Cách tính lãi suất trong hợp đồng vay tài sản theo quy định

Hợp đồng vay tài sản là một trong những hợp đồng phổ biến trong xã hội ngày nay. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ được hết các vấn đề pháp lý cũng như cách tính lãi suất một cách chính xác nhất. Vậy nên, Công ty Luật ACC sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về Cách tính lãi suất trong hợp đồng vay tài sản theo quy định này ở bài viết dưới đây.

Cách tính lãi suất trong hợp đồng vay tài sản theo quy định

Cách tính lãi suất trong hợp đồng vay tài sản theo quy định

1. Quy định về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản

Căn cứ theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 về lãi suất:

   “1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

  1. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”

Như vậy, theo nhưng các điều khoản trên các quy định về lãi suất vay được quy định như sau:

Mức tối đa của lãi suất 20% mỗi năm: Bộ luật Dân sự 2015 quy định rằng, trong các hợp đồng vay mượn tiền, lãi suất được thỏa thuận không được vượt quá mức 20% mỗi năm. Điều này nhằm bảo vệ người vay khỏi các điều kiện lãi suất quá cao và cản trở khả năng trả nợ của họ.

Hình thức của lãi suất:

  • Cố định: Lãi suất cố định là loại lãi suất được xác định từ đầu và không thay đổi trong suốt thời gian hợp đồng.
  • Thả nổi: Lãi suất thả nổi là loại lãi suất có thể biến đổi theo điều kiện thị trường hoặc các chỉ số tài chính được xác định trước.
  • Điều chỉnh định kỳ: Lãi suất có thể được điều chỉnh định kỳ, tức là sau một khoảng thời gian nhất định, các bên có thể thỏa thuận điều chỉnh lại mức lãi suất dựa trên các yếu tố như tình hình thị trường hoặc tình hình tài chính của bên vay.
  • Và các hình thức khác được pháp luật cho phép.

Căn cứ thỏa thuận lãi suất:

  • Tình hình thị trường: Các bên tham gia hợp đồng có thể căn cứ vào tình hình thị trường tài chính để định rõ mức độ rủi ro và cân nhắc mức lãi suất thích hợp.
  • Rủi ro khoản vay: Mức độ rủi ro của khoản vay cũng là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định mức lãi suất thỏa thuận. Những khoản vay có rủi ro cao thường sẽ phải chịu mức lãi suất cao hơn để bù đắp cho nguy cơ.
  • Khả năng trả nợ của bên vay: Khả năng trả nợ của bên vay cũng là một yếu tố quan trọng trong việc xác định mức lãi suất hợp lý. Người cho vay sẽ xem xét khả năng trả nợ của bên vay để đảm bảo việc trả nợ được thực hiện đúng hẹn.

2. Cách tính lãi suất trong hợp đồng vay tài sản theo quy định 

Trong quá trình giao kết hợp đồng vay mượn tiền, việc thỏa thuận mức lãi suất giữa các bên đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong giao dịch tài chính. Mức lãi suất không chỉ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của bên vay mà còn phản ánh độ rủi ro và lợi ích của bên cho vay. 

Cách tính lãi suất:

Công thức cơ bản để tính lãi suất là:

  • Lãi = nợ gốc x lãi suất x thời hạn vay. 

Từ công thức này, chúng ta có thể dễ dàng tính toán mức lãi suất dựa trên các thông tin về lãi và giá trị tài sản vay, thời gian vay: 

  • Lãi suất = [ Lãi / (nợ gốc x thời hạn vay) ] x 100%

Ví dụ, nếu lãi suất được thỏa thuận theo năm, ta sẽ tính lãi suất hàng năm; nếu theo tháng, ta sẽ tính lãi suất hàng tháng, và tương tự cho các đơn vị thời gian khác.

Ví dụ:

Giả sử một cá nhân muốn vay 10,000,000 VND từ một tổ chức tài chính với lãi suất hàng tháng là 1%. Thời hạn vay là 12 tháng.

Áp dụng công thức tính lãi suất:

Lãi = 10,000,000 x 0.01 x 12 = 1,200,000 VND

Lãi suất = [1,200,000 / (10,000,000 x 12)] x 100% = 10%

Vậy lãi suất hàng tháng trong trường hợp này là 1%, tuy nhiên, nếu quy đổi ra lãi suất hàng năm thì mức lãi suất là 10%.

3. Đến hạn không trả tiền thì lãi suất trong hợp đồng vay tài sản được tính như thế nào?

Đến hạn không trả tiền thì lãi suất trong hợp đồng vay tài sản được tính như thế nào?

Đến hạn không trả tiền thì lãi suất trong hợp đồng vay tài sản được tính như thế nào?

Theo quy định Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 về nghĩa vụ trả nợ của bên vay, người vay phải có nghĩa vụ phải trả đủ tiền khi vay tài sản là tiền khi đến hạn, nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại (đúng số lượng, chất lượng trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Đối với trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền tương ứng với trí giá trị của vật đã vay.

Cũng theo điều này, khoản 4 có quy định trường hợp vay mà không có lãi thỏa thuận về lãi suất thì đến hạn bên vay không trả nợ hay không trả đủ thì khi xảy ra tranh chấp bên cho vay có quyền yêu cầu được trả tiền lãi suất với mức lãi theo quy định tại khoản 2 điều 468 của Bộ luật này. Và số tiền chậm trả phải được tình tương ứng với khoảng thời gian chậm trả (trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác)

Còn đối với trường hợp vay nhưng có thỏa thuận về lãi suất trong hợp đồng thì bên vay phải trả lãi như sau:

“5 ….

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Ví dụ:

  • Hợp đồng vay: 100 triệu đồng, lãi suất thỏa thuận 10%/năm, thời hạn vay 12 tháng.
  • Quá hạn thanh toán: 2 tháng.
  • Lãi suất quá hạn: 150% * 10% = 15%/năm.
  • Số tiền lãi quá hạn: 100 triệu * 15% * 2/12 = 2.5 triệu đồng.

Công thức tính Lãi suất quá hạn kể từ ngày hết hạn thanh toán đến ngày thanh toán thực tế:

Lãi suất quá hạn=Số tiền gốc quá hạn x Lãi suất quá hạn x (Thời hạn quá hạn(theo ngày) / thời hạn vay)

4. Tổ chức tín dụng có quyền thỏa thuận lãi suất vượt mức tối đa được quy định trong Bộ luật Dân sự hay không?

Tổ chức tín dụng không có quyền thỏa thuận lãi suất vượt quá mức tối đa được quy định. Căn cứ theo khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, “Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực”.

Điều này có nghĩa là, các bên khi thỏa thuận về lãi suất thì không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Nếu vượt quá, thì khoản tiền vượt quá sẽ không được tình và không có hiệu lực. Vậy thì bên cho vay sẽ chỉ nhận được lại số tiền gốc và khoảng lãi suất 20% dựa trên số tiền gốc, còn khoản lãi suất còn lại thì không được nhận.

Ví dụ: Giả sử một người vay muốn vay 10,000,000 VND từ một tổ chức tín dụng với lãi suất thỏa thuận là 25% mỗi năm, thời hạn vay 12 tháng. Quá hạn thanh toán 3 tháng. 

Lãi trong thời hạn: theo hợp đồng hai bên thỏa thuận là 25%/năm tuy nhiên mức lãi này đã vượt quá mức pháp luật cho phép. Vì vậy hai bên sẽ phải áp dụng mức lãi suất tối đa quy định hiện nay là 20%/năm.

Mức lãi trong thời hạn = 20% x 100 triệu x 1 năm = 20 triệu (đồng)

Lãi trong thời hạn chậm trả: đây là số tiền lãi phải trả do chậm thanh toán của 3 tháng. Theo đó, mức lãi này bằng 50% của mức lãi suất 20%/năm.

Mức lãi trong thời gian chậm trả = 50% x 20% x 100 triệu x (3/12) = 2 triệu 500 (đồng)

Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả: Bằng 150% lãi suất cho vay (20%/năm) tương ứng với thời gian chậm trả.

Mức lãi quá hạn = 100 triệu x 150% x 20% x (3/12) = 75 triệu (đồng)

Tổng tất cả số tiền bạn phải trả: 

100 triệu tiền gốc + 20 triệu tiền lãi + 2 triệu 500 tiền chậm trả + 75 triệu tiền lãi quá hạn = 197 triệu 500 (đồng)

Vậy thì số tiền lãi vượt quá mức quy định (25% - 20% = 5%) sẽ không hiệu lực.

5. Hình thức thanh toán khoản vay trong hợp đồng vay tài sản

Tiền mặt:

Thanh toán bằng tiền mặt là một hình thức truyền thống và phổ biến trong các giao dịch tài chính. Người vay có thể đến trực tiếp tại văn phòng của tổ chức tín dụng hoặc các điểm giao dịch được chỉ định để thanh toán khoản vay. Việc thanh toán bằng tiền mặt mang lại sự thuận tiện và linh hoạt cho người vay, đặc biệt là đối với những người không sử dụng dịch vụ ngân hàng hoặc ưa thích giao dịch trực tiếp.

Ngoài ra, việc thanh toán bằng tiền mặt cũng có thể được thực hiện qua ngân hàng, trong đó người vay có thể sử dụng dịch vụ gửi tiền mặt vào tài khoản của tổ chức tín dụng thông qua máy ATM hoặc quầy giao dịch. Điều này giúp tăng cường tính tiện lợi và an toàn trong quá trình thanh toán, đặc biệt là đối với những khoản thanh toán lớn.

Chuyển khoản:

Chuyển khoản là một trong những phương thức thanh toán hiện đại và phổ biến nhất trong giao dịch tài chính ngày nay. Người vay có thể dễ dàng chuyển khoản trực tiếp từ tài khoản của mình vào tài khoản của tổ chức tín dụng thông qua các dịch vụ ngân hàng như Internet Banking hoặc Mobile Banking.

Việc thanh toán qua chuyển khoản mang lại sự thuận tiện và linh hoạt cho người vay, đồng thời giảm thiểu rủi ro về việc mang theo tiền mặt. Bên cạnh đó, việc sử dụng dịch vụ ngân hàng cũng giúp quản lý tài chính của người vay trở nên dễ dàng hơn thông qua việc lưu trữ và theo dõi các giao dịch.

Bằng séc:

Séc là một trong những hình thức thanh toán ít phổ biến hơn nhưng vẫn được sử dụng trong một số trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, để sử dụng séc làm phương tiện thanh toán, người vay phải đảm bảo rằng séc được viết đúng và có đủ số dư để thanh toán.

Việc sử dụng séc trong thanh toán có thể mang lại sự linh hoạt và tiện lợi cho người vay, đặc biệt là trong trường hợp cần phải thanh toán cho một số lượng lớn tiền mặt mà không muốn mang theo số tiền đó một cách không an toàn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sử dụng séc cũng đòi hỏi sự chú ý và chắc chắn về tính hợp lệ của séc.

Bằng hình thức khác:

Ngoài các phương thức thanh toán truyền thống như tiền mặt, chuyển khoản và séc, các bên cũng có thể thỏa thuận sử dụng các hình thức thanh toán khác nhau phù hợp với điều kiện và thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng. Ví dụ, thanh toán bằng bù trừ công nợ có thể được sử dụng trong trường hợp hai bên có các khoản nợ đối với nhau và muốn giảm thiểu số tiền phải thanh toán một cách hiệu quả. Điều này thể hiện sự linh hoạt và sáng tạo trong quản lý tài chính và thanh toán trong giao dịch tài chính.

6. Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng vay tài sản không ghi rõ lãi suất thì áp dụng mức lãi suất nào?

Trả lời: Trường hợp hợp đồng vay tài sản không ghi rõ lãi suất, lãi suất áp dụng là 50% mức lãi suất giới hạn theo quy định (Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015).

Có thể thanh toán khoản vay trước hạn được không?

Trả lời: Có thể thanh toán khoản vay trước hạn, tuy nhiên cần tuân thủ các điều khoản về thanh toán trước hạn trong hợp đồng vay tài sản.

Bên vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ thì chịu trách nhiệm gì?

Trả lời: Bên vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên cho vay theo quy định của pháp luật.

Tính lãi suất trong hợp đồng vay tài sản đúng vô cùng quan trọng và cần thiết. Nếu bạn có thắc mắc về vấn đề Cách tính lãi suất trong hợp đồng vay tài sản theo quy định, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn tận tình và hiệu quả nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo