Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, các điều ước quốc tế được ký kết giữa các quốc gia ngày càng gia tang và bao phủ trên nhiều lĩnh vực. Các quốc gia tham gia ký kết điều ước quốc tế nhằm mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước khác cũng như tăng vị thế của quốc gia mình trên trường quốc tế. Vậy, biểu thuế hiệp định CPTPP là như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới của ACC để được giải đáp thắc mắc và biết thêm thông tin chi tiết về biểu thuế hiệp định CPTPP.
Thuế xuất khẩu ưu đãi thực hiện Hiệp định CPTPP từ 8,3%
1.Hiệp định CPTPP là gì?
Khi tìm hiểu biểu thuế hiệp định CPTPP, chủ thể cũng cần biết được khái quát về hiệp định TPP được giải đáp như sau:
Hiệp định TPP là Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương. Do lúc đầu chỉ có 4 nước tham gia nên còn được gọi là P4.
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một hiệp định thương mại tự do được đề xuất giữa 12 nền kinh tế Vành đai Thái Bình Dương. Hoa Kỳ đã được bao gồm ban đầu. Vào năm 2015, Quốc hội đã trao cho Tổng thống Barack Obama quyền nhanh chóng để đàm phán thỏa thuận và đưa nó vào một cuộc bỏ phiếu lên hoặc xuống mà không cần sửa đổi; Tất cả 12 quốc gia đã ký thỏa thuận vào tháng 2 năm 2016. Vào tháng 8 năm 2016, Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell cho biết sẽ không có một cuộc bỏ phiếu nào về thỏa thuận trước khi Tổng thống Obama rời nhiệm sở.
Vì cả hai ứng cử viên của đảng chính, Donald Trump và Hillary Clinton, đều phản đối thỏa thuận, nên nó được coi là đã chết khi đến nơi. Chiến thắng tổng thống của Trump đã củng cố quan điểm đó và vào ngày 23 tháng 1 năm 2017, ông đã ký một bản ghi nhớ hướng dẫn đại diện thương mại Hoa Kỳ rút lại Hoa Kỳ với tư cách là một bên ký kết thỏa thuận và theo đuổi các cuộc đàm phán song phương.
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một hiệp định thương mại tự do được đề xuất giữa 12 nền kinh tế Vành đai Thái Bình Dương.
Thỏa thuận sẽ giảm thuế quan và các rào cản thương mại khác giữa Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam.
Vào năm 2015, Quốc hội đã trao cho Tổng thống Barack Obama quyền nhanh chóng để đàm phán thỏa thuận và đưa nó vào một cuộc bỏ phiếu lên hoặc xuống mà không cần sửa đổi; tất cả 12 quốc gia đã ký thỏa thuận vào tháng 2 năm 2016.
Cựu Tổng thống Donald Trump đã ký một bản ghi nhớ vào ngày 23 tháng 1 năm 2017, hướng dẫn đại diện thương mại Hoa Kỳ rút Hoa Kỳ với tư cách là một bên ký kết thỏa thuận.
Cuối cùng, mười một quốc gia còn lại có liên quan đã đồng ý với một thỏa thuận đã được sửa đổi đôi chút, mà một số quốc gia đã phê chuẩn kể từ đó. Mười hai quốc gia đã tham gia đàm phán TPP: bốn bên của Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương năm 2005 và tám quốc gia bổ sung. Cả mười hai người đã ký TPP vào ngày 4 tháng 2 năm 2016. Thỏa thuận sẽ có hiệu lực sau khi tất cả các bên ký kết phê chuẩn, nếu điều này xảy ra trong vòng hai năm. Nếu thỏa thuận không được tất cả các bên phê chuẩn trước ngày 4 tháng 2 năm 2018, thì nó sẽ có hiệu lực sau khi ít nhất 6 quốc gia cùng có GDP của tất cả các bên ký kết phê chuẩn, chiếm hơn 85% GDP. Việc Hoa Kỳ rút khỏi hiệp định vào tháng 1 năm 2017 đã chấm dứt một cách hiệu quả mọi triển vọng hiệp định có hiệu lực. Đáp lại, các bên còn lại đã đàm phán thành công phiên bản mới của hiệp định không có ngưỡng 85% GDP, CPTPP, có hiệu lực vào tháng 12 năm 2018.
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên là: Ốt-xtrây-li-a, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-po và Việt Nam.
Hiệp định đã được ký kết ngày 08 tháng 3 năm 2018 tại thành phố San-ti-a-gô, Chi-lê, và chính thức có hiệu lực từ ngày 30 tháng 12 năm 2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Mê-hi-cô, Nhật Bản, Xinh-ga-po, Niu Di-lân, Ca-na-đa và Ốt-xtrây-lia. Đối với Việt Nam, Hiệp định có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019.
2.Nội dung của Hiệp định CPTPP
Nội dung của Hiệp định CPTPP cũng là vấn đề cần thiết khi tìm hiểu biểu thuế hiệp định CPTPP
Hiệp định CPTPP gồm 07 Điều và 01 Phụ lục quy định về mối quan hệ với Hiệp định TPP đã được 12 nước gồm Ốt-xtrây-lia, Bru-nây Đa-rút-xa-lam, Ca-na-đa, Chi-lê, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-po và Việt Nam ký ngày 06 tháng 2 năm 2016 tại Niu Di-lân; cũng như xử lý các vấn đề khác liên quan đến tính hiệu lực, rút khỏi hay gia nhập Hiệp định CPTPP.
Về cơ bản, Hiệp định CPTPP giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP (gồm 30 chương và 9 phụ lục) nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên trong bối cảnh Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP. 20 nhóm nghĩa vụ tạm hoãn này bao gồm 11 nghĩa vụ liên quan tới Chương Sở hữu trí tuệ, 2 nghĩa vụ liên quan đến Chương Mua sắm của Chính phủ và 7 nghĩa vụ còn lại liên quan tới 7 Chương là Quản lý hải quan và Tạo thuận lợi Thương mại, Đầu tư, Thương mại dịch vụ xuyên biên giới, Dịch vụ Tài chính, Viễn thông, Môi trường, Minh bạch hóa và Chống tham nhũng. Tuy nhiên, toàn bộ các cam kết về mở cửa thị trường trong Hiệp định TPP vẫn được giữ nguyên trong Hiệp định CPTPP
3.Biểu thuế hiệp định CPTPP
Biểu thuế hiệp định CPTPP cụ thể như sau:
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2022-2027 (Hiệp định CPTPP).
Thuế xuất khẩu ưu đãi thực hiện Hiệp định CPTPP từ 8,3%-3,6%
Dự thảo quy định rõ về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi thực hiện Hiệp định CPTPP. Theo đó, Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi gồm mã hàng, mô tả hàng hóa, thuế suất cho giai đoạn 2022-2027, áp dụng đối với 603 dòng thuế.
Thuế suất trung bình thuế xuất khẩu ưu đãi năm 2022 là 8,3%; năm 2023 là 7,9%; năm 2024 là 7,4%; năm 2025 là 7%; năm 2026 là 6,6%; năm 2027 là 3,6%.
Thuế suất ban hành trong Nghị định được xây dựng trên nguyên tắc tuân thủ cam kết theo Lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam trong Hiệp định CPTPP. Lộ trình cắt giảm thuế quan trong Biểu thuế ban hành được áp dụng cho từng năm, được áp dụng từ ngày 01/12/2022 đến hết ngày 31/12/2027.
Các mặt hàng không thuộc Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định thì sẽ áp dụng thuế xuất khẩu ưu đãi 0% khi xuất khẩu sang lãnh thổ các nước là thành viên của Hiệp định CPTPP.
Hiệp định CPTPP có hiệu lực đối với 8 nước bao gồm Mexico, Australia, Canada, Nhật Bản, New Zealand, Singapore, Peru và Việt Nam. Theo quy định tại Điều 3 và Phụ lục 2D của Hiệp định CPTPP, Mexico áp dụng thuế suất theo lộ trình cắt giảm bắt đầu từ năm thứ nhất; các nước Australia, Canada, Nhật Bản, New Zealand, Singapore và Peru áp dụng thuế suất theo lộ trình cắt giảm bắt đầu từ năm thứ hai. Việc áp dụng hai lộ trình riêng cho hai nhóm nước như trên đảm bảo tuân thủ cam kết, đảm bảo lợi ích cho Việt Nam trên cơ sở thực hiện nguyên tắc có đi có lại.
Điều kiện áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo Hiệp định CPTPP: Hiệp định CPTPP không có quy định cụ thể về các điều kiện để được hưởng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi. Tuy nhiên, để đảm bảo kiểm soát được hàng hóa thực tế được nhập khẩu vào lãnh thổ các nước theo đúng đối tượng và tránh gian lận thương mại, dự thảo Nghị định quy định điều kiện áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi là có chứng từ vận tải và tờ khai nhập khẩu thể hiện đích đến thuộc lãnh thổ các nước trên.
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định CPTPP
Theo dự thảo, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt gồm mã hàng, mô tả hàng hóa, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, các mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan, áp dụng đối với 11.525 dòng thuế, trong đó có 205 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10 số.
Về mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: Thuế suất trung bình năm 2022 là 2,18 %, năm 2023 là 1,77%; năm 2024 là 1,36%; năm 2025 là 1,06%; năm 2026 là 0,74%; năm 2027 là 0,4%.
Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với mặt hàng xe ô tô đã qua sử dụng thuộc các nhóm 87.02, 87.03, 87.04 áp dụng hạn ngạch thuế quan.
Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với các mặt hàng thuộc các nhóm 04.07 (trứng gia cầm), 17.01 (đường), 24.01 (lá thuốc lá) và 25.01 (muối) áp dụng hạn ngạch thuế quan.
Thuế suất áp dụng cho giai đoạn 2022-2027: Áp dụng nguyên tắc tương tự như đối với thuế xuất khẩu ưu đãi, theo đó: (i) Mexico áp dụng thuế suất theo lộ trình cắt giảm bắt đầu từ năm thứ nhất; (ii) Các nước Australia, Canada, Nhật Bản, New Zealand, Singapore và Peru áp dụng thuế suất theo lộ trình cắt giảm bắt đầu từ năm thứ hai. Đối với hàng hóa từ khu phi thuế quan của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường trong nước, để đảm bảo lợi ích cho các doanh nghiệp trong khu phi thuế quan của Việt Nam, Bộ Tài chính đề xuất áp dụng lộ trình bắt đầu từ năm thứ hai (như áp dụng đối với các nước Australia, Canada, Nhật Bản, New Zealand, Singapore và Peru).
Những vấn đề có liên quan đến biểu thuế hiệp định CPTPP và những thông tin cần thiết khác đã được trình bày cụ thể và chi tiết trong bài viết. Khi nắm được thông tin về biểu thuế hiệp định CPTPP sẽ giúp chủ thể nắm được vấn đề một cách chính xác và rõ rang hơn.
Nếu quý khách hàng vẫn còn thắc mắc liên quan đến biểu thuế hiệp định CPTPP? cũng như các vấn đề có liên quan, hãy liên hệ ngay với ACC.
Công ty luật ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.
Nội dung bài viết:
Bình luận