Hưu trí, lương hưu, nghỉ hưu luôn là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm đến. Bởi hầu hết mọi người hiện nay đều là người lao động và việc tìm hiểu về hưu trí, lương hưu của mình là điều đương nhiên để có thể đảm bảo được quyền lợi của chính bản thân mình. Như vậy thì cách tính lương hưu là gì? Cách tính lương hưu bao gồm những gì? Quy định của pháp luật về cách tính lương hưu. Để tìm hiểu hơn về cách tính lương hưu các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về cách tính lương hưu nhé.
Cách tính lương hưu
1. Tuổi nghỉ hưu là gì?
- Tuổi nghỉ hưu hay gọi cách cách là tuổi hưu trí. Đó là độ tuổi mà tại thời điểm đó người lao động có đủ điều kiện theo quy định pháp luật nhận được trợ cấp hưu trí đầy đủ khi rời khỏi độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật.
- Hay nói cách khác thì nghỉ hưu là việc mà người lao động sẽ được nghỉ công việc hiện tại của mình khi đến một độ tuổi nhất định, điều kiện sức khỏe nhất định được pháp luật quy định là sẽ không phải làm việc nữa. Theo quy định của pháp luật lao động thì khi tới tuổi nghỉ hưu người lao động đang làm những công việc do pháp luật quy định sẽ phải chấm dứt hợp đồng, chấm dứt làm việc để an dưỡng tuổi già.
- Bộ Luật lao động hiện hành thì độ tuổi nghỉ hưu của nam và nữ ở mỗi thời gian khác nhau là khác nhau, giữa nam và nữ cũng khác nhau. Sự khác nhau này là do sự phát triển của xã hội, sự phát triển của thể chất, sức khỏe trung bình của xã hội cũng khác nhau.
2. Đối tượng hưởng lương hưu.
Căn cứ theo quy định Văn bản hợp nhất 50/VBHN-VPQH năm 2018 hợp nhất Luật Bảo hiểm xã hội do Văn phòng Quốc hội ban hành Điều 2 đối tượng áp dụng như sau:
Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
3. Mức hưởng lương hưu.
Căn cứ theo quy định của Bộ Luật lao động 2019 tại Điều 56 quy định về mức lương hưu hằng tháng như sau:
- Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
- Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
- Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
- Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
- Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
- Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
- Mức lương hưu hằng tháng của lao động nữ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 54 được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau: đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này. Từ đủ 16 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.
- Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này bằng mức lương cơ sở, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 54 của Luật này.
4. Cách tính lương hưu.
Căn cứ quy định tại Điều 56 và Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì điều kiện để người tham gia BHXH nghỉ hưu từ ngày 01/01/2021 được hưởng lương hưu ở mức tối đa cụ thể như sau:
Đối với NLĐ tham gia BHXH bắt buộc
- Mức hưởng lương hưu hàng tháng tối đa đối với NLĐ tham gia BHXH bắt buộc bằng 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH theo quy định của pháp luật.
- NLĐ tham gia BHXH bắt buộc đáp ứng đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 Luật BHXH 2014 đã được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021) được hưởng lương hưu ở mức tối đa khi:
- Đối với nữ: Phải đóng đủ 30 năm BHXH trở lên.
- Đối với nam:
- Trường hợp bắt đầu nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ 01/01/2021 đến 31/12/2021: Phải đóng đủ 34 năm BHXH (hiện hành chỉ cần đóng đủ 33 năm BHXH trở lên).
- Trường hợp bắt đầu nghỉ hưu từ 01/01/2022 trở đi: Phải đóng đủ 35 năm BHXH trở lên.
Lưu ý: Trường hợp NLĐ thuộc đối tượng tinh giản biên chế theo quy định tại Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP được giải quyết về hưu trước tuổi theo quy định tại Nghị định 108/2014, để được hưởng lương hưu ở mức tối đa cần đáp ứng điều kiện về thời gian đóng BHXH như trên.
Đối với người tham gia BHXH tự nguyện
- Mức hưởng lương hưu hàng tháng tối đa đối với người tham gia BHXH tự nguyện bằng 75% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH theo quy định của pháp luật.
- Người tham gia BHXH tự nguyện đáp ứng đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 73 Luật BHXH 2014 được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 được hưởng lương hưu ở mức tối đa khi:
- Đối với nữ: Phải đóng đủ 30 năm BHXH trở lên.
-
- Đối với nam: Nếu nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ 01/01/2021 đến 31/12/2021: Phải đóng đủ 34 năm BHXH trở lên (hiện hành chỉ cần đóng đủ 33 năm BHXH trở lên); nếu nghỉ hưu từ 01/01/2022 trở đi: Phải đóng đủ 35 năm BHXH trở lên.
5. Kết luận cách tính lương hưu.
Trên đây là một số nội dung tư vấn cơ bản của chúng tôi về cách tính lương hưu và cũng như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến cách tính lương hưu. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về cách tính lương hưu đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về cách tính lương hưu thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận