Trong ngành công nghiệp thực phẩm, việc đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm là một yêu cầu cấp thiết nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Để đạt được mục tiêu này, các cơ quan chức năng trên toàn thế giới đã thiết lập và cập nhật liên tục danh sách các chất cấm sử dụng trong sản xuất thực phẩm. Những chất này, nếu được sử dụng, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người, từ các vấn đề ngộ độc cấp tính cho đến những bệnh lý mãn tính nguy hiểm. Hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu ngay nhé.
Danh sách các chất cấm trong sản xuất thực phẩm
1. Chất cấm dùng trong thực phẩm là gì?
Thực phẩm hay thức ăn là chỉ những vật phẩm bao gồm những chất như: chất bột (cacbohydrat), chất béo (lipit), chất đạm (protein) hoặc nước. Đây là những chất cơ bản mà con người có thể tiêu thụ trực tiếp thông qua việc ăn hoặc uống.
Thực phẩm là một phần thiết yếu giúp con người duy trì sự sinh tồn, hấp thụ các chất dinh dưỡng. Thực phẩm được hình thành từ hai nguồn chính là từ thực vật và động vật. Để tạo nên những loại thực phẩm ngon miệng, có thể bảo quản được lâu, giàu chất dinh dưỡng,… con người thường sử dụng các hóa chất, chất phụ gia, … trong quá trình sản xuất thực phẩm.
Để tránh việc lạm dụng hóa chất, chất phụ gia,… có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người mà cơ quan nhà nước đã ban hành danh mục các chất cấm dùng trong thực phẩm. Hiện nay chưa có định nghĩa của quy định pháp luật về chất cấm dùng trong thực phẩm là gì nhưng chúng ta có thể hiểu chất được hiểu là các hoá chất, chất kháng sinh…gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người, bị cấm sử dụng trong quá trình sản xuất thực phẩm.
2. Danh sách các chất cấm trong sản xuất thực phẩm
Chất cấm trong thực phẩm không được định nghĩa ở bất cứ văn bản pháp luật nào. Chất được hiểu là các hoá chất, chất kháng sinh...gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người, bị cấm sử dụng trong quá trình sản xuất thực phẩm.
Điều 3 Thông tư 10/2021/TT-BYT (có hiệu lực từ ngày 01/09/2021) quy định chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe, bao gồm các chất có trong các Danh mục sau:
Các loại chất |
Cơ sở pháp lý |
Thuốc, nguyên liệu làm thuốc cấm nhập khẩu, cấm sản xuất |
Phụ lục V Nghị định số 54/2017/NĐ-CP |
Các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội |
Danh mục I Nghị định số 73/2018/NĐ-CP |
Các chất ma túy được dùng hạn chế trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền |
Danh mục II Nghị định số 73/2018/NĐ-CP |
Các chất ma túy được dùng trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế, thú y theo quy định của cơ quan có thẩm quyền |
Danh mục III Nghị định số 73/2018/NĐ-CP |
Các tiền chất thiết yếu, tham gia vào cấu trúc chất ma túy |
Danh mục IVA Nghị định số 73/2018/NĐ-CP |
Dược chất gây nghiện |
Phụ lục I Nghị định số 73/2018/NĐ-CP và Thông tư số 42/2017/TT-BYT |
Thuốc độc và nguyên liệu độc làm thuốc |
Thông tư số 06/2017/TT-BYT |
Danh mục dược liệu có độc tính nguồn gốc thực vật và động vật |
Phụ lục I và II Thông tư số 42/2017/TT-BYT |
Dược liệu có độc tính nguồn gốc khoáng vật (trừ các dược liệu có dấu (*) đã được chế biến theo đúng phương pháp chế biến) |
Phụ lục III Thông tư số 42/2017/TT-BYT |
Chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe |
Thông tư 10/2021/TT-BYT |
Theo Điều 2 Thông tư 10/2021/TT-BYT, khi xây dựng danh mục chất cấm tại Việt Nam, cần phải đáp ứng những nguyên tắc sau:
- Bảo đảm phù hợp với các quy định của pháp luật và có cơ sở khoa học.
- Phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn quản lý an toàn thực phẩm tại Việt Nam.
- Kịp thời cập nhật, sửa đổi, bổ sung Danh mục để đáp ứng yêu cầu bảo vệ sức khỏe và yêu cầu quản lý nhà nước.
- Chất đưa vào Danh mục là chất có khả năng gây hại đến sức khỏe hoặc tính mạng người sử dụng hoặc các chất không thuộc loại dùng trong thực phẩm.
Ngoài các danh mục chất cấm, theo khoản 1 Điều 10 của Luật an toàn vệ sinh thực phẩm 2010 còn quy định điều kiện chung về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm như sau:
“1. Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.”
2. Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:
a) Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
b) Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;
c) Quy định về bảo quản thực phẩm."
Cụ thể, thực phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn về hàm lượng quy định tại các văn bản pháp luật như sau như sau:
- Giới hạn vi sinh vật gây bệnh: Thông tư 05/2012/TT-BYT
- Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: Thông tư 50/2016/TT-BYT
- Dư lượng thuốc thú ý, Dư lượng kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm: Quyết định 46/2007/QĐ-BYT
- Quy định về chất phụ gia thực phẩm: Thông tư 24/2019/TT-BYT
Để tìm hiểu thêm về Luật an toàn thực phẩm 2010 số 55/2010/QH12 xin mời quý khách tham khảo bài viết sau!
3. Kinh doanh thực phẩm chứa chất cấm bị xử lý thế nào?
Kinh doanh thực phẩm chứa chất cấm bị xử lý thế nào?
Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng chất cấm trong việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm được quy định tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP. Theo đó, việc xử phạt sẽ căn cứ vào hành vi vi phạm tương ứng được quy định tại các điều khoản. Mức phạt tiền có thể lên tới 500 - 700 triệu đồng (khoản 5 Điều 6 Nghị định 115/2018/NĐ-CP).
Bên cạnh đó, một số hành vi sẽ có các hình phạt bổ sung như:
- Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm trong một khoảng thời gian nhất định tuỳ theo mức độ vi phạm;
- Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định tuỳ theo mức độ vi phạm.
- Xử phạt hình sự
Điều 317 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định:
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm;
b) Sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm;
Theo đó, nếu hành vi sử dụng chất cấm có các dấu hiệu cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 317 Bộ Luật Hình sự 2015 thì cá nhân, tổ chức có liên quan sẽ bị khởi tố hình sự.
4. Các chất phụ gia bị cấm trong thực phẩm
Có nhiều loại phụ gia thực phẩm không tốt cho sức khỏe mà chúng ta vẫn vô tư tiêu thụ hàng ngày mà không biết, sau đây là các chất phụ gia bị cấm sử dụng trong thực phẩm:
- Mono Natri Glutamate (bột ngọt, viết tắt E621)
Phụ gia này thường chứa trong các thực phẩm có nguồn gốc từ khoai tây chiên, các món ăn nhẹ, súp đóng hộp, bánh quy, thức ăn đông lạnh, thịt hộp. Loại chất phụ gia này sẽ kích thích các cơn đau nửa đầu, có nồng độ Natri cao, thường Natri sẽ chiếm 21%.
Theo một báo cáo từ Trung tâm Y tế Arizona (Mỹ), bột ngọt thúc đẩy sự tăng trưởng và lan rộng các tế bào ung thư, có thể đẩy nhanh tử vong ở bệnh nhân mắc bệnh tim mạch. Nghiên cứu vào năm 2008 được công bố trên Tạp chí bệnh tự miễn dịch (Mỹ) còn cho thấy, bột ngọt dẫn đến béo phì và chứng viêm trong cơ thể, đặc biệt ở gan.
- Acesulfame-K (viết tắt E950)
Acesulfame-K là một chất làm ngọt nhân tạo, thường được sử dụng trong các loại nước giải khát và nhiều sản phẩm khác. Nghiên cứu được công bố vào năm 2008 của Cục Y tế Dự phòng Mỹ cho thấy, người sử dụng liên tục 10 năm những thực phẩm chứa chất phụ gia này sẽ tạo cơ hội cho các khối u đường tiết niệu phát triển.
- BHA (viết tắt E320)
BHA thường được tìm thấy trong khoai tây chiên, kẹo cao su, ngũ cốc, xúc xích đông lạnh, kẹo, chất béo dạng rắn. Loại phụ gia này có nguồn gốc từ dầu mỏ.
Viện Quốc Gia Mỹ báo cáo, dựa trên các nghiên cứu từ động vật, BHA chính là một chất tiềm ẩn gây bệnh ung thư.
- Aspartame (viết tắt E951)
Aspartame là một chất làm ngọt nổi tiếng, được tìm thấy nhiều trong các loại đồ uống, nước giải khát, món tráng miệng không đường ở dạng đông lạnh, kẹo cao su, siro ho, kem đánh răng, các loại vitamin dạng viên nhai và cả ở trong ngũ cốc.
Aspartame kết hợp cùng các chất phụ gia thực phẩm khác gây béo phì, đau đầu, một số bệnh ung thư, các vấn đề về thần kinh như bị ảo giác. Loại chất làm ngọt nhân tạo này cũng đảo lộn trật tự cân bằng của các loại vi sinh vật có lợi ở đường ruột cũng như chức năng men vi sinh đường ruột, gây ảnh hưởng đến tâm trạng.
- Cyclamate (viết tắt E952)
Đây là chất ngọt nhân tạo đã bị cấm sử dụng ở Hoa Kỳ do khả năng gây ung thư của nó. Người ta nghi ngờ rằng cyclamate có thể làm tăng hoạt tính gây ung thư của những chất khác chứ không phải bản thân nó gây bệnh ung thư.
Theo một báo cáo về cyclamate của Đại học Elmhurst (bang Illinois, Mỹ), cyclamate vẫn được sử dụng ở 55 quốc gia trên thế giới nên nếu đi du lịch đến những khu vực này bạn vẫn có khả năng ăn phải từ thực phẩm ở đây.
- Olestra
Chất phụ gia này có thể dùng thay thế các loại chất béo mà không chứa calo và được hấp thụ bình thường qua hệ tiêu hóa. Nó thường được sử dụng trong khoai tây chiên.
Olestra thường gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa, cản trở sự hấp thụ của cơ thể từ các hợp chất quan trọng như lutein, lycopene, beta-carotene – giúp bảo vệ cơ thể khỏi ung thư và bệnh tim mạch.
- Chất béo chuyển hóa
Chất béo chuyển hóa thường được tìm thấy trong bơ thực vật, bánh rán, bánh phủ kem, bắp rang lò vi sóng và các loại thực phẩm chiên. Vào năm 2009, tạp chí Bác sĩ gia đình Mỹ cảnh báo loại chất phụ gia này làm bệnh tim thêm trầm trọng.
- Propyl Gallate (E310)
Propyl Gallate là một chất bảo quản thường thấy trong các loại dầu, kẹo cao su và các sản phẩm từ thịt. Nó hoạt động giống như HBA và là chất có khả năng gây ung thư.
- Kali Bromate
Chất phụ gia này thường chứa trong bánh mì, các loại bánh, khoai tây chiên. Chất này bị cấm sử dụng ở hầu hết các nước nhưng vẫn được sử dụng ở Hoa Kỳ. Loại chất này thúc đẩy sinh trưởng, phát triển các khối u ở thận và tuyến giáp.
- Saccharin
Saccharin là một chất làm ngọt nhân tạo, thường được dùng trong các loại nước ngọt. Loại chất này gây có khả năng gây ung thư đường tiết niệu, bàng quang, ung thư buồng trứng.
- Nitrit và Nitrates
Đây là những chất bảo quản để tăng cường màu sắc và hương vị của các loại thịt chế biến, điển hình nhất là thịt xông khói. Thêm Nitrit và Nitrates vào thực phẩm sẽ khuyến khích sự hình thành các chất gây ung thư trong thực phẩm.
- Chất tạo màu thực phẩm
Chất tạo màu thực phẩm, chẳng hạn như Xanh # 1, xanh # 2, vàng # 6 và đỏ # 3 được sử dụng nhiều trong nước ngọt, bánh nướng và kẹo. Trung tâm Khoa học vì Lợi ích Cộng đồng công bố, cả 4 loại chất này đều chứa các thuộc tính gây ung thư.
5. Những điểm cần lưu ý đối với chất phụ gia thực phẩm
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo khi sử dụng phụ gia thực phẩm trong sản xuất chế biến thực phẩm phải tuân thủ các nguyên tắc sau: sử dụng đúng loại phụ gia thực phẩm trong danh mục, đúng đối tượng, đúng hàm lượng theo quy định của Bộ Y tế. Các phụ gia thực phẩm phải đảm bảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, còn thời hạn sử dụng và phải đáp ứng yêu cầu về an toàn theo quy định tại các Quy chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng.
Đối với người dân khi chọn mua thực phẩm, người tiêu dùng nên lưu ý lựa chọn các sản phẩm có dán nhãn, niêm yết giá rõ ràng, không nên ham rẻ mà mua hàng không rõ nguồn gốc. Nhãn mác phải có đầy đủ thông tin như: Tên hàng hóa, địa chỉ sản xuất, hướng dẫn sử dụng, thời hạn bảo quản…; hàng hóa nhập khẩu phải có nhãn phụ ghi những thông tin thuộc nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt đính kèm nhãn gốc. Ðối với thực phẩm đã chế biến, người tiêu dùng nên chọn những sản phẩm có ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng và có ghi chú về chất phụ gia.
6. Các câu hỏi thường gặp
Các hóa chất nào thường được sử dụng trong thực phẩm và có nguy cơ gây hại cho sức khỏe?
Các hóa chất thường được sử dụng trong thực phẩm và có nguy cơ gây hại cho sức khỏe bao gồm hàn the, chất tạo ngọt, màu thực phẩm và formol.
Tại sao Clenbuterol, Salbutamol và Dexamethason gây lo ngại trong ngành chăn nuôi và thực phẩm?
Clenbuterol, Salbutamol và Dexamethason thường được sử dụng trong thức ăn của gia súc và gia cầm. Clenbuterol và Salbutamol giúp giảm mỡ dưới da động vật, nhưng có tiềm năng gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Dexamethason được sử dụng để tạo trọng lượng nhanh cho gia súc và gia cầm trước khi chúng được tiêu thụ.
Tại sao Chloramphenicol, Nitrofuran, Fluoroquinolon và Malachite Green bị cấm trong chế biến thủy sản và hải sản?
Chloramphenicol, Nitrofuran, Fluoroquinolon và Malachite Green là các hóa chất bị cấm trong chế biến thủy sản và hải sản do chúng có thể gây hại cho sức khỏe con người nếu tiêu thụ sản phẩm nhiễm phải chúng.
Hy vọng qua bài viết, chúng tôi đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Danh sách các chất cấm trong sản xuất thực phẩm. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết
Nội dung bài viết:
Bình luận