Cách điều chỉnh báo cáo sử dụng hóa đơn?

Cách viết hóa đơn điều chỉnh chi tiết cho mọi trường hợp: điều chỉnh giảm, tăng; điều chỉnh mã số thuế, đơn hàng, thuế suất, giảm số lượng,… Có ngay chi tiết trong bài viết hướng dẫn dưới đây: Cách điều chỉnh báo cáo sử dụng hóa đơn?

1. Nếu hóa đơn viết sai không ảnh hưởng đến số tiền

1.1 Các lỗi sai:

Hóa đơn điện tử viết sai có thể chia thành hóa đơn viết sai không ảnh hưởng đến số tiền và hóa đơn viết sai ảnh hưởng đến số tiền. Dưới đây là các trường hợp hóa đơn viết sai không ảnh hưởng đến số tiền.

STT Lỗi sai trên hóa đơn không ảnh hưởng đến tiền
1 Hóa đơn điện tử viết sai ngày, tháng, năm
2 Hóa đơn điện tử viết sai tên công ty
3 Viết sai địa chỉ
4 Viết sai mã số thuế
5 Viết sai tên hàng hóa
6 Hóa đơn điện tử viết sai số lượng
7 Hóa đơn điện tử viết sai đơn vị tính
8 Hóa đơn viết sai dòng số tiền bằng chữ

 

1.2 Cách xử lý:

Cách sử xử lý hóa đơn điện tử viết sai được thực hiện đơn giản bằng 2 bước dưới đây:

Bước 1: Lập biên bản điều chỉnh hoá đơn viết sai

Phần này có thể viết bản giấy hoặc bản điện tử tùy thuộc vào thống nhất 2 bên.

Hướng dẫn thao tác trên phần mềm MISA :​
meInvoice WEB: Tại đây
meInvoice Desktop: Tại đây

Bước 2: Bên bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót

+ Trên hoá đơn điều chỉnh phải ghi rõ: Nội dung điều chỉnh của hoá đơn số…, ký hiệu…Mẫu hóa đơn điều chỉnh như bên dưới.

+ Hướng dẫn thao tác:
meInvoice WEb: Tại đây​
meInvoice Desktop: Tại đây​

Cách kê khai: Không cần kê khai những hóa đơn điều chỉnh này. Vì không ảnh hưởng gì đến giá trị và tiền thuế.

Chú ý: Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng MST người mua thì CHỈ CẦN lập biên bản điều chỉnh và KHÔNG CẦN lập hóa đơn điều chỉnh.

cach-viet-hoa-don-dieu-chinh-1


2. Nếu hóa đơn viết sai ảnh hưởng đến tiền

2.1 Các lỗi sai:

Dưới đây là các lỗi hóa đơn điện tử viết sai ảnh hưởng đến tiền:

STT Lỗi sai trên hóa đơn có ảnh hưởng đến tiền
1 Sai đơn giá
2 Sai thuế suất
3 Sai thuế
4 Sau tổng tiền

 

2.2 Cách xử lý:

Cách sử xử lý hóa đơn điện tử viết sai ảnh hưởng đến tiền thực hiện như sau:

Bước 1: Lập biên bản điều chỉnh hoá đơn viết sai.

Bước 2: Người bán Lập hoá đơn điều chỉnh sai sót.

+ Trên hoá đơn điều chỉnh phải ghi rõ: Tăng hoặc giảm số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu…

Chú ý: Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).

Ví dụ minh hoạt: Ngày 18/01/2021 Công ty MISA xuất hóa đơn cho Công ty A. Nhưng đến ngày 11/03/2021 phát hiện hóa đơn bị sai Thuế suất, Số tiền thuế (Đã kê khai và Tờ khai tháng 01/2021)

Cách xử lý: Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn của ngày 18/01(Ngày trên biên bản là 11/03) .Xuất hóa đơn điều chỉnh vào ngày 11/03 như sau:

cach-viet-hoa-don-dieu-chinh-2

Cách kê khai: Kê khai hoá đơn điều chỉnh đó vào kỳ hiện tại (tháng 12/2018), kê khai như hóa đơn bình thường.

Bên bán: Kê khai vào chỉ tiêu thuế GTGT: 100.000.Cột doanh thu ghi bằng 0
Bên mua: Kê khai vào chỉ tiêu thuế GTGT: 100.000.Cột giá trị hàng mua vào ghi bằng 0.

–  CHÚ Ý: Nếu hóa đơn điều chỉnh giảm:

– Cùng ví dụ như trên nhưng là điều chỉnh số tiền thuế, cách viết hóa đơn và kê khai như sau:

cach-viet-hoa-don-dieu-chinh-3

Chú ý: Đối với những hoá đơn điều chỉnh giảm (Tức là phải kê khai giảm số tiền), thì:

Người bán:
  • Kê khai âm (-) vào Chỉ tiêu “Thuế GTGT” ghi: -100.000.
  • Cột Doanh thu ghi bằng 0.
Người mua:
  • Ghi âm (-) vào Chỉ tiêu thuế GTGT ghi: -100.000.
  • Cột giá trị mua vào ghi bằng 0.

– Nếu trong kỳ có nhiều hóa đơn khác. Cách xử lý là sau khi kê khai xong các hóa đơn đó, các bạn lấy số tiền thuế đó trừ đi số tiền thuế trên hóa đơn điều chỉnh.

3. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử là gì? Thời hạn nộp báo cáo THSD hóa đơn

Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử là báo cáo chi tiết về số lượng hóa đơn điện tử đã sử dụng, xóa hay hủy bỏ trong kỳ của doanh nghiệp lên cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

* Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

Theo quy định tại Điều 27, Thông tư 39/2014/TT-BTC về báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn:

Hàng tháng, quý các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ (trừ đối tượng được cơ quan thuế cấp hóa đơn) có trách nhiệm nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho Cơ quan thuế quản lý, bao gồm cả trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn.

- Lập báo cáo THSD hóa đơn theo tháng: Chậm nhất ngày 20 của tháng tiếp theo tháng phải nộp báo cáo

- Lập Báo cáo THSD hóa đơn theo quý: Qúy I (chậm nhất 30/4), Qúy II (chậm nhất 30/7), Quý III (chậm nhất 30/10) và Quý IV (chậm nhất 30/1 năm sau)

Trong trường hợp trong kỳ doanh nghiệp phát sinh hóa đơn nào, tại Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thì ghi số lượng hóa đơn sử dụng bằng không (=0)

 

4. Mức xử phạt khi lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử sai

Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 10 /2014/TT-BTC: Hành vi quy định về lập, gửi thông báo và báo cáo (trừ thông báo phát hành hoá đơn) cho Cơ quan thuế:

“1. Phạt tiền từ 200.000 - 1.000.000 đồng đối với hành vi lập sai hoặc không đầy đủ nội dung của thông báo, báo cáo gửi Cơ quan thuế (trừ thông báo phát hành hóa đơn) theo quy định.

Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện sai sót và lập lại thông báo, báo cáo thay thế đúng quy định gửi cơ quan thuế trong thời hạn quy định nộp thông báo, báo cáo thì không bị xử phạt.”

=> Như vậy, khi doanh nghiệp làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn mà có sai sót. Doanh nghiệp cần phải điều chỉnh (làm lại) báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn gửi lên Cơ quan thuế trên trang nộp tờ khai.

- Trong trường hợp doanh nghiệp lập lại báo cáo THSD hóa đơn trong thời hạn quy định sẽ không bị xử phạt.

Ví dụ: Ngày 15/10/2020 doanh nghiệp kê khai báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho quý 03/2020 nhưng sau đó phát hiện sai sót nên doanh nghiệp đã lập lại báo cáo sử dụng hóa đơn đúng vào ngày 20/10/2020. Do vẫn trong thời hạn quy định nộp thông báo (chậm nhất là 30/10/2020). DN sẽ không bị xử phạt.

- Trường hợp doanh nghiệp lập sai báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và lập lại sau khi hết hạn nộp thông báo thì phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng

Ví dụ: Ngày 25/10/2020 doanh nghiệp kê khai báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho quý III/2020 nhưng sau đó phát hiện sai sót nên doanh nghiệp đã lập lại báo cáo sử dụng hóa đơn đúng vào ngày 5/11/2020. Vì đã quá thời hạn nộp thông báo (chậm nhất ngày 30/10/2020). DN sẽ bị phạt theo mức quy định, mức phạt trung bình là 600.000 đ

 

ct1234

 

5. Điều chỉnh báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn sai qua mạng

Nếu doanh nghiệp kê khai báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn sai và phát hiện ra nộp lại trước thời điểm có công bố quyết định thanh tra thuế tại doanh nghiệp thì không bị phạt. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của Quý nào có sai sót, nhầm lẫn thì làm lại báo cáo cho đúng và nộp lại qua trang nộp tờ khai thuế điện tử của Tổng Cục Thuế.

Hồ sơ nộp lại Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn sai gồm:

- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đúng (thực hiện tương tự như báo cáo THSD hóa đơn nộp lần đầu)

- Bản gốc hoặc bản photo Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn sai (Tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng Cơ quan thuế) lưu cùng bản đúng để sau này làm chứng từ đối chiếu khi giải trình trong trường hợp thanh tra thuế.

- Công văn giải trình sai sót.

- Giấy nộp tiền phạt (Trường hợp doanh nghiệp quá hạn  nộp tờ khai)

Hãy để lại thông tin để được tư vấn

Họ và tên không được để trống

Số điện thoại không được để trống

Số điện thoại không đúng định dạng

Vấn đề cần tư vấn không được để trống

comment-blank-solid Bình luận

084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo