Hướng dẫn cách sử dụng hóa đơn trực tiếp chi tiết

Hóa đơn trực tiếp có thể hiểu là loại hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn thông thường. Loại hóa đơn này thường được sử dụng trong các giao dịch mua bán,cung ứng dịch vụ của các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động kinh doanh. Cách sử dụng hóa đơn trực tiếp như thế nào theo quy định mới? Cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hoa Don Truc Tiep 2

Hướng dẫn cách sử dụng hóa đơn trực tiếp chi tiết

1. Quy định về hóa đơn trực tiếp

Hóa đơn trực tiếp có thể hiểu là loại hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn thông thường. Loại hóa đơn này thường được sử dụng trong các giao dịch mua bán,cung ứng dịch vụ của các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động kinh doanh.

Hóa đơn trực tiếp chứa đựng các thông tin sau đây:

– Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn, tên liên hóa đơn. Đối với hóa đơn đặt in còn phải ghi tên tổ chức đã nhận in hóa đơn;

– Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;

– Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;

– Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; Thành tiền (chưa có VAT, thuế suất VAT;

– Tổng số tiền thanh toán; chữ ký người mua; chữ ký người bán; dấu người bán (nếu có) và ngày, tháng, năm lập hóa đơn.

Doanh nghiệp khi bán hàng hóa, dịch vụ phải lập hóa đơn theo quy định và giao cho khách hàng. Hóa đơn phải được lập ngay khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo đúng các nội dung, chỉ tiêu in sẵn trên mẫu hóa đơn.

2. Đối tượng được sử dụng hóa đơn trực tiếp

Theo Điều 11 Thông tư số 39/2014/TT-BTC, hóa đơn trực tiếp được áp dụng cho các đối tượng sử dụng phương pháp kê khai thuế trực tiếp, gồm:

  • Các tổ chức kinh doanh (không phải là doanh nghiệp) bao gồm cả hợp tác xã, các nhà thầu nước ngoài hay các ban quản lý dự án.
  • Tổ chức kinh doanh (không phải là doanh nghiệp) là các tổ chức có hoạt động kinh doanh nhưng không được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác.)
  • Hộ, cá nhân kinh doanh;
  • Tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp theo tỷ lệ % nhân với doanh thu;
  • Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in thuộc loại rủi ro cao về thuế;
  • Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế;

Đối tượng được áp dụng hình thức hóa đơn này sử dụng phương pháp nộp thuế trực tiếp nên sẽ không được sử dụng hoá đơn đỏ (Hóa đơn GTGT).

3. Hóa đơn trực tiếp tính thuế như thế nào?

Việc kê khai thuế đối với hóa đơn trực tiếp được quy định tại Công văn số 3430/TCT-KK của Tổng cục thuế. Theo đó, hóa đơn bán hàng thông thường (không phải hóa đơn GTGT) không nên kê vào Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào mẫu 01-2/GTGT.

Vì vậy, các tổ chức, đơn vị kinh doanh sử dụng hóa đơn trực tiếp sẽ không cần thực hiện kê khai thuế và cũng không nên kê khai vào Tờ khai thuế GTGT.

Điều kiện để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo nội dung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC cụ thể là: “Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.”

Căn cứ theo quy định trên, để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào thì bắt buộc phải có hóa đơn GTGT, tuy nhiên, hóa đơn trực tiếp chỉ là hóa đơn bán hàng, hóa đơn thông thường, bởi vậy, trường hợp hóa đơn đầu vào là hóa đơn trực tiếp sẽ không được khấu trừ thuế và tổ chức, cá nhân kinh doanh vẫn phải nộp thuế theo đúng quy định.

Trường hợp cá nhân, tổ chức kinh doanh kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi mua hàng hóa, dịch vụ của những bên kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp thì hóa đơn đầu vào nhận được đều là hóa đơn bán hàng (hóa đơn trực tiếp), không phải là hóa đơn GTGT nên sẽ không phải tiến hành kê khai thuế GTGT và không được khấu trừ thuế GTGT đối với những hóa đơn này.

4. Cách sử dụng hóa đơn trực tiếp

4.1. Đối với hóa đơn giá trị gia tăng

Bước 1: Sửa mẫu hóa đơn (Đơn vị sử dụng mẫu hóa đơn Một thuế suất bỏ qua bước này)

Đối với các đơn vị kinh doanh đang sử dụng hóa đơn điện tử có nhiều loại thuế suất, có mẫu khởi tạo trước ngày 26/01/2021, cần sửa lại mẫu hóa đơn để xuất được hóa đơn có hàng hóa, dịch vụ áp dụng mức thuế suất 8%.

– Nhấn biểu tượng Sửa tại mẫu hóa đơn nhiều thuế suất trên danh sách mẫu hóa đơn.

– Nhấn Tùy chỉnh chi tiết nội dung hóa đơn.

– Click chuột vào khu vực Tổng tiền chịu thuế, tích chọn Tổng tiền chịu thuế suất 8%, nhấn Lưu và Xác nhận áp dụng chỉnh sửa.

  • Theo quy định tại nghị định 123/2020/NĐ-CP, đơn vị không cần thông báo phát hành mẫu hóa đơn với cơ quan thuế, vì vậy khi sửa mẫu hóa đơn, những nội dung thay đổi trên mẫu sẽ được cập nhật trên tất cả các hóa đơn đã phát hành thuộc mẫu hóa đơn đang sửa (tức ghi đè mẫu cũ), nhấn Có để hoàn thành việc sửa mẫu.
  • Trường hợp không có nhu cầu ghi đè mẫu hóa đơn mới lên mẫu cũ, kế toán nhấn Không và có thể sử dụng chức năng nhân bản để tạo nhanh mẫu mới từ mẫu có sẵn. Chi tiết như sau:

– Nhấn Không trên thông báo và Đóng giao diện sửa mẫu.

– Vào danh sách mẫu hóa đơn để thực hiện nhân bản mẫu mới từ mẫu có sẵn.

**Lưu ý:

– Sau khi sửa mẫu hóa đơn, tất cả hóa đơn nhiều thuế suất đã phát hành trước ngày 26/01/2022 sẽ hiển thị thêm dòng Tổng tiền chịu thuế suất 8% và bỏ trống thông tin này.

– Với mẫu hóa đơn nhiều thuế suất khởi tạo từ ngày 26/01/2022 trở đi: Phần mềm tự động bổ sung mức thuế suất 8%.

– Với mẫu hóa đơn khởi tạo từ meInvoice Desktop, kế toán thực hiện sửa mẫu hóa đơn trên meInvoice Desktop.

  • Với đơn vị đang áp dụng hóa đơn điện tử theo nghị định 51/2010/NĐ-CP, khi chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử theo nghị định 123/2020/NĐ-CP có thể chuyển đổi mẫu hóa đơn đang sử dụng sang mẫu hóa đơn theo nghị định 123/2020/NĐ-CP đồng thời áp dụng nghị quyết 43/2022/QH15.

– Chọn hóa đơn cần chuyển đổi trên danh sách.

– Tích chọn Áp dụng giảm thuế GTGT theo nghị quyết 43/2022/QH15

– Thực hiện các bước chuyển đổi tiếp theo như bình thường.

Bước 2: Lập và phát hành hóa đơn có mức thuế suất 8%.

Các bước lập và phát hành hóa đơn thực hiện như bình thường:

  • Với hóa đơn nhiều thuế suất, tại giao diện lập hóa đơn chọn mức thuế suất thuế GTGT 8% đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%, chương trình tự động tính Tiền thuế GTGT theo mức thuế suất 8%.
  • Với hóa đơn một thuế suất, tại giao diện lập hóa đơn chọn mức thuế suất thuế GTGT 8%.

**Lưu ý:

– Hóa đơn áp dụng nghị quyết 43/2022/QH15 chỉ thể hiện hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 8%, không thể hiện hàng hóa, dịch vụ chịu các mức thuế suất khác.

– Trường hợp nhập khẩu hóa đơn thuế suất 8% vào phần mềm: Trên file nhập khẩu, với hàng hóa áp dụng giảm thuế theo nghị quyết 43/2022/QH15 thì khai báo mức thuế suất là 8% và thực hiện các bước nhập khẩu như bình thường.

4.2. Đối với hóa đơn bán hàng

Các bước lập hóa đơn bán hàng thực hiện như bình thường:

– Tại giao diện lập hóa đơn tích chọn Áp dụng giảm thuế GTGT theo nghị quyết 43/2022/QH15. Khi đó chương trình sẽ sẽ bổ sung cột  Tiền thuế được giảm.

Lưu ý: Trường hợp đơn vị sử dụng mẫu hóa đơn hiển thị tiền ngoại tệ thì chương trình bổ sung thêm cột Tiền thuế GTGT được giảm quy đổi.

– Khai báo thông tin hàng hóa và Tiền thuế GTGT được giảm của từng mặt hàng (Tiền thuế GTGT được giảm = Tiền hàng x %Thuế suất x 20%) , chương trình sẽ tự động tính Tổng tiền thanh toán sau khi đã áp dụng giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT.

Lưu ý:

  • Với đơn vị đang áp dụng hóa đơn điện tử theo nghị định 51/2010/NĐ-CP,  khi chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử theo nghị định 123/2020/NĐ-CP có thể chuyển đổi mẫu hóa đơn đang sử dụng sang mẫu hóa đơn theo nghị định 123/2020/NĐ-CP đồng thời áp dụng nghị quyết 43/2022/QH15.

– Chọn hóa đơn cần chuyển đổi trên danh sách.

– Tích chọn Áp dụng giảm thuế GTGT theo nghị quyết 43/2022/QH15.

– Thực hiện các bước chuyển đổi tiếp theo như bình thường.

Trường hợp nhập khẩu hóa đơn vào phần mềm: Kế toán tự khai báo thêm các cột sau vào tệp nhập khẩu:

– Cột Áp dụng giảm tiền thuế theo nghị quyết 43/2022/QH15: Nhập giá trị 1 với hàng hóa áp dụng giảm tiền thuế theo nghị quyết 43/2022/QH15, Nhập giá trị 0 với hàng hóa áp không dụng giảm tiền thuế theo nghị quyết 43/2022/QH15.

– Cột Tiền thuế GTGT được giảm.

– Trên tệp nhập khẩu, tại bước Ghép cột thực hiện ghép cột Áp dụng giảm tiền thuế GTGT theo nghị quyết 43/2022/QH15 trên phần mềm với cột tương ứng trên file nhập khẩu.

– Các bước nhập khẩu tiếp theo thực hiện như bình thường.

5. Câu hỏi thường gặp

5.1. Đối tượng chịu thuế GTGT?

Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC và Khoản 1, Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC.

5.2. Thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu?

Hàng hóa xuất khẩu bao gồm:
Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả ủy thác xuất khẩu;
Hàng hóa bán vào khu phi thuế quan theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; hàng bán cho cửa hàng miễn thuế;
Hàng hóa bán mà điểm giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam;
Phụ tùng, vật tư thay thế để sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, máy móc thiết bị cho bên nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam;
Hàng hóa gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động mua, bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hóa với nước ngoài;
Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật;
Hàng hóa xuất khẩu để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài.
Dịch vụ xuất khẩu bao gồm:
Dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam;
Dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan và tiêu dùng trong khu phi thuế quan.

Trên đây là toàn bộ nội dung mà ACC đã chia sẻ toàn bộ nội dung về cách sử dụng hóa đơn trực tiếp. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc. Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline có trên bài viết để được đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo