Bội chi ngân sách nhà nước, quy định pháp luật 2024

boi-chi-ngan-sach-nha-nuocBội chi ngân sách nhà nước

1. Giới thiệu bội chi ngân sách nhà nước.

Bội chi ngân sách nhà nước là (Tổng số) chỉ lớn hơn (tổng số) thu trong năm ngân sách, tình trạng mất cân đối của ngân sách, phản ánh sự thiếu hụt của nền tài chính. Như vậy thì bội chi ngân sách nhà nước là gì? Bội chi ngân sách nhà nước bao gồm những gì? Quy định của pháp luật về bội chi ngân sách nhà nước. Để tìm hiểu hơn về bội chi ngân sách nhà nước các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về bội chi ngân sách nhà nước nhé.

2. Bội chi ngân sách nhà nước là gì?

Căn cứ theo quy định của Luật ngân sách nhà nước 2015 tại Khoản 1 Điều 4 Luật này về bội chi ngân sách nhà nước như sau:

  • Bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh. Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách trung ương. Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương.

3. Phân loại bội chi ngân sách nhà nước.

Căn cứ theo quy định của Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước tại Khoản 1 Điều 4 về bội chi ngân sách nhà nước được phân loại như sa

Bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh:

  • Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương và tổng thu ngân sách trung ương trong một năm ngân sách;
  • Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương trong một năm ngân sách.

4. Bù đắp bội chi ngân sách nhà nước.

Căn cứ theo quy định của Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước tại Khoản 2 Điều 4 về bội chi ngân sách trung ương được bù đắp từ các nguồn sau:

  • Vay trong nước từ phát hành trái phiếu Chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
  • Vay ngoài nước từ các khoản vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ các nước, các định chế tài chính các nước và các tổ chức quốc tế; phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế; không bao gồm các khoản Chính phủ vay về cho các tổ chức kinh tế vay lại.

Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp từ các nguồn sau:

  • Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
  • Vay từ nguồn Chính phủ vay về cho ngân sách địa phương vay lại.

Vay để bù đắp bội chi ngân sách quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này không bao gồm sổ vay để trả nợ gốc.

Ngân sách cấp tỉnh từng địa phương được phép bội chi khi đáp ứng đủ các quy định và điều kiện sau:

  • Chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 7 Luật ngân sách nhà nước;
  • Bội chi ngân sách cấp tỉnh hằng năm không vượt quá mức bội chi ngân sách hằng năm được Quốc hội quyết định cho từng địa phương cấp tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 7 Luật ngân sách nhà nước;
  • Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm ngân sách trước năm xây dựng dự toán, không phát sinh nợ quá hạn đối với các khoản nợ vay phải thanh toán trong năm ngân sách trước năm xây dựng dự toán. Trường hợp đặc biệt, Bộ Tài chính trình Chính phủ;
  • Vay bù đắp bội chi ngân sách địa phương được huy động chủ yếu từ các khoản vay trung và dài hạn. Hằng năm, căn cứ diễn biến thị trường vốn, Bộ Tài chính trình Chính phủ tỷ lệ tối thiểu các khoản vay bù đắp bội chi ngân sách địa phương có thời hạn vay trung và dài hạn;
  • Số dư nợ vay của ngân sách địa phương, bao gồm cả số vay bù đắp bội chi ngân sách theo dự toán, không vượt mức dư nợ vay quy định tại khoản 6 Điều này.

5. Kết luận bội chi ngân sách nhà nước.

Trên đây là một số nội dung tư vấn cơ bản của chúng tôi về bội chi ngân sách nhà nước và như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến bội chi ngân sách nhà nước. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về bội chi ngân sách nhà nước đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về bội chi ngân sách nhà nước vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo