Chấp nhận giao kết hợp đồng có hiệu lực khi nào?

Chấp nhận giao kết hợp đồng theo quy định mới nhất của pháp luật, chấp nhận là sự đồng ý với đề nghị của người khác và sự đồng ý được thể hiện ra bên ngoài. Điều kiện để chấp nhận giao kết hợp đồng có hiệu lực Theo quy định của Bộ luật dân sự điều kiện để chấp nhận giao kết có hiệu lực bao gồm: Chấp nhận phải trên cơ sở đề nghị; Chấp nhận phải đầy đủ và không có giới hạn; Chấp nhận giao kết hợp đồng có hiệu lực khi nào?

1. Thế nào là chấp nhận và hình thức của chấp nhận giao kết hợp đồng?

Một hợp đồng có thể được giao kết bởi sự chấp nhận một đề nghị hoặc bởi cách hành xử của các bên mà đủ để thể hiện thỏa thuận. Trong BLDS quy định “chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp thuận toàn bộ nội dung của đề nghị” (khoản 1 Điều 393).

Về bản chất, chấp nhận là sự đồng ý với đề nghị của người khác và sự đồng ý đó được thể hiện ra bên ngoài qua các hình thức, phương thức trong tùy trường hợp; việc chấp nhận phải chấp nhận toàn bộ điều kiện, nội dung của lời đề nghị mà không có bất điều kiện nào.

Chấp nhận giao kết hợp đồng là gì?

Điều 393 BLDS quy định thì chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng được hiểu là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung, điều kiện quy định trong hợp đồng theo lời đề nghị của bên đề nghị giao kết hợp đồng.

Chấp nhận giao kết hợp đồng  tiếng Anh là “Accept to enter into a contract

Một số thuật ngữ có liên quan

Cancellation – sự hủy bỏ

The cancellation of her flight caused her problems for the rest of the week. (Việc hủy bỏ chuyến bay của cô ấy là nguyên nhân khiến vấn đề của cô ta dời vào những ngày còn lại trong tuần.)

Bill of lading – vận đơn

A bill of lading is a very important issue when making shipments (Một vận đơn là một vấn đề rất quan trọng khi thực hiện các chuyến hàng.)

Fulfil – Hoàn thành (trách nhiệm)

No party fulfils all the criteria for this agreement (Không bên nào thỏa mãn tất cả các tiêu chí cho hợp đồng này)

Null and void – Không có giá trị pháp lý, không ràng buộc

Các hình thức chấp nhận là:

  • Chấp nhận bằng hành vi: văn bản, lời nói, cử chỉ hành động. Được cho là tuyên bố rõ ràng ý chí của người đó về việc đồng ý giao kết hợp đồng. Đây là hình thức chấp nhận tương đối đơn giản và dễ nhận biết.
  • Chấp nhận thông qua không hành động hoặc im lặng. Khoản 2 điều 393 Bộ luật dân sự quy định: “Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.”

Chấp nhận giao kết hợp đồng

Chấp nhận giao kết hợp đồng

2. Điều kiện để chấp nhận giao kết hợp đồng có hiệu lực

     Theo quy định của Bộ luật dân sự điều kiện để chấp nhận giao kết có hiệu lực bao gồm:

  • Chấp nhận phải trên cơ sở đề nghị;
  • Chấp nhận phải đầy đủ và không có giới hạn;
  • Chấp nhận phải được đưa tới người đề nghị trong thời hạn trả lời chấp nhận;
  • Chấp nhận phải phù hợp với hình thức pháp luật quy định.

Điểm quan trọng nhất có lẽ là sự đồng nhất về ý chí của bên đề nghị và bên được đề nghị. Việc chấp nhận đầy đủ là để có một giao kết hợp đồng chặt chẽ được xác lập ra, bất cứ sự lệch lạc nào trong bản giao kết này cũng có thể gây ra sự xung đột giữa ý chí 2 bên.

3. Hiệu lực của chấp nhận giao kết hợp đồng

a. Thời hạn để lời chấp nhận giao kết hợp đồng có hiệu lực

Theo khoản 1 Điều 394 BLDS:

     “1. Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.

     Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý”.

Sự chấp nhận đề nghị cần phải được tiến hành trong thời hạn bên đề nghị ấn định, nếu thời hạn này không được ấn định, đề nghị giao kết phải được chấp nhận trong khoảng thời gian hợp lý tuỳ từng trường hợp, có xem xét đến tốc độ truyền tin mà bên đề nghị dùng. Đề nghị giao kết bằng miệng phải được chấp nhận ngay, trừ khi hoàn cảnh có yêu cầu khác.

b. Thời điểm có hiệu lực của chấp nhận giao kết hợp đồng

Là thời điểm hợp đồng được giao kết, phụ thuộc vào phương thức giao kết hợp đồng và hình thức chấp nhận.

4. Rút lại quyết định chấp nhận giao kết hợp đồng

Một chấp nhận có thể được rút lại nếu như việc rút lại này được truyền đạt đến bên đề nghị trước hoặc cùng lúc với thời điểm mà lời chấp nhận trở nên có hiệu lực.

Cũng giống như nguyên tắc khi rút lại lời đề nghị, sau khi 1 bên nhận được quyết định đề nghị hay chấp nhận của bên còn lại, thì sau khi bên kia nhận được quyết định, bên gửi mất quyền tự do quyết định, lựa chọn của mình do sự chậm trễ hơn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo