Cách chia di sản thừa kế. Phương pháp xác định người thừa kế.

Chia di sản thừa kế là một nội dung trong chế định thừa kế của Bộ luật dân sự Việt Nam qua các thời kỳ. Bộ luật dân sự năm 2015 ra đời trên cơ sở kế thừa các quy định của Pháp lệnh thừa kế, Bộ luật dân sự năm 1995, Bộ luật dân sự năm 2005. Trong phạm vi bài viết này tôi xin chia sẻ kiến thức cho mọi người, đặc biệt những sinh viên Luật, người tìm hiểu luật về cách thức chi di sản thừa kế. 

screenshot-2024-01-05-103934

 

1. Chia di sản thừa kế như thế nào?

1.1 Xác định hình thức thừa kế 

Trước hết, quá trình chia thừa kế bắt đầu với việc xác định hình thức thừa kế: thừa kế theo luật hay thừa kế theo di chúc. Trong trường hợp thừa kế theo di chúc, bước đầu tiên là kiểm tra tính hợp pháp và hiệu lực của di chúc. Việc này đòi hỏi đối chiếu với quy định của Bộ luật dân sự, xác định loại di chúc và xem xét các điều kiện hiệu lực.

Nếu không có di chúc hoặc di chúc không có giá trị, và có người bị truất quyền thừa kế, từ chối hưởng di sản thừa kế, quá trình chia di sản sẽ chuyển sang hình thức thừa kế theo luật. Điều này đặt ra câu hỏi quan trọng về việc làm thế nào hệ thống pháp lý quy định về việc chia thừa kế theo quy tắc của luật.

1.2. Xác định người hưởng di sản thừa kế

Trong quá trình xác định hàng thừa kế, quy tắc hàng thừa kế thứ nhất, thứ hai và thứ ba đóng vai trò quan trọng. Người thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ được ưu tiên hưởng di sản, chỉ khi không còn ai trong hàng này mới đến hàng thừa kế thứ hai và thứ ba. 

Tham khảo: Chương XXII và Chương XXIII BLDS 2015.

2. Phương pháp xác định người thừa kế 

2.1 Chia di sản thừa kế theo pháp luật 

- Trường hợp này chỉ cần lấy di sản thừa kế của người chết chia đều cho các đồng thừa kế.

Ví dụ: A chết để lại tổng giá trị tài sản là 100 triệu đồng. A có 3 con: C,D,E;1 vợ còn sống là B, bố mẹ (N và L) hiện tại đều mất.

Trường hợp này cần xác định: con dù trên 18 hay dưới 18 tuổi đều được hưởng di sản. Theo đó, di sản của A được chia như sau:

B=C=D=E= 100 triệu / 4 = 25 triệu đồng.

- Mặt khác cần xác định xem có đồng thừa kế nào mất trước hoặc cùng lúc với thời điểm mở thừa kế không? Nếu có thì phần di sản của họ sẽ được dành cho các con và pháp luật gọi là thừa kế thế vị.

Vẫn từ ví dụ trên, đặt giả thiết C đã có vợ và 2 con là F và G. C chết trước khi A chết. Trường hợp này di sản thừa kế của A được chia như sau:

B= C (F=G) = D = E = 100 triệu /4 = 25 triệu đồng.

F = G = 25 triệu/2 = 12,5 triệu.

2.2 Chia di sản thừa kế theo di chúc

Cần xác định:

- Những người được hưởng di sản trong di chúc là ai? còn sống vào thời điểm mở thừa kế không?

Nếu có người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc mà mất trước thời điểm mở thừa kế thì phần thừa kế này được chia theo pháp luật.

Ví dụ: A để lại di chúc cho B, C, D mỗi người một phần bằng nhau là 40 triệu (tổng là 120 triệu). Tuy nhiên C lại chết trước thời điểm A chết nên phần di sản A để lại cho C sẽ được chia theo pháp luật.

(1) Chia theo di chúc:

B=C=D=40 triệu.

(2) Chia phần di sản mà C được hưởng theo pháp luật:

Trường hợp này chỉ còn B,D,E còn sống nên: B=D=E = 40 triệu/3 = 13,3 triệu

Như vậy:

B=D= 40 triệu + 13,3 triệu = 53,3 triệu

E = 13,3 triệu.

- Ai là người không được hưởng di sản thừa kế mà thuộc trường hợp pháp luật quy định dù không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng.

Ví dụ: Giả sử N và L vẫn còn sống. Trong di chúc A để lại chỉ để cho D (theo di chúc là 120 triệu), trong khi E dưới 18 tuổi, vợ và bố mẹ không được hưởng. Trường hợp này di sản thừa kế của A được chia như sau:

(1) Xác định di sản thừa kế mà D được hưởng:

D được hưởng toàn bộ di sản trị giá 120 triệu theo di chúc.

(2) Chia thừa kế cho các trường hợp được hưởng di sản không phụ thuộc vào di chúc:

Theo quy định của BLDS thì những người này được hưởng di sản thừa kế bằng 2/3 của một suất thừa kế.

(2.1) Trường hợp này đồng thừa kế thứ nhất của A gồm có 6 người: B,C,D,E,N,L.

Nên ta có:

1 suất di sản thừa kế = 120 triệu/6 = 20 triệu

(2.2) Chia di sản cho những người được hưởng không phụ thuộc vào di chúc:

B=E=N=L= 2/3 x 20 triệu = 13,3 triệu đồng.

Để đảm bảo cho những người trên được hưởng di sản buộc phải lấy tài sản của D. Nên số tiền mà D nhận được còn lại là:

120 triệu - (13,3 triệu x 4) = 66,7 triệu.

+ Nếu không có những người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc hoặc họ đã chết... thì sẽ chia di sản cho những người có tên trong di chúc.

Ví dụ: A di chúc để lại di sản (120 triệu) cho B, E, N, L. Trường hợp này di sản được chia như sau:

B=E=N=L= 120 triệu/4 = 30 triệu. 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (227 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo