Các loại việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án theo BLTTDS 2015

Không phải mọi loại việc dân sự đều thuộc thẩm quyền của Tòa án và được giải quyết, vẫn còn một số ngoại lệ liên quan đến vấn đề này mà nếu không tìm hiểu kỹ mọi người rất dễ nhầm lẫn. Chính vì vậy, bài viết hôm nay của chúng toi sẽ giới thiệu đến các bạn Các loại việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án theo BLTTDS 2015. Mời các bạn cùng đọc bài viết sau đây của chúng tôi để tìm hiểu thêm thông tin nhé.
tham-quyen-chung-cua-toa-an-viet-nam-giai-quyet-cac-vu-viec-dan-su-co-yeu-to-nuoc-ngoai-1-400x239

1. Thẩm quyền dân sự của toà án

Trong hệ thống các cơ quan tư phấp thì toà án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp chủ yếu. Toà án thực hiện thẩm quyền của mình trong việc xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hành chính và các việc khác theo quy định của pháp luật để bảo vệ pháp luật, bảo đảm sự công bằng xã hội. Việc nghiên cứu để đưa ra khái niệm khoa học về thẩm quyền của toà án và thẩm quyền dân sự của toà án có ý nghĩa thiết thực trong việc xây dựng và thực hiện các quy định về thẩm quyền của toà án.
Xuất phát từ những đặc thù về tổ chức hệ thông toà án cho nên quan niệm về thẩm quyền của toà án trong tố tụng dân sự cũng có những điểm khác biệt. Khái niệm về thẩm quyền của toà án được tiếp cận dưới ba góc độ là thẩm quyền theo loại việc, thẩm quyền của toà án các cấp và thẩm quyền của toà án theo lãnh thổ. Trên cơ sở đó, thẩm quyền dân sự của toà án được định nghĩa : "Thẩm quyền dân sự của toà án là quyền xem xét giải quyết các vụ việc và quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục tố tụng dân sự của toà án."
Khác với thẩm quyền xét xử hành chính và thẩm quyền xét xử hình sự của toà án, thẩm quyền dân sự của toà án có những đặc trưng sau:
  • Toà án nhân danh quyền lực nhà nước, độc lập trong việc xem xét giải quyết và ra các phán quyết đối với các vụ việc phát sinh từ các quan hệ mang tính tài sản, nhân thân được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận giữa các chủ thể với nhau;
  • Thẩm quyền dân sự của toà án được thực hiện theo thủ tục tố tụng dân sự. Do vậy, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung về tố tụng như toà án độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, đảm bảo sự vô tư, khách quan v.v. thì toà án khi xem xét giải quyết các vụ việc dân sự phải tôn trọng và đảm bảo quyền tự định đoạt của các đương sự. Phạm vi xem xét giải quyết và quyền quyết định của toà án được giới hạn bởi những yêu cầu mà đương sự đưa ra cũng như trên cơ sở sự thoả thuận của họ về những vấn đề có tranh chấp

thu-tuc-to-tung-tai-phien-toa-truc-tuyen

2.Thẩm quyền xét xử của Tòa án theo vụ việc dân sự

 Tòa án dân sự có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp theo quy định tại điều 26, 27 BLTTDS năm 2015 như  sau:

  •  Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.
  •  Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
  • Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
  •  Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận
  •  Tranh chấp về thừa kế tài sản.
  •  Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
  •  Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.
  • Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước năm 2012.
  • Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng
  • Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.
  • Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
  • Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
  • Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
  •  Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

3.Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án theo  BLTTDS 2015 

Căn cứ theo Điều 27 BLTTDS 2015 quy định Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án bao gồm: 
  • Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
  • Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó.
  • Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích.
  •  Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết.
  • Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
  • Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
  • Yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án.
  • Yêu cầu công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 470 của BLTTDS 2015.
  •  Yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án và yêu cầu khác theo quy định của Luật thi hành án dân sự.
  •  Các yêu cầu khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo