Bài viết này tập trung vào giải đáp những câu hỏi trắc nghiệm về quyền thừa kế và tài sản gia đình. Chúng ta sẽ cùng khám phá các điều luật và quy định, đồng thời tìm hiểu về những vấn đề thực tế trong xử lý tranh chấp di sản và công sức đóng góp của người quản lý.
Tổng hợp 40 câu hỏi trắc nghiệm về quyền thừa kế
Câu hỏi trắc nghiệm về quyền thừa kế
Câu 1: Thừa kế được chia làm mấy loại?
a. Thừa kế theo pháp luật
b. Thừa kế theo di chúc
c. Thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc
d. Thừa kế theo pháp luật Việt Nam và thừa kế theo di chúc
Câu 2. Thời điểm mở thừa kế là:
A. Là thời điểm người có tài sản vừa chết
B. Là thời điểm những người được thừa kế nhận được di sản thừa kế
C. Là thời điểm người có tài sản đã chết (không bao gồm trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết)
D. Là thời điểm khai nhận thừa kế
Câu 3. Nhận định nào sau đây về thời điểm mở thừa kế là đúng?
A. Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
B. Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền sử dụng, định đoạt tải sản của người chết để lại.
C. Kể từ thời điểm mở thừa kế, phát sinh quyền của những người thừa kế. Trường hợp những người này đồng ý nhận nghĩa vụ thì phát sinh nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
D. Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có quyền lựa chọn, trao đổi các nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
Câu 4. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trong thời gian bao lâu kể từ thời điểm mở thừa kế?
A. Ngay tại thời điểm mở thừa kế
B. Sau 01 năm kể từ ngày mở thừa kế
C. Sau 06 tháng kể từ thời điểm mở thừa kế
D. Trước thời điểm phân chia di sản
Câu 5. Những người nào sau đây không được hưởng di sản chia theo pháp luật?
A. Người có hành vi đánh cha mẹ
B. Người có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người để lại di sản
C. Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản
D. Tất cả các trường hợp trên
Câu 6. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là khi nào?
A. 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế
B. 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế
C. 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản kể từ thời điểm khai nhận di sản
D. 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản kể từ thời điểm mở thừa kế
Câu 7: Di chúc là gì?
a. Thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết
b. Thể hiện ý chí của bản thân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết
c. Thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản bao gồm tài sản chung và riêng của mình cho người khác sau khi chết
d. Thể hiện ý chí của bản thân nhằm chuyển tài sản bao gồm tài sản chung và riêng của mình cho người khác sau khi chết
Câu 8. Người lập di chúc có những quyền nào dưới đây?
A. Dành toàn bộ khối di sản để thờ cúng.
B. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
C. Chỉ định người thừa kế.
D. Tất cả các quyền trên.
Câu 9: Người lập di chúc phải từ độ tuổi bao nhiêu?
a. Từ đủ 16 tuổi
b. Từ đủ 18 tuổi
c. Từ đủ 15 tuổi và được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý
d. Từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được lập di chúc , nếu được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý
Câu hỏi trắc nghiệm về quyền thừa kế
Câu 10: Hình thức của di chúc là gì?
a. Phải lập thành văn bản
b. Phải lập thành văn bản và được công chứng, chứng thực
c. Có thể lập bằng lời nói
d. Đáp án A & C đúng
Câu 11. Di chúc bằng văn bản có mấy loại?
A. 3 loại
B. 4 loại
C. Chỉ có 1 loại duy nhất
D. 2 loại
Câu 12. Những người nào không được làm chứng cho việc lập di chúc?
A. Những người thừa kế theo di chúc của người lập di chúc.
B. Những người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc.
C. Người không có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
D. Tất cả những người trên.
Câu 13. Khi người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc sẽ như thế nào?
A. Di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau.
B. Di chúc nào có lợi cho người thừa kế được ưu tiên sử dụng.
C. Phần di chúc sau sẽ thay thể hoàn di chúc trước.
D. Nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
Câu 14. Những người nào là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc?
A. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng của người lập di chúc
B. Em chưa thành niên của người lập di chúc
C. Con thành niên mà không có khả năng lao động
D. Anh chị em ruột của người để lại di chúc
Câu 15. Những trường hợp nào sẽ phải thừa kế theo pháp luật?
A. Không có di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp.
B. Những người thừa kế theo di chúc chết ngay sau ngày người lập di chúc chết.
C. Người để lại di chúc giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
Câu 16. Hàng thừa kế theo pháp luật nào dưới đây là đúng quy định?
A. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
B. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
C. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
D. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội;
Câu 17. Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự ra sao (tính ưu tiên từ trái qua phải)?
A. Chi bảo tồn di sản; Tiền cấp dưỡng thiếu; ; Trợ cấp cho người phụ thuộc; Tiền công lao động; Bồi thường thiệt hại; Chi phí mai táng hợp lý theo phong tục; Thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước; Các khoản nợ khác đối với cá nhân và pháp nhân; tiền phạt, chi phí khác.
B. Chi phí mai táng hợp lý theo phong tục; Tiền cấp dưỡng thiếu; Chi bảo tồn di sản; Trợ cấp cho người phụ thuộc; Tiền công lao động; Bồi thường thiệt hại; Thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước; Các khoản nợ khác đối với cá nhân và pháp nhân; tiền phạtchi phí khác.
C. Chi phí mai táng hợp lý theo phong tục; Tiền công lao động; Chi bảo tồn di sản; Trợ cấp cho người phụ thuộc; Tiền công lao động; Bồi thường thiệt hại; Tiền cấp dưỡng còn thiếu; Thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước; Các khoản nợ khác đối với cá nhân và pháp nhân; tiền phạt; chi phí khác.
Câu 18: Di sản bao gồm những gì?
a. Toàn bộ tài sản của người chết
b. Tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác
c. Chỉ có tài sản riêng của người chết
d. ½ tài sản chung của vợ chồng khi người đó chết
Câu 19: Người thừa kế có quyền được từ chối nhận di sản hay không?
a. Không có quyền từ chối nhận di sản
b. Có quyền từ chối nhận di sản, trừ Từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản
c. Từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản
d. Được từ chối trước thời điểm phân chia tài sản
Câu 20: Những người không được quyền hưởng di sản là?
a. Người bị kết án
b. Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản
c. Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép
d. Tất cả đáp án đều đúng
Câu 21: Tài sản không có người nhận thừa kế thì được giải quyết như thế nào?
a. Thuộc về người thân của người chết
b. Được phân chia cho các con của người chết
c. Thuộc về Nhà nước
d. Sẽ được dùng làm từ thiện
Câu 22: Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản là bao lâu?
a. 2 năm
b. 3 năm
c. 4 năm
d. 1 năm
Câu 23: Người nào có thể được làm chứng cho việc lập di chúc?
a. Người thừa kế theo di chúc của người lập di chúc
b. Người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc
c. Người chưa thành niên
d. Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
Câu 24: Khi di chúc có phần không hợp pháp thì được giải quyết như thế nào?
a. Nếu không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần khác thì chỉ phần không hợp pháp không có hiệu lực
b. Toàn bộ di chúc sẽ vô hiệu
c. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
d. Vẫn có hiệu lực vì người lập di chúc đã chết
Câu 25: Những người thừa kế cùng hàng được hưởng như thế nào trong thừa kế theo pháp luật?
a. Được chia theo phần đóng góp của mỗi thành viên
b. Được pháp luật quy định
c. Được hưởng phần di sản bằng nhau
d. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 26: Trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản thì ai sẽ được nhận thừa kế?
a. Cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống
b. Sẽ không được hưởng di sản thừa kế thế vị
c. Chỉ có chết cùng thời điểm thfi cháu mới được nhận thừa kế thế vị
d. Vợ của người đó sẽ được hưởng thừa kế thay cho chồng là con của người để lại di chúc trong trường hợp đã chết
Câu 27: Các bên có quyền gì trong việc áp dụng tập quán quốc tế?
a. Các bên được lựa chọn tập quán quốc tế
b. Theo sự thỏa thuận của các bên
c. Theo pháp luật Việt Nam quy định
d. Theo luật quốc tế quy định
Câu 28: Trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài có cách hiểu khác nhau thì sẽ như thế nào?
a. Áp dụng theo luật quốc tế giải quyết
b. Áp dụng theo thỏa thuận
c. Áp dụng theo sự giải thích của cơ quan có thẩm quyền tại nước đó
d. Áp dụng theo sự giải thích của cơ quan chuyên môn quốc tế
Câu 29: Quy định nào sau đây là đúng pháp luật?
a. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán nơi có bất động sản
b. Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng
c. Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ý của các bên được dùng để giải thích hợp đồng
d. Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí của một bên được dùng để giải thích hợp đồng
Câu 30: Hàng thừa kế theo pháp luật nào dưới đây là đúng?
a. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại
b. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết
c. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết
d. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội.
Câu hỏi trắc nghiệm về quyền thừa kế
Câu 31: Em năm nay 16 tuổi, em có một số tài sản riêng tích góp được trong quá trình làm thêm. Nhưng em nghe bố mẹ nói là người chưa thành niên không được lập di chúc. Em muốn hỏi như vậy là đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai
Câu 32: Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế bắt đầu từ lúc nào?
a. Từ thời điểm có yêu cầu phân chia di sản
b. Từ thời điểm để lại di chúc
c. Từ thời điểm mở thừa kế
Câu 33: Ông A sinh sống và làm việc tại Hà Nội, năm 2018 ông A chết và để lại một số bất động sản. Tuy nhiên những bất động sản này nằm ở tỉnh Phú Thọ. Như vậy thì địa điểm mở thừa kế được xác định ra sao?
a. Nơi người để lại di sản có hộ khẩu thường trú
b. Nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản
c. Nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản
d. Nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản
Câu 34: Ông tôi mất và có để lại cho tôi một số di sản. Tuy nhiên, bản thân tôi muốn để lại phần di sản này cho cậu tôi là người đảm nhiệm việc thờ cúng, hương hỏa. Vậy tôi muốn từ chối nhận di sản thì phải thực hiện vào thời điểm nào mới đúng quy định?
a. Trước thời điểm phân chia di sản
b. Tại thời điểm phân chia di sản
c. Trước hoặc tại thời điểm phân chia di sản
Câu 35: Ông A chết và để lại di chúc cho 2 người con là C và D. Tuy nhiên người con D lại muốn từ chối nhận di sản, vậy theo quy định việc từ chối như trên thì có bị hạn chế gì hay không?
a. Không, vì đây là quyền của mỗi người
b. Có
Câu 36: Bà Hương có 02 người con trai. Trong quá trình chung sống trước đây, 02 người con trai thường xuyên có những hành vi xúc phạm danh dự, đánh đập mẹ của mình và đã bị chính quyền xử phạt hành chính nhiều lần. Như vậy, nếu sau này bà Hương chết đi thì chắc chắn 02 người con trai của bà sẽ không có quyền hưởng di sản do mẹ mình để lại có đúng không?
a. Sai
b. Đúng
Câu 37: Vào tháng 03/2018 ông An trong lúc bị bệnh đột quỵ thì có lập di chúc bằng miệng với sự chứng kiến của gia đình, bác sĩ. Tuy nhiên, sau một thời gian thì ông phục hồi sức khỏe, minh mẫn, sáng suốt như bình thường. Như vậy, di chúc bằng miệng của ông An sẽ mặc nhiên bị hủy bỏ trong thời gian bao lâu kể từ thời điểm ông A trở lại như bình thường?
a. Sau 01 tháng
b. Sau 03 tháng
c. Sau 06 tháng
Câu 38: Bà A là người dân tộc thiểu số ở vùng miền núi, do điều kiện khó khăn nên bà không biết chữ. Nay bà A sức khỏe đã già yếu và muốn lập di chúc để lại cho các con của mình một số của cải. Như vậy, trường hợp bà A không biết chữ thì di chúc đó có cần công chứng hoặc chứng thực hay không?
a. Có
b. Không cần thiết
c. Tùy thuộc vào yêu cầu của người lập
Câu 39: Ông Khanh năm nay 80 tuổi và muốn viết di chúc nhằm phân chia tài sản cho các con, các cháu của mình. Tuy nhiên trong quá trình lập di chúc thì ông đã viết tắt một số từ trong đó, ví dụ như viết tắt họ tên các con. Vậy theo quy định hiện hành thì di chúc của ông có vi phạm hay không?
a. Không, luật không hạn chế vấn đề này
b Có
Câu 40: Ông Lợi hiện tại có vợ và 02 người con gái. Năm 2018, ông Lợi có lập di chúc để lại tài sản của mình là một số bất động sản cho bà hàng xóm. Tuy nhiên, sau khi suy nghĩ lại thì ông muốn thay đổi nội dung của di chúc trước đó đã lập. Vậy theo quy định thì ông Lợi có thể sửa đổi, bổ sung di chúc đã lập ở thời điểm nào?
a. Bất cứ lúc nào
b. Khi di chúc chưa được công chứng hoặc chứng thực
c. Khi di chúc chưa được ký tên
Câu hỏi thường gặp
Câu hỏi 1: Anh em trong một gia đình có người không đồng ý trong việc phân chia di sản thì giải quyết như thế nào?
Trả lời: Trong trường hợp phân chia di sản có sự đồng thừa kế hoặc xung đột về quyền lợi, nghĩa vụ, pháp luật ưu tiên việc các bên tự thỏa thuận. Nếu không đạt được thỏa thuận, họ có thể yêu cầu sự hòa giải từ bên thứ ba hoặc khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền. Người thừa kế đều có quyền đòi chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật, thì có thể thoả thuận về định giá và phân chia theo giá trị hiện vật.
Câu hỏi 2: Khi nào di chúc bằng văn bản không công chứng, chứng thực được coi là hợp pháp?
Trả lời: Di chúc bằng văn bản không công chứng được xem là hợp pháp khi đáp ứng một số điều kiện quan trọng. Đầu tiên, người lập di chúc phải tỏ ra minh mẫn, sáng suốt trong quá trình viết, không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép. Nội dung di chúc cũng không được vi phạm các quy định của pháp luật, và không trái đạo đức xã hội. Hình thức của di chúc cũng phải tuân theo quy định của pháp luật. Đối với di chúc không có công chứng, chứng thực, để được xem là hợp pháp, phải đáp ứng các điều kiện về nội dung và hình thức theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, bao gồm nội dung di chúc, người làm chứng, hoàn cảnh viết di chúc, và các yếu tố khác.
Câu hỏi 3: Di chúc miệng có được coi là hợp pháp không?
Trả lời: Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người lập di chúc thể hiện ý chí trước mặt ít nhất hai người làm chứng. Tuy nhiên, sau 03 tháng kể từ thời điểm lập di chúc miệng, nếu người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt, thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
Câu hỏi 4: Trong trường hợp không có di chúc, ai sẽ là người thừa kế theo pháp luật?
Trả lời: Người thừa kế theo pháp luật bao gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Hàng thừa kế thứ nhất sẽ chia đều di sản, sau đó là các hàng thừa kế sau, và cháu chắt khi không còn ai ở hàng thừa kế trước.
Nội dung bài viết:
Bình luận