), còn bao nhiêu thuộc về con chồng . Nếu vợ sau đi tái giá hoặc chết thì phần điền sản thuộc về con vợ trước.

+ Tần tảo điền sản của vợ và chồng trước được chia 2 phần : một nửa thuộc về các con. Một nửa thuộc về quyền sở hữu của vợ sau và con chồng theo tỉ lệ như trên.

+ Tần tảo điền sản của chồng và vợ sau cũng chia đôi, một nữa thuộc sở hữu của vợ sau, nửa còn lại chia cho vợ sau và con chồng theo tỷ lệ như trên nhưng vợ sau chỉ có quyền sử dụng.

Đối với phần ruộng hương hỏa, luật quy định bằng 1/20 tổng số ruộng đất của người chết. Ruộng hương hỏa không được đem cầm cố hoặc bán. Theo luật định, con trai trưởng ( hoặc cháu trai trưởng thế vị) là người được thừa kế ruộng hương hỏa ( các điều : Điều 389, Điều 392). Trong việc thừa kế ruộng hương hỏa, luật giành quyền thừa kế cho con vợ cả ngành trưởng ( Đ 389) và cho nam giới ( các Điều : 392, 393, 396, 398). Bên cạnh đó, luật cũng quy định nếu "không có con trai trưởng thì dùng con gái trưởng" điều 391.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo